Kết quả sản xuất kinh doanh tương

Một phần của tài liệu Vai trò của nghề làm tương đối với kinh tế nông nghiệp của huyện nam đàn tỉnh nghệ an (Trang 57 - 61)

- Thời gian lao động trong tháng, năm: Là thời gian lao động bình quân mà hộ sử dụng để sản xuất ở các thời gian tương ứng.

4.3.2Kết quả sản xuất kinh doanh tương

PHẦN 4: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN

4.3.2Kết quả sản xuất kinh doanh tương

* Chi phí sản xuất của các hộ điều tra Biểu 4.4 Chi phí sản xuất tương của hộ năm 2009

Chỉ tiêu Hộ loại I Hộ loại II

GT (ngđ) CC (%) GT (ngđ) CC (%) Tổng chi phí 384654 100,00 198085 100,00 1. Chi phí vật chất 308781 80,28 172555 87,11 - Đậu loại I 220200 71,31 96960 56,19 - Đậu loại II 25780 8,35 21485 12,45 - Muối 34551 11,19 37860 21,94 - Chai lọ 1000 0,32 200 0,12 - Nếp 25000 8,10 15000 8,69 - Chất đốt 2250 0,73 1050 0,61 2. Chi phi dịch vụ 4940 1,28 2030 1,02 - Điện 3940 79,76 1680 82,76 - Vận chuyển 1000 20 350 17,24 3.Chi phí lao động 66133 17,19 21000 10,6 - LĐ thường xuyên 46288 69,99 - - - LĐ thời vụ 19845 42,87 21000 100,00 4. Chi phí khác 4800 1,25 2500 1,26

(Nguồn: Tổng hợp từ số liệu điều tra)

Đối với bất kỳ đơn vị sản xuất kinh doanh nào cũng đều quan tâm đến chi phí bỏ ra phục vụ sản xuất. Song đối vơi ngành nghề thủ công, đặc biệt là ngành nghề nông thôn đang dần phục hồi trong giai đoạn hiện nay thì chi phí đầu tư cho sản xuất cũng là một vấn đề cần phải xem xét. Đó là vấn đề đáng quan tâm khi xét đến hiệu quả sản xuất kinh doanh và lợi nhuận thu dược của các loại hộ. Đối với làm tương nguyên liệu chủ yếu là các sản phẩm từ nông nghiệp.

Kết quả điều tra thu được ở biểu 4.4 cho thấy: Các loại hộ khác nhau thì mức đầu tư cho sản xuất tương khác nhau. Hộ loại I có quy mô sản xuất lớn nên đầu tư cũng lớn hơn so với hộ loại II. Chi phí vật chất luôn chiếm tỷ trọng lớn nhất trong tổng chi phí của hộ, chiếm khoảng 80,28% ở các loại hộ. Trong đó chi phí về nguyên liệu chính như đậu tương, muối, nếp vẫn là lớn nhất. Ở đây các hộ sử dụng 2 loại đậu tương là đậu tương Nam Đàn và đậu tương hè.

Tuy Nam Đàn là một huyện tương đối thuần nông nhưng nguồn nguyên liệu cho sản xuất tương cũng gặp nhiều khó khăn. Bởi vì để sản xuất được tương ngon thì cần nguyên liệu là đậu tương xuân gốc Nam Đàn, nhưng loại đậu tương này do năng suất thấp lại khó trồng, và chỉ phù hợp với đất ven sông Lam chạy từ huyện Hưng Nguyên lên đầu huyện Anh Sơn. Vì vậy loại đậu này rất khó để mua được. Những gia đình có điều kiện về nguồn vốn thì mới đủ sức mua nguồn nguyên liệu lúc mùa thu hoạch rộ lên và những gia đình tự sản xuất được đậu đó thì mới có để dự trữ cho cả năm, đó chính là đậu loại I, phần lớn loại đậu này được hộ loại I sử dụng chiếm 71,31% trong tổng chi phí vật chất của hộ. Còn sử dụng loại đậu tương hè giá thành rẻ hơn dễ dàng mua hơn nhưng chất lượng lại không ngon bằng đó chính là đậu loại II. Đối với hộ loại II họ dùng đồng thời cả 2 loại đậu. Bởi thứ nhất họ không có vốn dồi dào như hộ loại I, mặt khác họ vừa làm tương vừa làm nông nghiệp nên đầu tư cho làm tương không nhiều. Nguyên liệu chính thứ 2 là nếp. Muối phải dùng loại muối tinh, trắng sạch, không lẫn tạp chất đặc biệt không dùng muối iốt.

Chưa có nơi sản xuất chai lọ phục vụ cho việc đóng gói ổn định lâu dài. Hầu như người sản xuất tương phải mua phế phẩm chai lọ đựng dầu ăn hoặc nước khoáng, tỷ lệ này chiếm tới 60,3% chỉ có 21,7% hộ đặt chai ở nhà máy và có 18% hộ vừa tận dụng chai phế phẩm vừa đặt chai ở nhà máy. Những hộ loại I thì chủ yếu sử dụng chai lọ được đặt từ nhà máy, có nhãn mác kèm theo còn hộ

loại II chủ yếu sủ dụng chai lọ là phế phẩm, vì vậy phần chi phí này của hộ loại I (0,32%) chiếm tỷ lệ lớn hơn hộ loại II (0,12%).

Làm tương phải có công đoạn đun nấu. Theo điều tra cho thấy các loại hộ chủ yếu là dùng than để đun nấu, chi phí này ở hộ loại I và hộ loại II chiếm 0,73% và 0,61% trong tổng chi phí vật chất.

Chi phí dịch vụ bao gồm chi phí về điện và chi phí xay xát đậu tương, nếp, còn chi phí dịch vụ khác hầu như không tính, trong đó chi phí về điện chiếm tỷ lệ lớn. Các hoạt động quảng cáo marketinh sản phẩm hầu như không diễn ra ở các hộ vì hộ gia đình ít vốn, chưa quen với việc đầu tư cho các sản phẩm dịch vụ làng nghề. Đây là một điểm đáng chú ý để khắc phục vì đối với các công ty họ rất chú ý đến chi phí dịch vụ này, làm cho doanh thu, lợi nhuận của họ cao hơn nhiều so với các hộ gia đình.

Chi phí đầu tư cho việc thuê lao động tương dối cao. Trong đó bao gồm lao động thường xuyên và lao động thời vụ tại hộ loại I và lao động thường xuyên chiếm tỷ lệ lớn, hộ loại II chỉ thuê lao động thời vụ. Nguyên nhân là do hộ loại I có quy mô lớn cần nhiều lao động lâu dài để phục vụ quá trình sản xuất, còn hộ loại II do có quy mô nhỏ nhiều khi quá trình sản xuất bị gián đoạn, không thường xuyên nên hộ có nhu cầu thuê lao động thời vụ.

Chi phí khác ở đây như khấu hao tài sản như xoong nồi, chum đựng, máy xay xát...Chum đựng tốt ở đây có thể dùng 10 đến 15 năm.

Tóm lại chi phí cho sản xuất tương cũng khá lớn, nó đòi hỏi các hộ phải có vốn đầu tư mua sẵm trang thiết bị nguyên liệu, chi phí dịch vụ, trả tiền công lao động...Vì vậy vốn là yếu tố quan trọng, việc quản lý và sử dụng vốn thế nào cho có hiệu quả là một việc làm quan trọng đối với các hộ gia đình nói riêng và cả làng nghề nói chung. Có như vậy quy mô làng nghề mới được mở rộng phát triển một cách bền vững và có hiệu quả.

* Kết quả sản xuất của các hộ điều tra

Biểu 4.5 Kết quả sản xuất kinh doanh tương của hộ năm 2009

Chỉ tiêu Hộ loại I Hộ loại II

SL (lít) GT (Ngđ) SL (lít) GT (Ngđ) I. Tổng GTSX 25000 410000 15000 203000 1. Tương loại 1 20000 360000 8000 144000 2. Tương loại 2 5000 50000 7000 59500 II. TNHH 31150 13395 III. Một số chỉ tiêu 1. GTSX/CP - 1,08 - 1,07 2. TN/LĐ/năm - 12644 - 4391,8

(Nguồn: Tổng hợp từ phiếu điều tra)

Trong khi doanh thu mỗi năm tăng lên thì chi phí sản xuất tương giảm đi do đặc điểm của nghề sản xuất tương là tận dụng các dụng cụ làm tương, chi phí một lần dùng được cả khi đã hết khấu khao như các loại chum đựng tương, dụng cụ xay, nghiền đỗ theo phương pháp truyền thống xa xưa ở các hộ sản xuất nhỏ. Do đó lợi nhuận thu được ngày một tăng lên. Do làm từ 2 loại đậu khác nhau nên có 2 loại tương khác nhau và bán với giá khác nhau. Tương loại 1 là tương được làm từ đậu tương Nam Đàn, được người sản xuất bán với giá khoảng 18000 đồng/lít. Tương loại 1 ngon và ngọt hơn tương loại 2, được bày bán nhiều hơn.

Qua biểu 4.5 ta thấy: hộ loại I bình quân hàng năm sản xuất được 25000 lít, trong đó có 20000 lít đậu tương loại 1 và 5000 lít đậu tương loại 2. Như vậy tương loại 1 được sản xuất nhiều gấp 4 lần tương loại 2. Đó là do hộ loại I có điều kiện về vốn nên họ chủ động trong việc mua dự trữ đậu tương loại 1. Mặt khác hộ làm ăn kinh doanh lớn nơi tiêu thụ là các khách sạn, nhà hàng, các khu du lịch…nên chất lượng tương cần phải đảm bảo ngon ngọt để tiêu thụ hàng tốt. Giai đoạn hiện nay giá của các mặt hàng trên thị trường tăng nhanh nên giá của

sản phẩm cũng tăng đáng kể. Theo điều tra tương loại 1 chủ yếu được tiêu thụ vào các nhà hàng, khách sạn, đem bán ở quê nội, quê ngoại Bác Hồ. Tương loại 2 được bán vào các nhà hàng nhỏ, người dân tiêu dùng trong huyện, bởi giá cả phù hợp với người dân hơn (10000 đồng/lít) mà chất lượng tương cũng khá đảm bảo. Như vậy thu nhập từ nghề làm tương là tương đối cao ở hộ loại I.

Hộ loại II cũng sản xuất cả 2 loại tương là tương loại 1 và tương loại 2. Sản lượng hàng năm của hộ là 15000 lít ít hơn hẳn hộ loại I. Do hộ loại II vừa làm nông nghiệp vừa làm tương nên làm tương chưa được chú trọng, hộ chỉ làm nhiều vào lúc mùa vụ chính nên sản lượng chưa cao. Bên cạnh đó hộ không đầu tư nhiều như hộ loại I nên lượng tương loại 1 cũng làm được ít hơn hẳn (8000 lít), và chủ yếu sử dụng đậu tương mà hộ tự trồng được chỉ phải mua ngoài với số lượng ít. Tương loại 1 này cũng được bán vào các nhà hàng hoặc hộ đi nhập cho các hộ kinh doanh hàng hóa lớn ở thành phố Vinh. Tương loại 2 làm được 7000 lít, giá bán loại tương này khá linh động từ 8500 đồng/lít. Những hộ này thường mang ra chợ trong làng để bán nên giá cả không cứng như ở hộ chiêm. Nhìn chung thu nhập của lao động cũng như lợi nhuận của hộ loại II thấp hơn hộ loại I. Đó là do sản xuất tương với khối lượng sản phẩm càng lớn thì lợi nhuận sẽ càng cao. Như vậy nếu mạnh dạn và chịu khó đầu tư thì nghề sản xuất tương cũng là nghề mang lại lợi nhuận rất cao so với các nghề khác.

Một phần của tài liệu Vai trò của nghề làm tương đối với kinh tế nông nghiệp của huyện nam đàn tỉnh nghệ an (Trang 57 - 61)