Tình hình chung của các hộ điều tra

Một phần của tài liệu Vai trò của nghề làm tương đối với kinh tế nông nghiệp của huyện nam đàn tỉnh nghệ an (Trang 55 - 57)

- Thời gian lao động trong tháng, năm: Là thời gian lao động bình quân mà hộ sử dụng để sản xuất ở các thời gian tương ứng.

4.3.1Tình hình chung của các hộ điều tra

PHẦN 4: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN

4.3.1Tình hình chung của các hộ điều tra

Biểu 4.3 Tình hình chung về hộ điều tra ở huyện Nam Đàn

Chỉ tiêu ĐVT Hộ loại I Hộ loại II Hộ loại III BQC

1. Số hộ điều tra Hộ 15 30 15 20 2. Tuổi BQ hộ 41 37 47 41,76 3. Trình độ VH chủ hộ % - Cấp I “ 7 7 20 11,33 - Cấp II “ 33 50 60 47,67 - Cấp III “ 60 33 20 37,67

4. Số nhân khẩu/hộ Người 4,48 5,27 4,6 4,78

5. Số LĐ BQ/hộ “ 2,46 3,05 2,96 2,82 6. Đất - Đất canh tác M2 1022,4 2578 1200,13 - Đất ở “ 92,45 100,4 104,76 99,2 - Đất ngành nghề “ 40,2 25,3 21,83 - Đất chuồng trại “ 10,33 11,25 7,19

(nguồn: Tổng hợp từ số liệu điều tra)

Qua bảng 4.3 ta thấy: Về trình độ văn hóa của chủ hộ thì giữa các loại hộ đều có sự khác nhau. Nhìn chung trình độ học vấn của các chủ hộ vẫn còn hạn chế, cao nhất cũng chỉ mới tới Trung học phổ thông. Tỷ lệ chủ hộ có trình độ văn hóa cấp II là lớn nhất trong các loại hộ, bình quân chung của các loại hộ là 47,67%. Tỷ lệ hộ có trình độ văn hóa cấp I là thấp nhất bình quân chung của các loại hộ là 11,33%. Trong đó, hộ loại I có tỷ lệ chủ hộ có trình độ văn hóa cấp III cao nhất tiếp đến là hộ loại II và cuối cùng là hộ loại I.

Hộ loại II là hộ vừa sản xuất tương đồng thời vừa sản xuất nông nghiệp, do đó số lượng lao động, nhân khẩu bình quân/hộ là lớn nhất (5,27 nhân khẩu/hộ

và 3,05 lao động/hộ). Bởi vừa làm tương vừa làm nông nghiệp lượng công việc khá nhiều nên cần nhiều lao động. Còn số nhân khẩu, số lao động trong hộ loại I và hộ loại III ở mức bình thường. Hộ loại I (4,48 nhân khẩu/hộ, 2,46 lao động/hộ) và hộ loại III (4,6 nhân khẩu/hộ, 2,96 lao động/hộ). Nhìn chung lực lượng lao động ở địa bàn như vậy là khá dồi dào, đó là một thế mạnh của huyện. Số người này có thể tham gia sản xuất nông, lâm nghiệp vừa có thể lao động ngành nghề, dịch vụ để phát triển kinh tế xã hội.

Tình hình đất đai trong các loại hộ điều tra cũng có sự khác nhau. Đất canh tác trong các loại hộ ở mức bình thường. Hộ loại I hoàn toàn không có đất canh tác do một số hộ làm nghề, dịch vụ đã không nhận ruộng hoặc một số đã trả lại ruộng, không tham gia sản xuất nông nghiệp mà chỉ tập trung vào sản xuất ngành nghề, cung cấp dịch vụ. Bình quân mỗi hộ làm nông nghiệp có 1200,13m2

(2,4 sào). Như vậy là vẫn còn ít nó làm hạn chế khả năng phát triển sản xuất nông nghiệp trong các hộ điều tra nói riêng và trong cả huyện nói chung. Nghề làm tương phát triển đã làm thu hẹp diện tích đất thổ cư. Các hoạt động sản xuất tương và chăn nuôi của hộ được tiến hành ngay trên đất thổ cư. Do vậy đất thổ cư bao gồm đất ở, đất ngành nghề và đất chăn nuôi. Đât ở trong các hộ điều tra cũng khá chật hẹp, bình quân là 99,2m2/hộ. Cao nhất là hộ loại III (104,76m2) và thấp nhất là hộ loại I (92,45m2). Điều này là vì các hộ loại III không làm tương nên toàn bộ diện tích đất ở không bị ảnh hưởng. Còn các hộ loại I dành một phần lớn đất thổ cư cho việc phát triển sản xuất tương. Trong các hộ loại II diện tích dành cho chăn nuôi hạn chế chỉ có 10,33m2. Nó làm hạn chế khả năng phát triển sản xuất chăn nuôi trong các hộ điều tra.

Hiện nay Đảng và nhà nước cùng các cấp lãnh đạo tại địa phương đã chú trọng hơn trong đầu tư cho sản xuất, cở sở hạ tầng nông thôn nhằm nâng cao trình độ dân trí tại khu vực này, đồng thời kết hợp thúc đẩy phát triển kinh tế xã hội của huyện.

Một phần của tài liệu Vai trò của nghề làm tương đối với kinh tế nông nghiệp của huyện nam đàn tỉnh nghệ an (Trang 55 - 57)