- Thời gian lao động trong tháng, năm: Là thời gian lao động bình quân mà hộ sử dụng để sản xuất ở các thời gian tương ứng.
PHẦN 4: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN
4.2.1 Thực trạng sản xuất ngành trồng trọt
Biểu 4.1 Tình hình sản xuất trồng trọt của huyện qua 3 năm
Chỉ tiêu ĐVT 2007 2008 2009 So sánh (%) 08/07 09/08 BQ 1. Diện tích Ha - Lúa xuân “ 6262 6339 6459 101,23 101,89 101,56 - Lúa hè thu 6066 6021 5998 99,26 99,26 99,44 - Đậu tương “ 180 245 336 136,11 137,14 136,63 2. Năng suất Tạ/ha
- Lúa xuân “ 58 62 64 106,90 103,23 105,05 - Lúa hè thu “ 45 51 58 113,33 113,73 113,53 - Đậu tương “ 4,2 4,7 5,5 111,9 117,02 114,43 3. Sản lượng Ta - Lúa xuân “ 36320 39302 41338 108,21 105,18 106,68 - Lúa hè thu “ 27297 30707 34788 112,49 113,29 112,89 - Đậu tương “ 756 1151,5 1848 152,31 160,49 156,35
(Nguồn: phòng thống kê huyện)
Nam Đàn là mảnh đất địa linh nhân kiệt. Tự hào là nơi sinh ra vị lãnh tụ kính yêu của dân tộc, danh nhân văn hóa kiệt xuất của thế giới, chính quyền và nhân dân nơi đây luôn nổ lực phấn đấu làm giàu cho quê hương, xứng đáng với long mong mỏi của nhân dân cả nước. Thế mạnh của Nam Đàn là nông nghiệp, vì vậy những năm qua ngành trồng trọt của huyện đã phát triển khá mạnh mẽ. Đất canh tác của huyện được trồng chủ yếu 2 vụ lúa chính là lúa xuân và lúa hè thu, mấy năm gần đây huyện còn triển khai cho người dân trồng cấy đậu tương. Tình hình sản xuất ngành trồng trọt của huyện được thể hiện qua biểu 4.1:
Qua biểu trên ta thấy: đối với lúa vụ xuân, diện tích gieo trồng tăng lên hàng năm. Về năng suất cũng tăng lên rõ rệt. Do diện tích và năng suất tăng nên sản lượng qua 3 năm cũng tăng mạnh. Khác với lúa vụ xuân, diện tích lúa vụ hè thu hàng năm đều giảm. Về năng suất vụ hè thu tuy có tăng lên hàng năm nhưng vẫn thấp hơn hẳn so với vụ xuân. Tuy diện tích hàng năm giảm nhưng do năng suất tăng mạnh nên sản lượng hàng năm vẫn tăng. Bình quân 3 năm tăng 13,53%.
Nhìn chung năng suất ở cả 2 vụ lúa đều tăng qua 3 năm. Đó là do hàng năm người dân đều nhận được hướng dẫn gieo trồng giống mới cho năng suật cao, chống chịu sâu bệnh tốt hơn. Giống lúa chính được gieo trồng hàng năm là: Tạp Giao, Khang Dân…Ngoài ra trong huyện còn trồng giống lúa đặc biệt là Nếp và Tám Thơm, có chất lượng cao. Những giống lúa đặc biệt này có xu hướng gieo trồng ngày càng nhiều, bởi đời sống người dân ngày càng được nâng cao, tuy nhiên những giống lúa đặc biệt này phải đầu tư thâm canh nhiều thì mới cho năng suất cao. Bên cạnh đó những năm gần đây người dân đã áp dụng nhiều biện pháp kỹ thuật vào gieo trồng và chăm sóc. Mặt khác người dân càng đầu tư về phân bón cũng như công chăm sóc nhiều hơn. Trong tổng diện tích lúa thì diện tích lúa xuân chiếm tỷ lệ nhiều hơn, đó là do vụ xuân kéo dài từ tháng 12 đến tháng 4 lúc này thời tiết nắng ấm thuận lợi cho việc trồng lúa, không nhiều sâu bệnh như ở những vụ khác, công tác chăm sóc thu hoạch được dễ dàng hơn. Còn vụ hè thu từ tháng 4 đến tháng 8 thời tiết nắng nóng khô hạn, lúa thường bị sâu bệnh nhiều, công tác chăm sóc cũng như thu hoạch gặp nhiều khó khăn hơn. Vì vậy người dân chủ yếu tập trung gieo trồng vào vụ xuân. Mặt khác nghề làm tương trong huyện ngày càng phát triển thu hút nhiều lao động cũng như vôn đầu tư vào ngành nghề nhất là vào lúc từ tháng 4 đến tháng 6 đúng vào vụ tương chính.
Một loại cây trồng chính quan trọng của huyện nữa đó là cây đậu tương. Khác với diện tích trồng lúa, diện tích trồng đậu tương ngày càng tăng mạnh.
Bình quân 3 năm tăng 36,63%. Về năng suất toàn huyện nhìn chung có tăng nhưng vẫn còn thấp. Bình quân 3 năm tăng 14,43%. Năng suất như vậy là còn thấp do những năm trước người dân chưa quan tâm đến việc thâm canh đặc biệt là sử dụng giống lâu ngày chưa được tuyển chọn. Tiềm năng, năng suất giống đậu tương Nam Đàn là giống năng suất không cao, từ năm 2009 người dân đã bắt đầu đưa những giống mới vào sản xuất nên năng suất bắt đầu tăng lên. Do diện tích và năng suất đều tăng nên sản lượng qua 3 năm tăng mạnh, bình quân 3 năm tăng 56,35%. Cả diện tích, năng suất, sản lượng đều tăng chủ yếu là do nghề làm tương trong những năm gần đây phát triển mạnh nhu cầu tiêu dùng đậu tương ngày càng nhiều nên người dân đã thay một số cây trồng như ngô, lạc…bằng cây đậu tương làm tăng diện tích. Bên cạnh đó giờ đây người dân đã chú trọng vào đầu tư chăm sóc, bắt đầu đưa vào sử dụng giống mới làm tăng năng suất.
Như vậy, tình hình sản xuất trồng trọt của huyện phát triển khá tốt. Khi kinh tế xã hôi phát triển thì đời sồng nhân dân được cải thiện, chất lượng cuộc sống được nâng cao. Trong huyện hiện nay nhân dân không chỉ có nhu cầu ăn “no” mà còn có nhu cầu ăn “ngon” thì các giống lúa có năng suất cao dần được thay thế bằng các giống lúa đặc biệt như Tám Thơm, Nếp và một số giống lúa có chất lượng cao khác. Mặt khác khi nghề làm tương phát triển nhu cầu tiêu dùng đậu tương ngày càng nhiều nên người dân đã thay thế một số loại cây trồng như diện tích Ngô, Lạc…bằng cây đậu tương làm cho diện tích trồng đậu tương ngày càng tăng.