- Thời gian lao động trong tháng, năm: Là thời gian lao động bình quân mà hộ sử dụng để sản xuất ở các thời gian tương ứng.
PHẦN 4: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN
4.3.6 Vai trò của nghề làm tương đối với chăn nuô
Với một lượng đậu tương và lượng nếp dùng làm tương nhiều như vậy thì lượng chất phụ phẩm từ sản xuất tương thải ra là không nhỏ. Qua điều tra được biết 100% hộ loại II sử dụng phụ phẩm từ sản xuất tương cho chăn nuôi mà chủ yếu là lợn. Hộ loại I do không chăn nuôi nên họ bán hoặc trả công cho các gia đình khác có lao động làm thuê cho họ (67% hộ) và có một số hộ thì cho các gia đình anh em lân cận phục vụ cho việc chăn nuôi. Dưới đây là một số thức ăn chính dùng trong vòng 1 tháng cho 1 con lợn 50kg mà chúng tôi tìm hiểu được:
Biểu 4.12 Cơ cấu thức ăn cho chăn nuôi ở các hộ điều tra
GT(ngd) (ngd) CC (%) GT (ngd) CC (%) III/II (lần) Tổng 855 100,00 690 100,00 0,81
1. Cám TACN đi mua 375 43,86 120 17,39 0,32
2. Rau xanh 150 17,54 300 43,48 2
3. sản phẩm phụ từ làm tương 150 17,54 35 5,1 0,23
4. Ngô, gạo 180 21,05 240 34,78 1,33
(Nguồn: Tổng hợp từ phiếu điều tra)
Trong kinh tế nông nghiệp thì chăn nuôi đống vai trò rất quan trọng trọng. Đối với huyện thuần nông như huyện Nam Đàn, đa số người dân làm nông nghiệp thì chăn nuôi lại càng quan trọng. Phụ phẩm chủ yếu của sản xuất tương là vỏ đậu và nước nếp. Trong quá trình sản xuất có giai đoạn làm sạch vỏ, khi rang đậu xong xay vỡ hạt đậu và sảy sạch vỏ, còn nếp trước khi nâu thành xôi ta phải vò thật kỹ để mốc được sạch và trắng. Vỏ đậu và nước nếp đó người sản xuất dùng để chăn nuôi lợn, trâu bò. Đây là phụ phẩm tốt nếu dùng đứng mục đích thì nó vừa mang lại hiệu quả kinh tế cao vừa không làm ảnh hưởng tới môi trường xung quanh.
Qua bảng cơ cấu thức ăn cho chăn nuôi ta thấy: Những loại thức ăn chính cho chăn nuôi ở đây gồm thức ăn tinh đi mua đó là các loại cám dùng cho chăn nuôi, rau xanh, sản phẩm phụ từ làm tương, sản phẩm từ trồng trọt. Tổng chi phí cho chăn nuôi ở các loại hộ khác nhau là khác nhau. Hộ loại III có tổng đầu tư bằng 0,81 lần hộ loại II.
Đối với thức ăn tinh đi mua là loại thức ăn tốt được mua ở nhà máy với giá tương đối cao. Hộ loại III sử dụng ít đơn vị thức ăn này hơn hộ loại II (bằng 0.32 lần). Loại thức ăn thứ 2 đó là rau xanh. Trong nông thôn hầu như nhà nào cũng có vườn trồng rau vì vậy đây là loại thức ăn có sẵn rất dễ tìm. Đối với hộ loại II một phần đất vườn dành để làm nơi đựng chum tương nên phần vườn còn lại là rất it, nhiều khi rau xanh cũng phải đi mua nên loại thức ăn này ở hộ loại II
là 150 ngàn đồng chiếm 17,54% tổng chi phí thức ăn. Hộ loại III có vườn rộng, ngoài ra hộ còn có thời gian đi cắt rau cỏ ngoài đồng ruộng nên loại thức ăn này ở hộ lớn 300 ngàn đồng chiếm 43,48% tổng chi phí thức ăn, gấp 2 lần hộ loại II.
Đặc biệt loại thức ăn thứ 3 là sản phẩm phụ từ làm tương gồm vỏ đậu và nước nếp. Như ta đã biết đậu tương là loại thực phẩm giàu chất đạm, protein. Còn nước nếp cũng là loại thực phẩm chứa nhiều chất dinh dưỡng không kém, gạo nếp chứa các thành phần nước, protein, gluxit, lipit.
Hộp 4.1: Sản phẩm phụ từ làm tương rất tốt…
Sản phẩm phụ từ làm tương là vỏ đậu và nước nếp rất tốt cho chăn nuôi lợn, trâu bò. Nhờ có thêm sản phẩm phụ từ làm tương không những gia đình tôi đỡ đi phần nào tiền mua thức ăn chăn nuôi ở nhà máy mà lợn, bò nhà tôi cũng nhanh béo hơn hẳn.
Chị Nguyễn Thị Nguyệt, 45 tuổi, xã Vân Diên
. Qua trò chuyện có thể thấy sản phẩm phụ từ làm tương rất tốt cho chăn nuôi, nó có thể thay thế một phần nào đó thức ăn khác như thức ăn tinh.
Hộ loại III do không làm tương nên sản phẩm phụ từ làm tương là không có chỉ có ít một số nhà là đi làm thuê cho hộ loại I rồi trừ tiền công hoặc hộ đó cho, một vài hộ nữa thì đi mua. Vì vậy hộ này chỉ có 35 ngàn đồng loại thức ăn này. Các hộ loại II có thêm loại thức ăn này thì có thể giảm một lượng lớn lượng thức ăn khác trong cơ cấu mà vẫn đảm bảo chất lượng thức ăn bởi đây là loại thức ăn tốt cho chăn nuôi. Nó vừa là thức ăn tình vừa là thức ăn xanh.
Loại thức ăn thứ 4 là sản phẩm từ trồng trọt gồm lúa gạo, ngô chiếm một lượng lớn trong tổng chi phí thức ăn. Loại thức ăn này thì hộ làm nông nghiệp có sẵn hơn hộ loại II.
Tóm lại thì nghề làm tương đã đóng góp phần không nhỏ vào chăn nuôi. Nó cung cấp một loại thức ăn rất tốt cho lợn gà, trâu bò góp phần làm tăng năng suất cũng như sản lượng của trâu bò, làm cho ngành chăn nuôi ngày càng phát triển. Điều quan trọng nữa là nó giúp các hộ gia đình có thể giảm đầu tư vào những loại thức ăn khác mà chất lượng thức ăn vẫn đảm bảo.