Tài nguyên rừng: Nam Đàn hiện có khoảng 7531,77 ha rừng trồng chiếm 25,02% tổng diện tích tự nhiên Rừng trồng chủ yếu bởi 3 loại cây:

Một phần của tài liệu Vai trò của nghề làm tương đối với kinh tế nông nghiệp của huyện nam đàn tỉnh nghệ an (Trang 29 - 34)

chiếm 25,02% tổng diện tích tự nhiên. Rừng trồng chủ yếu bởi 3 loại cây: Thông, Bạch Đàn, Tràm lá keo.

+ Rừng phòng hộ: có diện tích 3654,54 ha chủ yếu là thông, độ che phủ > 30%, tập trung ở khu vực đầu nguồn, địa hình dốc thuộc dãy núi Đại Huệ, Thiên Nhẫn. + Rừng sản xuất: có diện tích 300,2 ha được trồng chủ yếu là Bạch Đàn.

+ Rừng đặc dụng: có diện tích là 501,3 ha ở 2 khu vực là khu lăng mộ Thân Mẫu Chủ tịch Hồ Chí Minh và khu di tích núi chung được nhà nước đầu tư, tôn tạo và bảo vệ với nhiều chủng loại cây phong phú.

3.1.1.5 Đánh giá chung về điều kiện tự nhiên

* Thuận lợi: với đặc điểm về vị trí địa lý, điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên như trên huyện Nam Đàn có nhiều điều kiện thuận lợi để phát triển kinh tế xã hội.

- Là huyện chỉ cách thành phố Vinh 20 km có đường quốc lộ 46 và đường 15A đi qua đã tạo cho Nam Đàn nhiều điều kiện thuận lợi trong giao lưu kinh tế, trao đổi hàng hóa với nước ngoài. Có điều kiện để tiếp thu những thành tựu tiến bộ khoa học kỹ thuật để phát triển kinh tế đa dạng và phong phú.

- Một số điều kiện tự nhiên như số giờ nắng, nguồn nước dồi dào, chất lượng tốt là điều kiện thuận lợi cho cây trồng sinh trưởng phát triển.

- Lượng đất phù sa ở vùng đồng bằng do con sông Lam quanh bồi đắp hàng năm là tiềm năng cho sản xuất nông nghiệp của huyện.

* Khó khăn: Bên cạnh những thuận lợi cũng có những khó khăn, hạn chế mà huyện phải gánh chịu.

- Chế độ khí hậu khắc nghiệt và phức tạp, đất đai có địa hình dốc (20,8% có độ dốc > 250) là nguyên nhân gây nên thiên tai như: lụt, bão, hạn hán, ngập úng…

- Với 37,47% diện tích đất trơ sỏi đá, độ phì thấp, độ dốc lớn là trở ngại lớn cho việc phát triển trồng rừng. Ngoài ra vẫn còn 15,82% loại đất khác: đất cát ven sông, đất phù sa xen đồi núi…địa hình mấp mô không thuận tiện cho sản xuất nông nghiệp.

- Lượng mưa phân bố không đều trong năm, thường tập trung vào những tháng mùa mưa, gây ngập úng. Mùa khô thì gây ra hạn hán lại kèm theo gió lào Tây nam khô nóng ảnh hưởng xấu đến sản xuất nông nghiệp.

3.1.2 Điều kiện kinh tế xã hội

3.1.2.1 Tình hình phân bố và sử dụng đất đai

Nam Đàn là một huyện có diện tích khá rộng trong tỉnh với tổng diện tích đất tự nhiên năm 2009 là 29399,38 ha. Trong đó diện tích đất nông lâm nghiệp năm 2008 tăng so với năm 2007 là do tổng diện tích đất tự nhiên tăng lên, còn năm 2009 có xu hướng giảm cả về số lượng và cơ cấu. Trong khi đó diện tích đất phi nông nghiệp lại có xu hướng tăng cả về số lượng lẫn cơ cấu. Có sự chuyển biến này là do huyện Nam Đàn cũng như các địa phương khác trong cả nước đang dần chuyển mình trong quá trình đô thị hóa, công nghiệp hóa của đất nước cũng như chịu sự tác động của áp lực tăng dân số ngày càng cao. Diện tích đất ở và đất chuyên dùng luôn có xu hướng tăng theo thời gian với tốc độ tăng bình quân trong 3 năm qua là một con số khá lớn (đất ở tăng 5.44%, đất chuyên dùng tăng 4.83%).

Biểu 3.1 Tình hình phân bố và sử dụng đất đai

Chỉ tiêu 2007 2008 2009 So sánh (%)

DT (ha) (%)CC DT (ha) (%)CC DT (ha) (%)CC 08/07 09/08 BQ Tổng DT đất tự nhiên 29377,74 100,00 29399,38 100,00 29399,38 100,00 100,07 100,00 100,04

I. Đất nông lâm nghiệp 19978,53 68,01 20029,84 68,13 19784,54 67,30 100,26 98,78 99,51

1. Đất SX nông nghiệp 12046,34 60,30 11952,23 59,67 11489,31 58,07 99,22 96,13 97,66

Đất trồng cây hàng năm 10124,44 84,05 10047,77 84,07 9578,19 83,37 99,24 95,33 97,26

Đất trồng cây lâu năm 1921,90 15,95 1904,46 15,93 1911,12 16,63 99,09 100,35 99,72

2. Đất lâm nghiệp 7351,77 36,80 7350,91 36,70 7357,29 37,19 99,99 100,09 100,04

3. Đất NTTS 500,72 2,51 637,78 3,18 980,36 4,96 127,37 153,71 139,93

4. Đất khác 79,70 0,40 88,92 0,44 157,58 0,80 111,57 177,22 140,61

II. Đất phi nông nghiệp 5972,22 20,33 6021,45 20,48 6325,48 21,52 100,82 105,05 102,92

1, Đất ở 759,76 12,72 833,16 13,84 844,69 13,35 109,66 101,38 105,44 2. Đất chuyên dung 3135,30 52,50 3157,51 52,44 3445,58 54,47 100,71 109,12 104,83 3. Đất khác 2077,16 34,78 2030,78 33,73 2035,21 32,17 97,77 100,22 98,99 III. Đất chưa sử dụng 3426,99 11,67 3348,09 11,39 3289,36 11,19 97,70 98,25 97,97 IV. Một số chỉ tiêu BQ BQ đất NN/hộ 0,54 0,54 0,53 99,69 98,75 99,22 BQ đất NN/khẩu 0,12 0,13 0,13 101,32 105,95 103,61

Trong cơ cấu đất nông nghiệp của huyện thì đất sản xuất nông nghiệp chiếm tỷ lệ cao nhất nhưng liên tục giảm qua 3 năm. Sự giảm xuống của đất sản xuất nông nghiệp chủ yếu là do sự giảm xuống của diện tích đất trồng cây hàng năm (từ 1921,9ha năm 2007 xuống còn 1911,12ha năm 2009). Trong khi đó đất lâm nghiệp thì hầu như không thay đổi qua 3 năm. Đó là do công tác giao đất, giao rừng được thực hiện tốt. Ban quản lý đã thực hiện tốt công tác trồng, chăm sóc, khoanh nuôi và bảo vệ rừng, công tác phòng chống cháy rừng, kiểm kê quy hoạch 3 loại rừng và đã xây dựng quy hoạch tái tạo rừng. Còn đất nuôi trồng thủy sản thì liên tục tăng lên. Tốc độ tăng bình quân 3 năm là 39,93%. Diện tích đất nuôi trồng thủy sản của huyện tăng lên là do ngày càng có nhiều trang trại được thành lập. Các hộ đã chuyển từ chăn nuôi nhỏ lẻ phân tán sang nuôi tập trung có quy mô lớn hơn, hình thành các trang trại, gia trại. Nuôi cá được phát triển khá đa dạng trong những năm gần đây. Các chính sách hỗ trợ phát triển của tỉnh, huyện như hỗ trợ chuyển đổi ruộng đất sang NTTS, hỗ trợ giá tôm giống, cá rô phi đơn tính đã tạo điều kiện và khuyến khích phát triển nuôi cá tập trung thâm canh. Ngoài ra việc đầu tư xây dựng hạ tầng nuôi cá ao hồ đã mang lại hiệu quả kinh tế cao, áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật vào nuôi trồng.

Như vậy về tình hình sử dụng đất đai của huyện đã có sự chuyển dịch theo hướng tích cực, phù hợp với quá trình CNH – HĐH của đất nước. Sự chuyển dịch này theo xu hướng không ngừng nâng cao hiệu quả sản xuất của người dân.

3.1.2.2 Tình hình dân số và lao động

Dân số và lao động là một trong những yếu tố quyết định quan trọng đến quá trình phát triển kinh tế xã hội của địa phương. Huyện Nam Đàn là một huyện nông nghiệp nên có nguồn lao động dồi dào.

Biểu 3.2 Tình hình dân số và lao động Chỉ tiêu ĐVT 2007 2008 2009 So sánh (%) SL (%)CC SL (%)CC SL (%)CC 08/07 09/08 BQ I. Tổng số hộ Hộ 36866 100 37177 100 37925 100 100,84 102,01 101,43 1. Hộ NN " 32168 87,26 31972 86,00 32216 84,95 99,39 100,76 100,07 2. Hộ kiêm " 1270 3,44 1575 4,24 1823 4,81 124,02 115,75 119,81 3. Hộ phi NN " 3428 9,30 3630 9,76 3886 10,25 105,89 107,05 106,47

Một phần của tài liệu Vai trò của nghề làm tương đối với kinh tế nông nghiệp của huyện nam đàn tỉnh nghệ an (Trang 29 - 34)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(111 trang)
w