PHẦN III: ĐẶC ĐIỂM ĐỊA BÀN NGHIÊN CỨU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

Một phần của tài liệu Vai trò của nghề làm tương đối với kinh tế nông nghiệp của huyện nam đàn tỉnh nghệ an (Trang 26 - 29)

PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

3.1 Đặc điểm địa bàn nghiên cứu

3.1.1 Điều kiện tự nhiên

3.1.1.1 Vị trí địa lý

Nam Đàn là huyện nửa đồng bằng nửa đồi núi, có diện tích tự nhiên gần 30000 ha, có chiều rộng 10Km từ Tây sang Đông, chiều dài 30Km từ Bắc xuống Nam. Trung tâm huyện cách thành phố Vinh 20Km. Tọa độ địa lý: từ 18030’ đến 18047’ vĩ độ Bắc. Và từ 105025’ đến 105025’ kinh độ Đông.

Ranh giới hành chính của huyện như sau: Phía Bắc giáp huyện Nghi Lộc

Phía Nam giáp huyện Đức Thọ và huyện Hương Sơn của tỉnh Hà Tĩnh Phía Tây giáp huyện Thanh Chương

Phía Đông giáp huyện Hưng Nguyên

3.1.1.2 Địa hình

Nam Đàn có địa hình đa dạng, nằm kẹp giữa 2 dãy núi Thiên Nhẫn ở phía Tây và dãy núi Đại Huệ ở phía Bắc tạo ra thung lũng, đồng bằng tam giác; có con sông Lam chảy dọc theo hướng từ Tây sang Đông chia huyện thành 2 vùng tả ngạn và hữu ngạn sông Lam.

Địa hình đồng bằng: bị chia cắt bởi sông Lam, sông Đào và có những quả đồi bát úp thấp và độc lập tạo nên những long chảo cục bộ nhỏ hẹp.

Địa hình đồi núi: Gồm khu vực sườn núi nam dãy núi Đại Huệ và khu vực sườn núi Đông – Bắc dãy núi Thiên Nhẫn. Địa hình bị chia cắt mạnh, có độ dốc lớn. Khu vực sườn nam dãy núi Đại Huệ có độ cao từ 200m – 455m, độ dốc trên 180 thích hợp cho việc trồng cây công nghiệp lâu năm.

3.1.1.3 Khí hậu và thời tiết

a, Chế độ nhiệt: Nhiệt độ trung bình hàng năm 23,90C. Tháng nóng nhất từ tháng 5 đến tháng 7 với nhiệt độ trung bình 28-290C, nhiệt độ cao nhất tuyệt đối 40,90C. Mùa lạnh được bắt đầu cùng với hoạt động của gió mùa Đông Bắc, thường có nhiệt độ trung bình dưới 200C. Lạnh nhất từ tháng 1 đến tháng 3. Nhiệt độ thấp nhất tuyệt đối 5,40C.

Biến trình nhiệt độ tăng đều từ tháng 1 đến tháng 7, sau đó giảm dần đến tháng 12. Từ tháng 4 trở đi, nhiệt độ tăng dần và đạt cực đại vào tháng 7, sau đó giảm dần đến tháng 12. Tổng tích ôn cả năm 87290C.

b, Bức xạ

Trong 1 năm, Nam Đàn có khoảng 1680-1700 giờ nắng, hầu như quanh năm tháng nào cũng có trên 50 giờ nắng. Tháng 5 đến tháng 7 có giờ nắng cao nhất và thường đạt 190-200 giờ. Tháng 2 trời âm u, nhiều mây, số giờ nắng chỉ khoảng 50-60 giờ. Từ tháng 5 trở đi có số lượng bức xạ trên 10Kclo/cm2/tháng. Thông thường đạt trị số cao nhất là 35,1Kclo/cm2. Tháng 2 âm u, nhiều mây nên bức xạ tổng cộng thấp nhất trong năm và chỉ đạt 3,7Kclo/cm2. Bức xạ tổng cộng trong năm trung bình hàng năm khoảng 106 - 110Kclo/cm2.

c, Độ ẩm

Độ ẩm không khí trung bình hàng năm phổ biến từ 84 - 86%. Ngay trong những tháng mùa hè khô nóng, độ ẩm không khí trung bình cũng lớn hơn 74%.

Trong thời kỳ mưa phùn, gió Bấc tháng 2, tháng 3 độ ẩm không khí trung bình 86 - 92%. Độ ẩm không khí thấp nhất tuyệt đối 15%, thường xảy ra vào thàng 10.

d, Chế độ mưa: Lượng mưa trung bình hàng năm là 1944,3 mm, lớn nhất khoảng 2600 mm và nhỏ nhất 1100 mm. Lượng mưa phân bổ không đều mà tập trung chủ yếu vào nửa cuối tháng 8 đến tháng 10, lượng mưa thấp nhất từ tháng 1 đến tháng 4.

e, Chế độ gió: Nam Đàn chịu ảnh hưởng lớn của gió mùa Đông Bắc và gió mùa Tây Nam. Gió mùa Đông Bắc thường gắn với không khí lạnh, bắt đầu từ cuối tháng 10 đến tháng 3 năm sau, trung bình mỗi năm có khoảng 28 đến 30 đợt và ở vào khoảng cấp 3 đến cấp 5. Tháng có nhiều nhất là tháng 1, trung bình 3,9 đợt. Gió mùa Đông Bắc làm hạ thấp nhiệt độ trung bình xuống 4 - 60C, có khi từ 8 đến 100C. Vào thời điểm tháng 1 đến tháng 3 có lúc nhiệt độ không khí xuống dưới 160C và dẫn đến xuất hiện rét đậm, rét hại ảnh hưởng có hại đến sinh trưởng của cây trồng, vật nuôi.

Gió mùa Tây Nam thường gây ra khô nóng, bắt đầu từ tháng 4 đến tháng 8 và thịnh hành trong các tháng 5, 6, 7. Trung bình hàng năm có 30 - 40 ngày có gió khô nóng, tháng 7 nhiều và có khoảng 5 - 10 ngày. Do ảnh hưởng của gió mùa Tây Nam nên lượng bốc hơi tăng, nên thường xảy ra hạn hán ảnh hưởng tới quá trình tổ chức sản xuất nông nghiệp.

Bão ở Nam Đàn bắt đầu xuất hiện vào tháng 8 đến tháng 10, bình quân hang năm có từ 2 - 4 cơn, thường ở mức cấp 8 - cấp 10, có năm xuất hiện bão cấp 14 (năm 1982). Bão vào thường kéo theo mưa to gây lũ lụt, ngập úng nhiều nơi trong huyện, ảnh hưởng lớn tới sản xuất nông nghiệp.

3.1.1.4 Tài nguyên thiên nhiên

a, Tài nguyên đất: đất đai huyện Nam Đàn có thể chia thành các nhóm chính sau:

+ Đất cát ven sông, cồn cát giữa sông: Diện tích 459,9 ha chiếm 1,69% phân bố thuộc các xã vùng bãi ven sông Lam.

+ Đất phù sa được bồi đắp của hệ thống sông Lam: diện tích 2448,9 ha chiếm 9,02% được phân bố dọc 2 bờ sông Lam.

+ Đất phù sa không được bồi đắp hàng năm: diện tích 10238,4 ha chiếm 37,69% tổng diện tích các loại đất, tập trung chủ yếu vào các xã chuyên canh cây lúa như: Hùng Tiến, Kim Liên, Nam Cát, Xuân Lâm, Hồng Long, Xuân Hòa…

+ Đất phù sa xen đồi núi: diện tích 421,8 ha chiếm 1,55% diện tích các loại đất. Đất có thành phần cơ giới thịt nhẹ hoặc cát pha, đất chua, độ phì kém (nghèo NPK). + Đất bạc màu trên phù sa cũ có sản phẩm feralit: diện tích 1847,7 ha chiếm 6,8% diện tích các loại đất. Phân bố tập trung ở các xã nằm ven dãy núi Đại Huệ như Nam Lĩnh, Nam Anh, Nam Nghĩa, Nam Thái và một phần ở Nam Giang. Đất thường có địa hình cao, chua, thành phần cơ giới lớp đất mặt là cát pha, khả năng giữ nước kém, nghèo dinh dưỡng.

+ Đất dốc tụ: diện tích 241,2 ha chiếm 0,89% tổng diện tích các loại đất, phân bố chủ yếu ở xã Nam Thanh và một phần nhỏ thuộc xã Khánh Sơn. Đất có thành phần cơ giới nhẹ (chủ yếu là cát pha) có sản phẩm feralit ở lớp đất sa.

+ Đất feralit biến đổi do trồng lúa nước: diện tích 1235,9 ha chiếm 4,88% diện tích các loại đất, phân bố tập trung tại các chân núi đồi thoải.

+ Đất feralit xói mòn trơ sỏi đá: diện tích 10179,9 ha chiếm 37,47% tổng diện tích các loại đất phân bố dọc theo 2 dãy núi Đại Huệ và Thiên Nhẫn, đất có tầng dày < 30 cm, lẫn nhiều đá sỏi (20 - 50g) tỷ lệ mùn thấp, độ dốc lớn (chủ yếu > 25%).

Một phần của tài liệu Vai trò của nghề làm tương đối với kinh tế nông nghiệp của huyện nam đàn tỉnh nghệ an (Trang 26 - 29)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(111 trang)
w