Vai trò của nghề làm tương đối với thu nhập

Một phần của tài liệu Vai trò của nghề làm tương đối với kinh tế nông nghiệp của huyện nam đàn tỉnh nghệ an (Trang 65 - 69)

- Thời gian lao động trong tháng, năm: Là thời gian lao động bình quân mà hộ sử dụng để sản xuất ở các thời gian tương ứng.

4.3.4Vai trò của nghề làm tương đối với thu nhập

PHẦN 4: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN

4.3.4Vai trò của nghề làm tương đối với thu nhập

Thu nhập phản ánh tình hình kinh tế, mức sống của hộ nói riêng và toàn huyện nói chung. Qua phân tích tổng hợp số liệu từ các hộ điều tra chúng ta có được cơ cấu thu nhập của hộ thể hiện ở biểu 4.7:

Biểu 4.7 Cơ cấu thu nhập

Chỉ tiêu Hộ loại I Hộ loại II Hộ loại III BQC So sánh (lần) GT

(tr.d) (%)CC (tr.d)GT (%)CC (tr.d)GT (%)CC (tr.đ)GT II/I III/II III/I Tổng thu nhập 60.67 100 38.27 100 20.36 100 39.77 0.63 0.53 0.34 1. Thu từ NN - - 8.76 23 18.99 93 9.25 - 2.17 - - Trồng trọt - - 3.37 9 10.57 52 4.65 - 3.14 - - Chăn nuôi - - 5.39 14 8.42 41 4.60 - 1.56 - 2. Thu từ nghề làm tương 39.01 64 18.46 48 - - 19.16 0.47 - - 3. Dịch vụ 21.66 36 9.85 26 - - 10.50 0.45 - - 4. Thu khác - - 1.2 3 1.37 7 0.86 - 1.14 - Một số chỉ tiêu 1. TN/khẩu/năm 13.54 - 7.26 - 4.43 - 8.41 0.54 0.61 0.33 2. TN/LĐ/năm 24.66 - 12.55 - 6.88 - 14.70 0.51 0.55 0.28

Bình quân chung của cả 3 loại hộ là 35,49tr.đ/năm. Giữa các loại hộ khác nhau thì cơ cấu thu nhập từ các ngành sản xuất là khác nhau. Đối với hộ loại I thì có thu nhập lớn nhất. Thu nhập của hộ chủ yếu từ làm tương và dịch vụ. Thu từ làm tương chiếm phần lớn (53%), hộ không tham gia sản xuất nông nghiệp. Một số hộ do trước đây khi chia ruộng không nhận ruộng hoặc có nhận nhưng trao lại cho người khác dưới các quan hệ: Cho mượn ruộng, bán ruộng. Nguồn thu từ hoạt động dịch vụ chiếm 37%. Đó là do một số hộ loại I được đầu tư đầy đủ máy móc trang thiết bị cho nên có thể đảm nhận được các khâu công việc mà hộ loại II không thể làm được do không có máy móc như xay đậu tương, xay nếp, xay mốc tương hoặc đó có thể là bán hàng tạp hóa...Hộ này có mức thu nhập khá cao so với mức thu nhập bình quân của lao động nông thôn nói chung và lao động trong huyện Nam Đàn nói riêng.

Hộ loại II có nguồn thu từ hoạt động sản xuất tương và sản xuất nông nghiệp, thu từ nghề làm tương khá lớn chiếm 40% tổng thu nhập của hộ. Sản xuất nông nghiệp ít được quan tâm hơn, các hộ tham gia sản xuất nông nghiệp chỉ với mục đích đảm bảo lương thực cho sinh hoạt hàng ngày, không mang tính chất sản xuất hàng hóa. Vì vậy thu nhập từ nông nghiệp của hộ chỉ chiếm 26% tổng thu nhập của hộ. Trong sản xuất nông nghiệp thì thu từ chăn nuôi (16%) chiếm tỷ lệ cao hơn trồng trọt (10%). Đó là do hộ tăng chăn nuôi để tận dụng những phụ phẩm từ làm tương. Mặt khác làm tương lấy đi một phần lớn thời gian trong ngày, trong tháng, trong năm của họ mà trồng trọt lại cần nhiều thời gian và công chăm sóc nên họ tập trung đầu tư vào chăn nuôi. Một số hộ còn làm thuê cho các hộ chuyên ngành nghề ở một số công đoạn nhất định hoặc làm thêm một số dịch vụ như may mặc... Những công việc này họ chỉ làm tranh thủ lúc thời gian rỗi, thời gian nghỉ ngơi. Nguồn thu này được tính vào hoạt động dịch

vụ của hộ. Ngoài ra hộ còn có những khoản khác (từ việc bán các dụng cụ làm tương lâu đã cũ…).

Đối với hộ loại III, thu nhập chính của hộ là sản xuất nông nghiệp. Tổng thu nhập của hộ bằng 0,24 lần hộ loại I và 0,4 lần hộ loại II. Trong cơ cấu thu nhập của ngành nông nghiệp thì thu từ trồng trọt chiếm tỷ lệ lớn hơn (chiếm 64%) so với chăn nuôi (chiếm 27%). Đối với hộ chăn nuôi chủ yếu chỉ là để phục vụ cho trồng trọt (trâu bò để kéo) hoặc để tận dụng sản phẩm từ trồng trọt.

Như vậy sản xuất tương ở Nam Đàn không chỉ góp phần đa dạng hóa thu nhập mà còn đem lại nguồn thu nhập cao cho các hộ sản xuất tương. Từ đó làm thay đổi cơ cấu thu nhập của hộ theo hướng tích cực: Giảm dần tỷ trọng thu nhập từ sản xuất nông nghiệp của hộ, tăng tỷ trọng thu nhập từ các hoạt động phi nông nghiệp, trong đó có sản xuất tương. Thu nhập của hộ cao làm cho đời sống cư dân trong nông thôn ngày càng được cải thiện về vật chất và tinh thần.

Một phần của tài liệu Vai trò của nghề làm tương đối với kinh tế nông nghiệp của huyện nam đàn tỉnh nghệ an (Trang 65 - 69)