Một số giải pháp nhằm nâng cao vai trò nghề làm tương đối với kinh tế nông nghiệp của huyện Nam Đàn.

Một phần của tài liệu Vai trò của nghề làm tương đối với kinh tế nông nghiệp của huyện nam đàn tỉnh nghệ an (Trang 84 - 87)

- Thời gian lao động trong tháng, năm: Là thời gian lao động bình quân mà hộ sử dụng để sản xuất ở các thời gian tương ứng.

PHẦN 4: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN

4.7.2 Một số giải pháp nhằm nâng cao vai trò nghề làm tương đối với kinh tế nông nghiệp của huyện Nam Đàn.

nông nghiệp của huyện Nam Đàn.

Chủ trương của nhà nước về CNH – HĐH nông nghiệp nông thôn đòi hỏi việc phát triển ngành nghề nói chung và làng nghề nói riêng là cấp bách và nhiệm vụ của toàn Đảng, toàn dân. Thực tế làm nông nghiệp trên địa bàn huyện Nam Đàn gặp rất nhiều khó khăn, việc phát triển nghề làm tương là yêu cầu bức thiết để tăng thu nhập của người dân, góp phần vào việc chuyển đổi cơ cấu kinh

tế nông thôn, đồng thời rút ra được nhiều kinh nghiệm cho quá trình xây dựng và phát triển làng nghề.

Căn cứ vào thực trạng phát triển nghề làm tương của huyện và mức độ ảnh hưởng của nghề làm tương đến kinh tế nông nghiệp của huyện, chúng tôi đưa ra một số giải pháp chủ yếu như sau:

- Tăng cường sử dụng nguyên liệu đậu tương, gạo nếp trên địa bàn huyện. + Về phía người sản xuất nguyên liệu cần mở rộng quy mô gieo trồng, tăng cường đầu tư chăm sóc nhằm nâng cao năng suất cũng như chất lượng đậu tương, lúa nếp để đảm bảo không những không thiếu nguyên liệu đầu vào mà còn sản xuất được tương ngon. Đặc biệt là cây đậu tương xuân Nam Đàn là loại đậu tương khó trồng. Phấn đấu chủ động được 80 – 90% nguyên liệu.

+ Đối với các cấp chính quyền cần liên hệ với các làng nghề và các địa phương có thể trồng các nguyên liệu. Đối với đậu tương thì tốt nhất là ở các vùng ven sông lam còn nguyên liệu nếp thì tương đối dễ hơn, lập các dự án và ký hợp đồng sản xuất với nông dân nơi đó và coi đó là vùng nguyên liệu chiến lược, điều này cần có sự phối hợp của nhiều cấp chính quyền, các cơ sở sản xuất, cần xác định các kênh cung cấp nguyên liệu cho hộ sản xuất.

Cùng với việc xác định các kênh cung cấp nguyên liệu, các cấp chính quyền đầu tư xây dựng và quy hoạch các chợ đầu mối cung cấp nguyên liệu cho sản xuất, giúp các kênh tiêu thụ có thể hoạt động hiệu quả giúp người sản xuất dễ dàng đầu tư hơn đối với vấn đề nguyên liệu cả về giá cả và chất lượng. Không những thế cần tập trung đầu tư nghiên cứu tạo ra các giống đậu tương Nam Đàn có năng suất cao thay thế cho các giống đậu tương hè, đậu tương lai, chuyển giao tiến bộ kỹ thuật trồng đậu tương cho người dân.

- Về đào tạo nhân lực: Đào tạo nhân lực là việc có ý nghĩa truyền nghề và nhằm lưu giữ lại những nghệ nhân sau này, tránh sự mai một trong làng nghề.

Hiện nay nhu cầu về sản phẩm ngày càng tăng lên, vì vậy việc đào tạo nhân lực là rất quan trọng, cần đào tạo nghề cho các lao động trẻ có tâm huyết với nghề làm tương. Bên cạnh việc dạy nghề thì cần luôn luôn cung cấp những thông tin về thị trường cho các đối tượng lao động để họ có thể hiểu hơn về thị trường hiện nay như thế nào.

- Về cơ sở sản xuất: Hình thành khu chế biến nguyên liệu là một việc hết sức cần thiết. Sắp xếp, bố trí các khu dân cư nhà cửa, công xưởng, nguyên vật liệu…

- Về mẫu mã chai lọ, và nhãn mác: Cần phải có nơi sản xuất chai lọ và cần có thiết kế mẫu mã riêng cho sản phẩm tương Nam Đàn để gây ấn tượng cho khách hàng làm cho người tiêu dùng chỉ cần sử dụng một lần là không thể quên được. Nhãn mác phải thiết kế phù hợp đẹp mắt và có đầy đủ các thông tin cần thiết về sản phẩm như: thành phần, công dụng, cách sử dụng, hạn sử dụng, số điện thoại cơ sở sản xuất, số kiểm định về chất lượng...

- Về thị trường tiêu thụ: Tích cực tìm kiếm các đầu mối tiêu thụ sản phẩm rộng khắp cả nước, muốn vậy thì công tác tiếp thị quảng bá sản phẩm cần được tăng cường có thể sử dụng các phương pháp như: mở các hội chợ triển lãm ở các thành phố trung tâm, quảng cáo trên các phương tiện thông tin đại chúng như báo, đài, tivi, internet…

Ngoài ra cho người dân vay vốn để mở rộng phát triển hơn nữa việc sản xuất tương, phát triển chăn nuôi lợn gà, trâu bò để tận dụng tốt nhất phụ phẩm từ làm tương. Phát triển mạnh chăn nuôi gia đình, khuyến khích chăn nuôi theo hướng công nghiệp, tăng nhanh đàn gia súc gia cầm với mục đích sản xuất hàng hóa.

Về vấn đề ô nhiễm môi trường:

+ Giảm thiểu mùi hôi và tiếng ồn: Hàng ngày vệ sinh khu vực sản xuất sạch sẽ, thu gom nước thải và chất thải sản xuất để xử lý đảm bảo vệ sinh nhằm

hạn chế phát tán mùi hôi. Định kỳ bảo dưỡng máy móc phục vụ sản xuất, thay thế các thiết bị cũ, lạc hậu bằng các thiết bị mới, tiên tiến.

+ Khống chế ô nhiễm do nước thải: Làng nghề sẽ thực hiện đúng những quy định về xử lý và xả thải nước thải, không xả nước thải chưa qua xử lý vào hệ thống ao hồ, kênh mương của địa phương. Nước thải sản xuất sẽ được thu gom vào hồ chứa nước thải, xử lý láng lọc trước khi đổ vào hệ thống tiêu thoát nước chung, không để nước thải chảy tràn lan.

+ Khống chế ô nhiếm do chất thải: Tuyên truyền để các hộ dân sản xuất nâng cao ý thức về thu gom xử lý rác thải đúng quy định. Rác thải của các hộ gia đình được thu gom vào bao bì và định kỳ được tổ vệ sinh môi trường của khối thu gom và vận chuyển đến nơi quy định của địa phương.

Một phần của tài liệu Vai trò của nghề làm tương đối với kinh tế nông nghiệp của huyện nam đàn tỉnh nghệ an (Trang 84 - 87)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(111 trang)
w