Thực trạng sản xuất ngành chăn nuô

Một phần của tài liệu Vai trò của nghề làm tương đối với kinh tế nông nghiệp của huyện nam đàn tỉnh nghệ an (Trang 53 - 55)

- Thời gian lao động trong tháng, năm: Là thời gian lao động bình quân mà hộ sử dụng để sản xuất ở các thời gian tương ứng.

4.2.2Thực trạng sản xuất ngành chăn nuô

PHẦN 4: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN

4.2.2Thực trạng sản xuất ngành chăn nuô

Sản xuất ngành chăn nuôi trong huyện chỉ bó hẹp trong phạm vi là những vật nuôi lợn thịt, gia cầm và trâu bò. Tình hình sản xuất chăn nuôi những năm qua được thể hiện qua biểu sau:

Biểu 4.2 Tình hình sản xuất chăn nuôi của huyện qua 3 năm

Chỉ tiêu ĐVT 2007 2008 2009 So sánh (%)

08/07 09/08 BQ

1. Lợn thịt

- Số lượng Con 53013 39976 59700 75,41 149,34 106,12 - Năng suất Kg/con 70,5 80,3 85,3 113,9 106,23 110 - Trọng lượng xuất bán Tấn 3737,4 3210,1 5092,4 85,89 158,64 116,73 2. Gia cầm

- Số lượng Con 709579 786086 825000 110,78 104,95 107,83 - Năng suất Kg/con 2,81 3,4 4,5 121,00 132,25 126,55 - Trọng lượng xuất bán Tấn 1993,9 2672,7 3712,5 134,84 138,9 136,45 3. Trâu bò

- Số lượng Con 43220 36238 40300 83,85 111,21 96,56 - Năng suất Tạ/con 9,1 11,3 14,5 124,18 128,32 126,23 - Trọng lượng xuất bán Tạ 3933,02 4094,89 5843,5 104,12 142,7 121,89

(Nguồn: phòng thống kê huyện)

Trong những năm gần đây, diễn biến dịch bệnh gia súc, gia cầm có chiều hướng gia tăng, gây khó khăn nhất định, nhưng nhìn chung chăn nuôi vẫn duy trì và có bước phát triển. Chăn nuôi được chuyển mạnh sang sản xuất hàng hóa. Các chương trình như cải tạo đàn bò, nạc hóa đàn lợn, chăn nuôi trang trại ngày càng phát triển và cho hiệu quả cao. Về tổng đàn gia cầm cơ bản ổn định, những năm gần đây do dịch bệnh nên tổng đàn gia súc, trâu bò có giảm. Bình quân 3 năm tăng 6,12%. Sở dĩ năm 2008 giảm mạnh như vậy là do dịch lở mồm long móng

đang hoành hành ở địa bàn huyện năm đó, làm cho đàn gia lợn bị chết nhiều. Đến năm 2009 dịch bệnh giảm nên gia súc lại tiếp, trâu bò lại tiếp tục tăng.

Tuy tổng đàn giảm nhưng do phương thức và kỹ thuật thâm canh ngày càng tốt hơn nên năng suất và sản lượng xuất chuồng ngày càng tăng. Bình quân 3 năm tăng 10%. Sản lượng xuất bán bình quân 3 năm tăng 16,73%. Chăn nuôi gia cầm vẫn tăng về số lượng, năng suất và sản lượng xuất bán do những hộ chăn nuôi gia súc khi bị dịch bệnh thiệt hại gia súc thì họ thường đầu tư về gia cầm bởi ban đầu gia cầm được đầu tư vốn nhỏ hơn so với gia súc, bình quân 3 năm tăng 7,83%. Về năng suất gia cầm tăng mạnh, bình quân 3 năm tăng 26,55%. Trọng lượng xuất bán cũng tăng tương đối, bình quân 3 năm tăng 36,45%. Chăn nuôi trâu bò về số lượng, bình quân 3 năm giảm 3,44%. Về năng suất tăng khá mạnh, bình quân 3 năm tăng 26,23%. Sản lượng xuất bán bình quân 3 năm tăng 21,89%.

Như vậy tình hình chăn nuôi của huyện qua 3 năm phát triển khá mạnh. Một phần đó là do nghề làm tương phát triển mạnh cung cấp dồi dào nguồn thức ăn giàu dinh dưỡng cho gia súc, gia cầm. Trong huyện đã chuyển từ chăn nuôi nhỏ lẻ phân tán sang nuôi tập trung có quy mô lớn hơn, hình thành các trang trại, gia trại, từng bước đưa chăn nuôi ra đồng kết hợp với đào ao nuôi trồng thủy sản đến nay có trên 624 trang trại vừa và nhỏ. Có hơn 1000 hộ chăn nuôi lợn bán công nghiệp có quy mô lớn. Công tác phòng chống dịch bệnh cho gia súc, gia cầm được tăng cường. Hệ thống thú y từ xã đến huyện được củng cố, công tác tiêu độc khử trùng kịp thời nên ngăn chặn và dập tắt các dịch bệnh.

Một phần của tài liệu Vai trò của nghề làm tương đối với kinh tế nông nghiệp của huyện nam đàn tỉnh nghệ an (Trang 53 - 55)