Một số vấn đề chung của trường mầm non

Một phần của tài liệu Phát triển đội ngũ giáo viên trường mầm non hoa hồng tỉnh vĩnh phúc trong giai đoạn hiện nay luận văn ths giáo dục họ (Trang 27 - 30)

1.3.1.1. Vị trí của trường mầm non

Giáo dục mầm non là bộ phận trong hệ thống giáo dục quốc dân. Giáo dục mầm non thực hiện việc nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục trẻ em từ ba tháng tuổi đến sáu tháng tuổi (Điều 21 - Luật Giáo dục, 2005) [18].

Trong điều lệ Trường mầm non (Ban hành kèm theo Quyết định số 14 /2008/QĐ-BGDĐT ngày 07/4/ 2008 của Bộ trưởng Bộ GD và ĐT) có quy định như sau: Nhà trường, nhà trẻ có tư cách pháp nhân, có tài khoản và con dấu riêng. Nhà trường, nhà trẻ hỗ trợ các nhóm trẻ, lớp mẫu giáo độc lập trên cùng một địa bàn theo sự phân công của cấp có thẩm quyền và thực hiện các nhiệm vụ nêu tại Điều 2 của Điều lệ này.

1.3.1.2. Mục tiêu giáo dục mầm non

Mục tiêu của giáo dục mầm non là giúp trẻ em phát triển về thể chất, tình cảm, trí tuệ, thẩm mỹ, hính thánh những yếu tố đầu tiên của nhân cách, chuẩn bị cho trẻ em vào lớp một (Điều 22 - Luật giáo dục, 2005) [18].

* Mục tiêu giáo dục mầm non ở cuối tuổi nhà trẻ

+ Phát triển thể chất: Trẻ khỏe mạnh, cơ thể phát triển cân đối. Cân nặng và chiều cao nằm trong kênh A; Thực hiện được các vận động cơ bản; Thích

20

nghi với môi trường sinh hoạt ở trường mầm non; Có một số thói quen tự phục vụ trong ăn uống, vệ sinh cá nhân.

+ Phát triển nhận thức: Thích tìm hiểu thế giới xung quanh; Có sự nhạy cảm của ác giác quan: vị giác, khứu giác, xúc giác, thính giác, thị giác; Nhận biết được về bản thân, một số sự vật hiện tượng quen thuộc gần gũi; Có khả năng quan sát, chú ý, ghi nhớ, phát triển tư duy trực quan – hành động và tư duy trực quan hình ảnh.

+ Phát triển ngôn ngữ: Nghe, hiểu được các yêu cầu đơn giản bằng lời nói của người khác; Diễn đạt được các nhu cầu đơn giản bằng lời nói; Có khả năng hỏi và trả lời một số câu hỏi đơn giản.

+ Phát triển tình cảm xã hội: Mạnh dạng giao tiếp với những người gần gũi; Biết được một số việc được phép làm và không được phép làm; Biết thể hiện cảm xúc trước cái đẹp. Thích múa, hát, đọc thơ, nghe kể chuyện, vẽ, nặn, lắp ghép, xếp hình… Thích tự làm một số công việc đơn giản.

* Mục tiêu giáo dục mầm non ở cuối tuổi mẫu giáo

+ Phát triển thể chất: Trẻ khỏe mạnh, cơ thể phát triển cân đối. Cân nặng và chiều cao nằm trong kênh A; Thực hiện được các vận động cơ bản một cách vững vàng, đúng tư thế; Có khả năng phối hợp các giác quan và vận động; vận động nhịp nhàng, biết định hướng trong không gian; Thực hiện được một số vận động của đôi tay một cách khéo léo; Có một số thói quen, kỷ năng tốt về giữ gìn sức khỏe, vệ sinhcá nhân, vệ sinh môi trường và biết cách đảm bảo sự an toàn.

+ Phát triển nhận thức: Ham hiểu biết, thích khám phá, tìm tòi những sự vật hiện tượng xung quanh; Có khả năng quan sát, so sánh, phân loại, phán đoán, chú ý vá ghi nhớ có chủ định. Nhận ra một số mối liên hệ đơn giản của các sự vật, hiện tượng xung quanh; Có một số hiểu biết ban đầu về bản thân, môi trường tự nhiên và môi trường xã hôi.

+ Phát triển ngôn ngữ: Nghe và hiểu được lời nói trong giao tiếp; Có khả năng diễn đạt bằng lời nói rõ ràng để thể hiện ý muốn, cảm xúc, tình cảm của

21

mình và của người khác; Có một số biểu tượng về việc đọc và việc viết để vào học lớp 1.

+ Phát triển tình cảm – xã hội: Mạnh dạn, hồn nhiên, tự tin, lễ phép trong giao tiếp; Nhận ra một số trạng thái cảm xúc và thể hiện tình cảm phù hợp với các đối tượng và hoàn cảnh cụ thể; Thực hiện một số quy định đơn giản trong sinh hoạt. Có ý thức tự phục vụ, kiên trì thực hiện công việc được giao; Yêu quý gia đình, trường lớp mầm non vá nơi sinh sống; Quan tâm, chia sẻ, hợp tác với những người gần gũi; Quan tâm chăm sóc vật nuôi, cây trồng và bảo vệ môi trường.

+ Phát triển thẩm mĩ: Cảm nhận được vẻ đẹp trong thiên nhiên, cuộc sống và trong tác phẩm nghệ thuật; Có nhu cầu, hứng thú khi tham gia vào các hoạt động hát, múa, vận động theo nhạc, đọc thơ, kể chuyện, đóng kịch…vá biết thể hiện cảm xúc sáng tạo thông qua các hoạt động đó.

1.3.1.3. Chức năng, nhiệm vụ của trường mầm non

Tổ chức thực hiện việc nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục trẻ em từ ba tháng tuổi đến sáu tuổi theo chương trình giáo dục mầm non do Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành.

Huy động trẻ em lứa tuổi mầm non đến trường; Tổ chức giáo dục hoà nhập cho trẻ em có hoàn cảnh khó khăn, trẻ em khuyết tật.

Quản lý cán bộ, giáo viên, nhân viên để thực hiện nhiệm vụ nuôi dưỡng, chăm sóc và giáo dục trẻ em.

Huy động, quản lý, sử dụng các nguồn lực theo quy định của pháp luật. Xây dựng cơ sở vật chất theo yêu cầu chuẩn hoá, hiện đại hoá hoặc theo yêu cầu tối thiểu đối với vùng đặc biệt khó khăn.

Phối hợp với gia đình trẻ em, tổ chức và cá nhân để thực hiện hoạt động nuôi dưỡng, chăm sóc và giáo dục trẻ em.

Tổ chức cho cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên và trẻ em tham gia các hoạt động xã hội trong cộng đồng.

22

Thực hiện kiểm định chất lượng nuôi dưỡng, chăm sóc và giáo dục trẻ em theo quy định.

Thực hiện các nhiệm vụ và quyền hạn khác theo quy định của pháp luật.

1.3.1.4. Quy định hạng trường mầm non

Trong mục 3, những quy định chung của thông tư liên tịch số:

71/2007/TTLT- BGDĐT-BNV ngày 28/11/2007 vềHướng dẫn định mức biên

chế sự nghiệp trong các cơ sở giáo dục mầm non công lập” [11].Việc xếp hạng

nhà trẻ, trường mẫu giáo và trường mầm non công lập thực hiện theo quy định sau:

a)Đối với nhà trẻ: Hạng I: từ 50 trẻ trở lên; Hạng II: dưới 50 trẻ. b) Đối với trường mẫu giáo và trường mầm non:

Trường Hạng I Hạng II

- Ở trung du, đồng bằng, thành phố - Ở miền núi, vùng sâu, hải đảo

9 nhóm, lớp trở lên 6 nhóm, lớp trở lên

Dưới 9 nhóm, lớp Dưới 6 nhóm, lớp

Các hạng I và hạng II của nhà trẻ, trường mẫu giáo và trường mầm non quy định trên đây tương đương với các hạng chín, hạng mười quy định tại Điều 8 của Quyết định số 181/2005/QĐ-TTg ngày 19 tháng 7 năm 2005 của Thủ tướng Chính phủ quy định về phân loại, xếp hạng các tổ chức sự nghiệp, dịch vụ công lập.

Một phần của tài liệu Phát triển đội ngũ giáo viên trường mầm non hoa hồng tỉnh vĩnh phúc trong giai đoạn hiện nay luận văn ths giáo dục họ (Trang 27 - 30)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(128 trang)