Biện pháp 4: Tổ chức tốt công tác bồi dưỡng nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ cho

Một phần của tài liệu Phát triển đội ngũ giáo viên trường mầm non hoa hồng tỉnh vĩnh phúc trong giai đoạn hiện nay luận văn ths giáo dục họ (Trang 98 - 102)

môn, nghiệp vụ cho giáo viên

3.3.4.1. Mục tiêu của biện pháp

Nhằm bổ sung, cập nhật cho giáo viên những kiến thức khoa học bộ môn, kỹ năng nghề nghiệp cần thiết đáp ứng yêu cầu giảng dạy.

Bồi dưỡng nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ cho ĐNGV theo quan điểm chuẩn hóa, nâng cao bản lĩnh chính trị, phẩm chất, lối sống, lương tâm, tay nghề của nhà giáo nhằm thực hiện tốt trọng trách GD&ĐT.

Bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ cho ĐNGV nhằm phục vụ thiết thực cho chính công tác giảng dạy của giáo viên hoặc những công việc chính sẽ đảm nhận sau này. Tránh tình trạng bồi dưỡng chuyên môn chỉ là hình thức hợp lý hóa về trình độ đào tạo. Việc bồi dưỡng ĐNGV phải góp phần nâng cao chất lượng giáo viên, khả năng sư phạm, khả năng ứng dụng công nghệ thông tin trong giảng dạy và khả năng tham gia các hoạt động khác của nhà trường.

3.3.4.2. Nội dung của biện pháp

Nhà trường cần xây dựng được nội dung bồi dưỡng có tính chất kết hợp nhiều mặt với chuyên môn hóa và phân hóa theo đối tượng. Nội dung bồi dưỡng ĐNGV gồm: Tư tưởng Hồ Chí Minh, học tập theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh, đường lối chính sách của Đảng, Nhà nước; về tư tưởng, chính trị, đạo đức, lối sống của người giáo viên; về chuyên môn, nghiệp vụ; về văn hóa, tin học và ngoại ngữ; về năng lực công tác.

Tất cả các cán bộ quản lý, ĐNGV đều phải học lý luận tư tưởng Hồ Chí Minh, đường lối quan điểm của Đảng và pháp luật của Nhà nước. Tập trung bồi dưỡng lý tưởng cho ĐNGV. Lý tưởng của người giáo viên trong tập thể sư phạm

91

nhà trường thể hiện lòng yêu quê hương, đất nước, niềm tự hào dân tộc, yêu nghề mến trẻ, hết lòng vì sự nghiệp giáo dục. Tiếp tục thực hiện cuộc vận động “Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh”, “ Mỗi thầy cô giáo là một tấm gương tự học và sáng tạo”. Việc bồi dưỡng lý tưởng gắn liền với việc bồi dưỡng những phẩm chất nghề nghiệp của giáo viên như tinh thần tự lực, tự cường, đoàn kết, tương trợ, ý thức tổ chức kỷ luật cao và đạo đức nghề nghiệp.

Bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ là một nhiệm vụ không thể thiếu được của người giáo viên trong suốt quá trình chăm sóc nuôi dưỡng và giáo dục trẻ. Bồi dưỡng về kiến thức chuyên môn, tập trung vào những nội dung giáo viên còn yếu; bồi dưỡng về phương pháp dạy học mới; sử dụng phương tiện dạy học hiện đại; bồi dưỡng kiến thức cập nhật; bồi dưỡng công tác tuyên truyền và xã hội hóa giáo dục. Đối với những giáo viên đã đạt trình độ chuẩn và có năng lực thì đi học trên chuẩn, còn đối với những giáo viên chưa đạt chuẩn thì bồi dưỡng theo quy định.

Bồi dưỡng về văn hóa, tin học và ngoại ngữ: Giáo viên cần được nâng cao trình độ hiểu biết về văn hóa - xã hội, khoa học - kỹ thuật, đặc biệt là tình hình chính trị - kinh tế của địa phương, bản sắc văn hóa, phong tục tập quán… thì công tác chủ nhiệm, công tác giảng dạy sẽ thuận lợi và có hiệu quả hơn. Ngoài ra mỗi giáo viên cần có trình độ tin học và ngoại ngữ nhất định để phục vụ cho công việc tự học, tự bồi dưỡng chuyên môn, ứng dụng công nghệ thông tin trong giảng dạy và sử dụng trang thiết bị hiện đại hỗ trợ cho công tác giảng dạy.

Bồi dưỡng về năng lực công tác: Năng lực công tác của giáo viên biểu hiện trong kỹ năng tổ chức các hoạt động giảng dạy - giáo dục, giải quyết các tình huống giáo dục, chăm sóc giáo dục học sinh cá biệt, tổ chức các hoạt động ngoại khóa, tổ chức các buổi hoạt động vui chơi tập thể v.v...

Bồi dưỡng nghiên cứu khoa học: Phương pháp luận nghiên cứu khoa học, cách viết sáng kiến kinh nghiệm, viết cải tiến phương pháp trong chăm sóc, nuôi dưỡng và giáo dục trẻ; tổ chức hội thảo chuyên đề v.v...

92

Phải làm cho ĐNGV quán triệt sâu sắc trách nhiệm, nghĩa vụ và quyền lợi của mình trước những yêu cầu của sự nghiệp giáo dục nói chung và của tỉnh nói riêng. Tổ chức tư vấn, hướng dẫn giáo viên tự xây dựng kế hoạch tự học, tự bồi dưỡng: Hướng dẫn cho giáo viên tự phân tích các hoạt động của bản thân, đánh giá đúng năng lực sư phạm của mình và tư vấn giúp cho họ tự tìm ra các vấn đề cần tập trung giải quyết.

3.3.4.3. Cách thực hiện biện pháp

Nhà trường cần xây dựng kế hoạch bồi dưỡng nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ cho giáo viên (kế hoạch ngắn hạn và kế hoạch chiến lược phát triển nhà trường) sao cho đảm bảo mục tiêu: Đủ về số lượng, mạnh về chất lượng, đồng bộ về cơ cấu.

Tổ chức công khai các chỉ tiêu kế hoạch, tiêu chuẩn và cơ cấu cán bộ, giáo viên đào tạo trên chuẩn theo từng giai đoạn phát triển của nhà trường.

Giao cho tổ chuyên môn, căn cứ vào tiêu chuẩn, chỉ tiêu đào tạo và năng lực của từng giáo viên, khuyến khích động viên, trao đổi, thống nhất trong tổ để cử giáo viên đi học nâng cao, đồng thời bố trí, sắp xếp công việc đảm bảo điều kiện người đi học được thuận lợi.

Giao cho ban chỉ đạo tiến hành:

- Liên hệ với các cơ sở đào tạo tổ chức hình thức bồi dưỡng liên kết đa dạng: có thể tập trung ngắn hạn, dài hạn bằng các hình thức bồi dưỡng thường xuyên theo mô đun, bồi dưỡng theo chuyên đề. Tạo điều kiện khuyến khích cán bộ, nhà giáo đi học các lớp bồi dưỡng quản lý, chuyên môn để nâng cao năng lực quản lý, trình độ chuyên môn, nghiệp vụ.

- Tổ chức bồi dưỡng tại chỗ: Phân công cán bộ phụ trách từng chuyên đề, tận dụng tối đa giáo viên có kinh nghiệp làm lực lượng nòng cốt tham gia xây dựng chương trình, kế hoạch hoạt động và thiết kế chiến lược phát triển của nhà trường, tham gia trực tiếp vào việc bồi dưỡng giáo viên.

93

- Tập trung đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ đảm bảo về số lượng và chất lượng để thực hiện chương trình GDMN mới, đáp ứng yêu cầu thực hiện phổ cập trẻ 5 tuổi. Quản lý chất lượng giáo viên theo chuẩn nghề nghiệp giáo viên mầm non đã được ban hành. Nêu cao tinh thần tự học, tự bồi dưỡng trên cơ sở nhà trường là trung tâm bồi dưỡng để đáp ứng được nhiệm vụ.

- Giao cho các tổ chuyên môn chọn các tiết thao giảng cấp trường và tiến hành hội thảo về đổi mới phương pháp dạy học, sử dụng hợp lý các thiết bị, phương tiện dạy học hiện đại trong khi giảng bài.

- Tổ chức cho giáo viên giỏi đăng ký đề tài và viết sáng kiến kinh nghiệm, viết các tiến phương pháp giáo dục. Nội dung đề tài phải mang tính ứng dụng thực tế cho việc nâng cao hiệu quả quản lý giáo dục hoặc nâng cao chuyên môn, nghiệp vụ cho giáo viên. Đề tài có sự góp ý của tổ chuyên môn và sự thống nhất của Hội đồng thi đua nhà trường.

Để thực hiện được tốt công tác bồi dưỡng nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ cho giáo viên cần làm tốt các việc sau:

- Hiệu trưởng tổ chức quán triệt mục đích, yêu cầu và nhiệm vụ học tập nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ của cán bộ, giáo viên trong nhà trường, làm cho mọi người hiểu rõ nghề thầy giáo phải không ngừng học tập và học tập suốt đời. Đề ra các tiêu chí, tiêu chuẩn, động viên cán bộ, giáo viên có gắng học tập để đạt chuẩn và vượt chuẩn. Bồi dưỡng phải nằm trong chiến lược của nhà trường sao cho đảm bảo mục tiêu, đối tượng cần bồi dưỡng, đủ về số lượng, cân đối về các khối lớp, có lớp điểm toàn diện, điểm chuyên đề do giáo viên có chuyên môn giỏi phụ trách.

- Chỉ đạo sự phối hợp thực hiện của các đơn vị, tổ chức có liên quan trong nhà trường, sao cho kế hoạch không bị chồng chéo và không ảnh hưởng đến công tác giảng dạy. Việc cử giáo viên đi đào tạo, bồi dưỡng phải hợp lý, đảm bảo các điều kiện cá nhân, tính dân chủ và quy hoạch sử dụng trong tương lai. Theo dõi điều chỉnh, cập nhật bổ sung chương trình bồi dưỡng kịp thời để

94

chương trình mang tính hiện đại, phù hợp với các giai đoạn phát triển của GD&ĐT.

- Phân công cán bộ quản lý theo dõi giám sát việc thực hiện kế hoạch bồi dưỡng và tự bồi dưỡng của các cá nhân, đơn vị tổ chuyên môn. Trong quá trình bồi dưỡng tiến hành khảo sát sự cần thiết và mức độ phù hợp của chương trình bằng các phiếu hỏi, hoặc góp ý trực tiếp để cho Ban giám hiệu kịp thời điều chỉnh chương trình.

- Động viên, khen thưởng kịp thời, đồng thời cũng chỉ ra các mặt hạn chế cần khắc phục về nội dung và cách tổ chức cho các đợt bồi dưỡng lần sau.

3.3.4.4. Điều kiện thực hiện

Có đầy đủ các văn bản chỉ đạo của Đảng và Nhà nước, của ngành GD&ĐT về công tác nâng cao trình độ, năng lực cho ĐNGV. Có sự chỉ đạo thống nhất về kế hoạch phát triển ĐNGV với các hành động cụ thể, thiết thực, được đưa vào nghị quyết của chi bộ Đảng, Nghị quyết Hội nghị cán bộ, giáo viên và nhân viên, phương hướng, nhiệm vụ hàng năm. Có các quy định cụ thể về yêu cầu bồi dưỡng và tự bồi dưỡng của giáo viên.

Quán triệt tới từng cán bộ, giáo viên nhà trường phải có nhận thức đúng đắn, có thái độ tích cực với công tác bồi dưỡng về chuyên môn, nghiệp vụ.

Cơ sở vật chất nhà trường phải được đầu tư để đáp ứng các yêu cầu bồi dưỡng và tự bồi dưỡng.

Một phần của tài liệu Phát triển đội ngũ giáo viên trường mầm non hoa hồng tỉnh vĩnh phúc trong giai đoạn hiện nay luận văn ths giáo dục họ (Trang 98 - 102)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(128 trang)