Các chính sách đãi ngộ đối với đội ngũ giáo viên mầm non

Một phần của tài liệu Phát triển đội ngũ giáo viên trường mầm non hoa hồng tỉnh vĩnh phúc trong giai đoạn hiện nay luận văn ths giáo dục họ (Trang 42)

ĐNGV được hưởng đầy đủ các đãi ngộ của nhà nước đối với cán bộ, công chức nói chung như: Chính sách về tiền lương, chế độ nghỉ lễ, phép, ốm đau, thai sản, được học tập, bồi dưỡng nhằm nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ…

35

Luật Giáo dục (2005) đã chỉ rõ: “Nhà nước có chính sách bồi dưỡng nhà

giáo về chuyên môn, nghiệp vụ để nâng cao trình độ và chuẩn hóa nhà giáo. Nhà giáo được cử đi học nâng cao trình độ, bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ được hưởng lương và phụ cấp theo quy định của Chính phủ”. “Nhà giáo được hưởng lương và phụ cấp ưu đãi theo nghề và các phụ cấp khác theo quy định của Chính phủ”. [18, tr. 114-115]

Chỉ thị số 40 của Ban Bí thư Trung ương Đảng cũng chỉ rõ: “Rà soát, bổ

sung, hoàn thiện các quy định, chính sách, chế độ và bổ nhiệm, sử dụng, đãi ngộ, kiểm tra, đánh giá đối với nhà giáo, cán bộ quản lý giáo dục cũng như các điều kiện bảo đảm việc thực hiện các chính sách, chế độ đó, nhằm tạo động lực thu hút, động viên đội ngũ nhà giáo, cán bộ quản lý giáo dục toàn tâm, toàn ý phục vụ sự nghiệp giáo dục. Có chế độ phụ cấp ưu đãi thích hợp cho nhà giáo, cán bộ quản lý giáo dục. Kết hợp chặt chẽ giữa giảng dạy và nghiên cứu khoa học, nhất là ở bậc đại học, tạo cơ sở pháp lý để nhà giáo có quyền và trách nhiệm tham gia nghiên cứu khoa học”. [2]

Việc thực hiện đầy đủ các chế độ chính sách đối với giáo viên theo các văn bản Nhà nước đã ban hành vừa đảm bảo cho giáo viên được hưởng những quyền lợi chính đáng, đồng thời vừa giáo dục họ thấy rõ bổn phận và trách nhiệm trước nhiệm vụ của mình trước tập thể nhà trường và toàn xã hội. Vì vậy, mỗi nhà trường cần xây dựng một cơ chế chính sách theo hướng phát huy nội lực và tăng cường hợp tác với bên ngoài.

Tóm lại, những nội dung phát triển ĐNGV trường mầm non gồm 5 khâu của quá trình phát triển nguồn nhân lực ở cấp độ tổ chức. Mỗi khâu là một mắt xích của quá trình, chúng có quan hệ mật thiết với nhau, sự vận hành của quá trình được bảo đảm bởi các điều kiện vật lực và tài lực. Có thể được biểu thị qua sơ đồ hóa sau:

36

Quy hoạch

Tuyển chọn Đào tạo, bồi dƣỡng

Sử dụng Đánh giá Các điều kiện đảm bảo

Sơ đồ: 1.3: Mối quan hệ giữa các khâu trong quá trình phát triển ĐNGV

1.5. Các yếu tố ảnh hƣởng đến vấn đề phát triển ĐNGV mầm non

Sự phát triển ĐNGV chịu ảnh hưởng rất nhiều yếu tố như điều kiện phát triển kinh tế xã hội, chế độ chính sách của địa phương và Nhà nước, điều kiện cơ sở vật chất thiết bị của nhà trường, trình độ, năng lực của cán bộ quản lý… Nhưng chủ yếu là những nhân tố cơ bản sau:

1.5.1. Ảnh hưởng từ năng lực của đội ngũ cán bộ quản lý giáo dục

Đội ngũ quản lý lãnh đạo nhà trường có vai trò tổ chức và triển khai các hoạt động giáo dục trong nhà trường. Đội ngũ quản lý quyết định trực tiếp chất lượng giáo dục, sự ổn định và phát triển của nhà trường. Đội ngũ cán bộ quản lý nhà trường cần có phẩm chất chính trị, tư tưởng vững vàng, có uy tín về chuyên môn, có nghiệp vụ quản lý giỏi, có tầm nhìn xa, trông rộng để các chính sách, kế

37

hoạch của nhà trường luôn phù hợp với sự phát triển chung của GD&ĐT trong nước và quốc tế.

- Về phẩm chất chính trị - tư tưởng: Lập trường chính trị vững vàng, chấp hành tốt các chủ trương chính sách của Đảng và Nhà nước, quy định của ngành, yêu nghề, tận tụy với nghề, sẵn sàng khắc phục khó khăn để hoàn thành tốt các nhiệm vụ được giao. Có biện pháp tích cực bồi dưỡng, động viên, khuyến khích giáo viên thường xuyên trau dồi phẩm chất đạo đức cách mạng, lối sống giản dị, tác phong làm việc khoa học, khẩn trương, lòng yêu nghề, yêu thương trẻ như chính con em của mình. Tạo điều kiện cho ĐNGV và cán bộ quản lý phát huy tính tự chủ, tự chịu trách nhiệm trong quản lý và dạy học, quản lý họ theo xu thế hội nhập có sự cạnh tranh về chất lượng.

- Kiến thức - kĩ năng sư phạm: Hiểu biết sâu rộng về vị trí, vai trò, nhiệm vụ, mục tiêu đào tạo, nội dung chương trình, phương pháp và nguyên tắc giáo dục mầm non. Chấp hành nghiêm chỉnh sự chỉ đạo chuyên môn của cấp trên, đồng thời biết vận dụng linh hoạt vào thực tế điều kiện của trường và của địa phương. Biết tích lũy kinh nghiệm nâng cao tay nghề, nỗ lực học tập, tự học không ngừng để nâng cao trình độ chuyên môn và hiểu biết kinh tế xã hội nhằm thích nghi với yêu cầu và xu thế xã hội. Có kiến thức về phương pháp tổ chức hoạt động chơi cho trẻ; Kiến thức phổ thông về chính trị, kinh tế, văn hóa xã hội liên quan đến giáo dục mầm non. Quy định về người quản lý trường mầm non( Hiệu trưởng trường mầm non) phải đảm bảo các tiêu chuẩn về phẩm chất chính trị, đạo đức nghề nghiệp; năng lực chuyên môn, nghiệp vụ sư phạm; năng lực quản lý nhà trường; năng lực tổ chức phối hợp với gia đình trẻ và xã hội. Người quản lý phải tạo điều kiện cho cán bộ, giáo viên, nhân viên thực hiện và hoàn thành nhiệm vụ; Thân thiện, thương yêu, tôn trọng và đối xử công bằng với trẻ; Gần gũi, tôn trọng, đối xử công bằng, bình đẳng và giúp đỡ cán bộ, giáo viên, nhân viên; Tạo điều kiện và giúp đỡ cán bộ, giáo viên, nhân viên học tập, bồi dưỡng và rèn luyện nâng cao phẩm chất chính trị, đạo đức; năng lực chuyên môn, nghiệp vụ sư phạm. Có năng lực tư vấn, hướng dẫn và giúp đỡ cán bộ,

38

giáo viên, nhân viên về chuyên môn giáo dục mầm non; Vận dụng được các kiến thức cơ bản về lý luận và nghiệp vụ quản lý trong lãnh đạo, quản lý nhà trường. Xây dựng và tổ chức thực hiện quy hoạch, kế hoạch phát triển nhà trường Sử dụng, đào tạo bồi dưỡng, đánh giá xếp loại, khen thưởng kỉ luật, thực hiện các chế độ chính sách đối với cán bộ, giáo viên, nhân viên theo quy định; Tổ chức hoạt động thi đua trong nhà trường; xây dựng đội ngũ cán bộ, giáo viên, nhân viên nhà trường đoàn kết, đủ phẩm chất, năng lực để thực hiện mục tiêu giáo dục, được cha mẹ trẻ tín nhiệm.Tổ chức cho cán bộ, giáo viên, nhân viên và trẻ tham gia các hoạt động xã hội trong cộng đồng.

1.5.2. Ảnh hưởng từ những chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước trong công tác phát triển đội ngũ giáo viên trong công tác phát triển đội ngũ giáo viên

Đảng và Nhà nước ta luôn quan tâm đến sự nghiệp phát triển GD&ĐT nói chung, xây dựng và phát triển ĐNGV, cán bộ quản lý giáo dục nói riêng. Các văn kiện của Đảng đã thể hiện sự quan tâm sâu sắc đối với ĐNGV, cán bộ quản lý giáo dục trong đó tập trung vào một số vấn đề sau:

- Về vị trí, vai trò của nhà giáo, cán bộ quản lý giáo dục: Nghị quyết Hội nghị lần thứ 2 Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa VIII đã nêu rõ: “Giáo viên là nhân tố quyết định chất lượng giáo dục và được xã hội tôn vinh”.[4] Kết luận số 14 - KL/TW của Hội nghị lần thứ 6 Ban chấp hành Trung ương Đảng

khóa IX đã nêu: “…Đạt được những thành tựu nói trên trong điều kiện kinh tế -

xã hội còn nhiều khó khăn đã thể hiện nỗ lực to lớn của toàn Đảng, toàn dân ta, sự đóng góp quan trọng của ĐNGV và cán bộ quản lý của ngành giáo dục trong cả nước, nhất là các thầy, cô giáo công tác ở vùng sâu, vùng xa, vùng đồng bào dân tộc thiểu số…”.[6]

- Về số lượng, chất lượng và cơ cấu: Chiến lược phát triển giáo dục 2001 - 2010 đã nêu: Phát triển đội ngũ nhà giáo đáp ứng yêu cầu vừa tăng quy mô, vừa nâng cao chất lượng, hiệu quả và đổi mới phương pháp dạy và học. Xây dựng thái độ học tập đúng đắn, phương pháp học tập chủ động, tích cực, sáng tạo;

39

lòng ham học, ham hiểu biết, năng lực tự học, năng lực vận dụng kiến thức vào cuộc sống.

Chỉ thị số 40 - CT/TW đã đề ra mục tiêu cụ thể: “Xây dựng đội ngũ nhà

giáo và cán bộ quản lý giáo dục được chuẩn hóa, đảm bảo chất lượng, đủ về số lượng, đồng bộ về cơ cấu, đặc biệt chú trọng nâng cao bản lĩnh chính trị, phẩm chất lối sống, lương tâm, tay nghề của nhà giáo…” [2].

- Về công tác đào tạo và bồi dưỡng: Kết luận số 14 - KL/TW của Hội nghị lần thứ 6 Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa IX đã nêu: “…Xây dựng kế hoạch đào tạo, đào tạo lại đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục, đảm bảo đủ số lượng, cơ cấu cân đối, đạt chuẩn đáp ứng yêu cầu thời kỳ mới…”.[6]

- Về đãi ngộ, tôn vinh: Nghị quyết Hội nghị lần thứ 4 Ban Chấp hành

Trung ương Đảng khóa VII đã nêu: “… thực hiện chính sách khuyến khích vật

chất và tinh thần đối với giáo viên, khuyến khích người giỏi làm nghề dạy học. Có chính sách ưu đãi đặc biệt về tiền lương và phụ cấp đối với giáo viên dạy ở những nơi khó khăn thuộc vùng cao, vùng sâu, hải đảo và một số vùng miền núi…”.[7]

- Đối với tỉnh Vĩnh Phúc, trong những năm gần đây các chính sách đãi ngộ đối với giáo viên mầm non rất được quan tâm như: Hỗ trợ tiền lương theo nghị quyết 04/2007/NQ-HĐND tỉnh và Quyết định 33/2007 - QĐ - HĐND tỉnh Vĩnh Phúc về việc hỗ trợ GDMN giai đoạn 2007 - 2010. Nghị quyết 09 và Quyết định số 25/ QĐ - UBND về chuyển đổi 100% trường mầm non bán công sang công lập. Nghị quyết 29 / 2010/NQ-HĐND ngày 22/12/2010 về giao chỉ tiêu và quy định chế độ cho GVMN. Đội ngũ giáo viên mầm non của tỉnh ngày càng được quan tâm bằng các chính sách hỗ trợ như xét tuyển chỉ tiêu biên chế, bổ sung giáo viên còn thiếu vào các nhóm lớp, hỗ trợ tiền lương... Cơ sở vật chất được bổ sung kịp thời theo hướng chuẩn hóa như xây dựng trường lớp, mở rộng quy mô diện tích đất đai, xây dựng trường chuẩn quốc gia ...

40

1.5.3. Ảnh hưởng từ các nhân tố bên trong quá trình phát triển ĐNGV nhà trường trường

- Bản thân một số giáo viên vẫn còn ngại thay đổi, tư tưởng yên vị, bằng lòng chấp nhận, chưa tích cực học hỏi bồi dưỡng kiến thức để nâng cao năng lực chuyên môn, nghiệp vụ sư phạm.

- Một số giáo viên khó thay đổi quan điểm, thói quen dạy học theo lối cũ, lo lắng việc đổi mới, ngại cải tiến phương pháp, ít sáng tạo linh hoạt... Do đó, việc đổi mới giáo dục mầm non có gặp khó khăn.

Kết luận chƣơng 1

Để làm rõ cơ sở lý luận về phát triển đội ngũ giáo viên mầm non, luận văn đã phân tích một số khái niệm liên quan đến đề tài. Bên cạnh đó luận văn cũng làm sáng tỏ những đặc trưng của bậc học mầm non đó là vị trí, nhiệm vụ, quyền hạn trường mầm non. Chức năng, nhiệm vụ của giáo viên mầm non, yêu cầu về chuẩn giáo viên mầm non trong giai đoạn hiện nay. Bằng những lập luận lôgic có hệ thống chương 1 đã đưa ra được những nội dung, yêu cầu phát triển đội ngũ giáo viên mầm non. Việc nêu tổng quan của các vấn đề về phát triển ĐNGV đã chỉ ra những vấn đề lý luận mang tính định hướng và vận dụng linh hoạt cho vấn đề phát triển ĐNGV tại trường mầm non Hoa Hồng, tỉnh Vĩnh phúc trong giai đoạn 2013 - 2018.

Các khái niệm được nêu ra ở chương 1 sẽ là căn cứ để giúp tác giả nghiên cứu thực trạng công tác phát triển ĐNGV của trường mầm non Hoa Hồng, tỉnh Vĩnh phúc, để từ đó đề xuất những giải pháp phát triển ĐNGV một cách khả thi và có hiệu quả.

Từ những cơ sở lý luận của đề tài chúng tôi tiến hành điều tra, khảo sát, phân tích thực trạng phát triển đội ngũ giáo viên trường mầm non Hoa Hồng tỉnh Vĩnh Phúc trong giai đoạn 2013- 2018 ở chương 2.

41

CHƢƠNG 2

THỰC TRẠNG VỀ CÔNG TÁC PHÁT TRIỂN ĐỘI NGŨ GIÁO VIÊN TRƢỜNG MẦM NON HOA HỒNG TỈNH VĨNH PHÚC HIỆN NAY 2.1. Giới thiệu về trƣờng mầm non Hoa Hồng, tỉnh Vĩnh Phúc

2.1.1. Chức năng, nhiệm vụ

Trường Mầm non Hoa Hồng tỉnh Vĩnh Phúc được thành lập theo Quyết định số 385/QĐ – UBND ngày 23 tháng 4 năm 2007của UBND Tỉnh Vĩnh Phúc trên cơ sở trường mầm non Liên cơ thị xã Vĩnh Yên.

Chức năng của Nhà trường bao gồm: Tổ chức thực hiện công tác chăm sóc nuôi dưỡng và giáo dục trẻ từ 24 tháng tuổi đến 72 tháng tuổi.

Nhiệm vụ của Nhà trường bao gồm:

Thực hiện nghiêm túc, có sáng tạo chương trình chăm sóc giáo dục trẻ, cải tiến phương pháp đúc rút kinh nghiệm, nghiên cứu khoa học nhằm đạt tiêu chí kế hoạch của ngành.

Sử dụng có hiệu quả cơ sở vật chất trang thiết bị, đảm bảo thực hiện tốt chương trình và các hoạt động chăm sóc giáo dục trẻ.

Triển khai thực hiện công tác tuyên truyền, giáo dục kiến thức nuôi dạy trẻ cho các bậc cha mẹ và cộng đồng.

2.1.2. Quá trình hình thành và phát triển

Trường MN Hoa Hồng được thành lập tháng 4 năm 1997, trực thuộc Sở GD & ĐT Vĩnh Phúc. Trường đóng trên địa bàn trung tâm Thành phố Vĩnh Yên, đời sống nhân dân ổn định, trình độ dân trí cao, người dân luôn quan tâm đến sự nghiệp giáo dục thế hệ trẻ. Trong những ngày đầu mới thành lập trường cũng gặp nhiều khó khăn về cơ sở vật chất còn thiếu, đội ngũ cán bộ - giáo viên - nhân viên chưa cập với yêu cầu trường điểm của tỉnh. Nhưng được sự quan tâm của Sở GD&ĐT Vĩnh Phúc, các cấp ủy Đảng, chính quyền địa phương đã quyết định đầu tư vốn để xây dựng ngôi trường mới, là công trình chào mừng 50 năm thành lập Tỉnh Vĩnh Phúc, khánh thành tháng 2 năm 2000. Cơ sở vật chất khang

42

trang, đội ngũ cán bộ - giáo viên - nhân viên không ngừng học tập nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ và rèn luyện về phẩm chất đạo đức. Nhà trường ngày càng phát triển và khẳng định được vị trí trường trọng điểm của tỉnh. Tháng 3 năm 2005 trường được công nhận trường mầm non đạt chuẩn Quốc gia mức độ I giai đoạn 2002-2005. Từ năm 2005 cho đến nay, trường đã đạt được nhiều thành tích cao, liên tục đạt tập thể lao động xuất sắc. Năm học 2012-2013 được Thủ tướng chính phủ tặng Bằng khen và đạt trường mầm non chuẩn quốc gia mức độ II.

Trong quá trình thực hiện nhiệm vụ, nhà trường luôn nhận được sự quan tâm, chỉ đạo sâu sát của Sở GD & ĐT Vĩnh Phúc, sự phối hợp chặt chẽ của các ban ngành đoàn thể và các bậc phụ huynh học sinh. Đội ngũ cán bộ, nhà giáo nhiệt tình, yêu nghề, tận tình với công việc. Các cháu ngoan, có nền nếp, khoẻ mạnh và nhận thức tốt. Mục tiêu của nhà trường trong những năm tiếp theo là phấn đấu xây dựng trường mầm non Hoa Hồng trở thành trường mầm non chất lượng cao của tỉnh

2.1.3. Cơ cấu tổ chức và quy mô phát triển của nhà trường hiện nay

2.1.3.1. Cơ cấu, tổ chức

Năm học 2013-2014: Nhà trường có cơ cấu tổ chức bộ máy theo quy định tại Điều lệ trường mầm non và các quy định hiện hành khác do Bộ GD&ĐT ban hành bao gồm: Chi bộ; Ban giám hiệu; Hội đồng trường; Các tổ chức đoàn thể: Công đoàn cơ sở, chi đoàn Thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh, Ban đại diện cha

Một phần của tài liệu Phát triển đội ngũ giáo viên trường mầm non hoa hồng tỉnh vĩnh phúc trong giai đoạn hiện nay luận văn ths giáo dục họ (Trang 42)