Thăm dò về tính khả thi, tính cấp thiết của các biện pháp

Một phần của tài liệu Phát triển đội ngũ giáo viên trường mầm non hoa hồng tỉnh vĩnh phúc trong giai đoạn hiện nay luận văn ths giáo dục họ (Trang 108)

Để kiểm chứng mức độ cần thiết và tính khả thi của 6 biện pháp phát triển ĐNGV trường mầm non Hoa Hồng đã được đề xuất, chúng tôi đã tiến hành thăm dò ý kiến của 50 người bao gồm: cán bộ, chuyên viên phòng mầm non của Sở GD&ĐT Vĩnh phúc, Ban giám hiệu và giáo viên trường mầm non Hoa Hồng.

Qua tổng hợp và xử lý các số liệu, chúng tôi thu được kết quả như sau:

CÁC BIỆN PHÁP Biện pháp 6 Biện pháp 5 Biện pháp 2 Biện pháp 4 Biện pháp 3 Biện pháp 1

101

Bảng 3.1: Kết quả thống kê nhận thức về tính khả thi và tính cấp thiết của các biện pháp

Tên biện pháp Mức độ cần thiết Mức độ khả thi Rất cần thiết Cần thiết Không cần thiết Rất khả thi Khả thi Không khả thi Biện pháp 1 SL 43 7 0 40 5 5 % 86% 14 0 80 10 10 Biện pháp 2 SL 45 5 0 37 8 5 % 90 10 0 74 16 10 Biện pháp 3 SL 44 6 0 25 18 7 % 88 12 0 50 36 14 Biện pháp 4 SL 46 2 2 40 6 4 % 92 4 4 80 12 8 Biện pháp 5 SL 46 4 0 41 7 2 % 92 8 0 82 14 4 Biện pháp 6 SL 47 3 0 39 11 0 % 94 6 0 78 22 0 Ghi chú:

Biện pháp 1: Tích cực tuyên truyền, giáo dục nâng cao nhận thức về vai trò quan trọng của ĐNGV trong sự nghiệp CNH-HĐH đất nước.

Biện pháp 2: Xây dựng quy hoạch phát triển ĐNGV đáp ứng yêu cầu phát triển của nhà trường trong giai đoạn hiện nay.

Biện pháp 3: Đổi mới công tác tuyển chọn và sử dụng ĐNGV nhằm phát huy năng lực của đội ngũ giáo viên.

102

Biện pháp 4: Tổ chức tốt công tác bồi dưỡng nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ cho giáo viên.

Biện pháp 5: Có chính sách chăm lo đời sống vật chất, tinh thần cho đội ngũ giáo viên.

Biện pháp 6: Tăng cường công tác kiểm tra, đánh giá chuyên môn, nghiệp vụ của đội ngũ giáo viên.

Qua kết quả thăm dò 6 biện pháp nêu trên (bảng 3.1) cho thấy mức độ cần thiết và khả thi của các biện pháp phát triển ĐNGV trường mầm non Hoa Hồng mà tôi đề xuất là tương đối cao, nếu được triển khai một cách bài bản và đúng quy trình thì chắc chắn sẽ thu được kết quả trong công tác phát triển ĐNGV mầm non. Đây cũng có thể là 6 biện pháp mà các trường mầm non có mô hình tương tự có thể áp dụng.

Kết luận chƣơng 3

Dựa vào kết quả của chương 1 và chương 2, chúng tôi mạnh dạn đề xuất 6 biện pháp phát triển ĐNGV trường mầm non Hoa Hồng. Các biện pháp đó có mối liên hệ chặt chẽ với nhau trong quá trình thực hiện. Mặc dù mỗi biện pháp có một vị trí, vai trò riêng nhưng chúng không tách rời nhau và chỉ phát huy hiệu quả cao nhất khi thực hiện đồng bộ các biện pháp.

Các biện pháp đề xuất đã được khảo sát, phân tích, đánh giá kỹ lưỡng. Kết quả bước đầu cho thấy các biện pháp được đề xuất đều cần thiết và có tính khả thi phù hợp với điều kiện thực tế của nhà trường.

Từ những kết quả phân tích ở trên, chúng tôi rút ra một số kết luận sau: ĐNGV là lực lượng có vai trò quyết định chất lượng đào tạo trong các trường mầm non. Để đáp ứng những yêu cầu của sự nghiệp đổi mới đất nước và những đòi hỏi ngày càng cao của thực tiễn GD&ĐT, trường mầm non Hoa Hồng cần có những bước đi vừa mang tính trước mắt, vừa mang tính chiến lược lâu dài. ĐNGV nhà trường cần được củng cố, phát triển đồng bộ cả về số lượng, cơ cấu và chất lượng, góp phần trực tiếp quyết định đến việc nâng cao chất lượng đào tạo và thương hiệu của nhà trường.

103

Thực trạng ĐNGV và công tác phát triển ĐNGV nhà trường còn bộc lộ một số vấn đề bất cập, có ảnh hưởng đến chất lượng dạy và học của nhà trường.

Thông qua việc nghiên cứu cơ sở lý luận về phát triển ĐNGV, luận văn bước đầu đề xuất được 6 biện pháp nhằm phát triển ĐNGV trường mầm non Hoa Hồng trong giai đoạn hiện nay.

Thứ nhất: Tích cực tuyên truyền, giáo dục nâng cao nhận thức về vai trò quan trọng của ĐNGV trong sự nghiệp CNH-HĐH đất nước.

Thứ hai: Xây dựng quy hoạch phát triển ĐNGV đáp ứng yêu cầu phát triển của nhà trường trong giai đoạn hiện nay.

Thứ ba: Đổi mới công tác tuyển chọn và sử dụng ĐNGV nhằm phát huy năng lực của đội ngũ giáo viên.

Thứ tư: Tổ chức tốt công tác bồi dưỡng nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ cho giáo viên.

Thứ năm: Có chính sách chăm lo đời sống vật chất, tinh thần cho đội ngũ giáo viên.

Thứ sáu: Tăng cường công tác kiểm tra, đánh giá chuyên môn, nghiệp vụ của đội ngũ giáo viên.

Các biện pháp nêu trên là một thể thống nhất, đồng bộ, có tác động hỗ trợ lẫn nhau, nhằm đảm bảo yêu cầu trước mắt và lâu dài trong chiến lược xây dựng ĐNGV nhà trường.

104

KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ 1. Kết luận

Trong bối cảnh thế giới đang đổi mới giáo dục quy mô toàn cầu, xã hội nào muốn phát triển cũng phải xuất phát từ nguồn nhân lực, mà nhân lực giỏi chỉ xuất phát từ người thầy giỏi và một nền giáo dục tốt. Nên các nước đều rất chú trọng đầu tư cho giáo dục, coi giáo dục là quốc sách hàng đầu, xác định đầu tư cho giáo dục là đầu tư cho sự phát triển và chính là đầu tư cho con người để phát triển bền vững. Khi con người được phát triển, những sức mạnh thể chất và tinh thần của họ sẽ được hiện thực hóa vào các quá trình, các hoạt động xã hội, tạo ra sự phát triển của xã hội và ngược lại.

Việt Nam đang trong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước; nền kinh tế hoạt động theo cơ chế thị trường có sự quản lý của Nhà nước theo định hướng XHCN. Giáo dục mầm non là bậc học đầu tiên của hệ thống giáo dục quốc dân, có vai trò đặt nền móng cho sự hình thành và phát triển của nhân cách con người, là khâu rất quan trọng để tạo cho xã hội nguồn nhân lực có nhân cách tốt, làm nền tảng phát huy năng lực của mỗi cá nhân sau này.

Để thực hiện được mục tiêu giáo dục, đòi hỏi phải có sự tác động của nhiều yếu tố. Song yếu tố căn bản nhất, chiếm vị trí quan trọng nhất đó là đội ngũ nhà giáo, những người giữ vai trò quyết định trong việc bảo đảm chất lượng giáo dục, vì vậy công tác phát triển đội ngũ giáo viên là quan trọng và cần thiết.

Đứng trước những yêu cầu phát triển của giáo dục trong xu thế hội nhập và đổi mới của đất nước, đội ngũ giáo viên trường mầm non Hoa Hồng còn nhiều bất cập. Biểu hiện cụ thể là số lượng giáo viên của nhà trường cơ cấu không đồng bộ; bộ phận giáo viên cốt cán có năng lực chuyên môn, nghiệp vụ giỏi, tâm huyết vời nghề thực sự không nhiều, chưa thạo kỹ năng sử dụng thiết

105

bị; nhiều giáo viên chưa chú ý đến việc rèn kỹ năng và khả năng thích ứng với xã hội cho học sinh; tỷ lệ giáo viên tuổi cao nhiều.

Thông qua việc nghiên cứu lý luận về phát triển đội ngũ giáo mầm non kết hợp với kết quả khảo sát thực tế để đề xuất 6 biện pháp phát triển đội ngũ giáo viên trường mầm non Hoa Hồng tỉnh Vĩnh Phúc:

Một là: Đẩy mạnh công tác tuyên truyền, giáo dục nhằm nâng cao nhận thức về vai trò quan trọng hàng đầu của đội ngũ giáo viên trong sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước.

Hai là: Hoàn thiện công tác quy hoạch phát triển đội ngũ giáo viên đáp ứng yêu cầu phát triển của nhà trường trong giai đoạn hiện nay.

Ba là: Đổi mới công tác tuyển chọn và sử dụng đội ngũ giáo viên nhằm phát huy tối đa năng lực của đội ngũ giáo viên

Bốn là: Thực hiện nghiêm túc, hiệu quả công tác đánh giá, xếp loại giáo viên theo quy định chuẩn nghề nghiệp giáo viên mầm non đáp ứng với yêu cầu đổi mới giáo dục hiện nay.

Năm là: Tăng cường công tác đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ giáo viên bảo đảm đủ số lượng và cân đối về cơ cấu; nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ, năng lực, đạo đức cho đội ngũ.

Sáu là: Có nhiều chính sách ưu đãi, hỗ trợ thỏa đáng đối với đội ngũ giáo viên mầm non để giáo viên đảm bảo đời sống, yên tâm công tác, yêu trẻ, yêu nghề hoàn thành tốt nhiệm vụ.

Tôi mong rằng, những biện pháp nêu trên được áp dụng tốt tại Trường mầm non Hoa Hồng để đem lại sự phát triển mạnh mẽ của nhà trường. Đồng thời những biện pháp này sẽ là gợi ý tham khảo, vận dụng cho các trường mầm non khác.

106

2. Khuyến nghị

2.1.Đối với Bộ Giáo dục và Đào tạo

Nâng cao chất lượng đào tạo thực sự của hệ thống các trường sư phạm, tổ chức các chương trình đào tạo đa dạng, tăng cường các khóa bồi dưỡng nâng cao năng lực cho đội ngũ giáo viên theo các chương trình tiên tiến, các chương trình hợp tác với nước ngoài để đáp ứng được nhiệm vụ nhà giáo trong tình hình mới.

2.2. Đối với UBND tỉnh Vĩnh Phúc.

Tiếp tục có những chính sách ưu tiên đầu tư đặc biệt về cơ sở vật chất, phương tiện, thiết bị dạy học cho nhà trường theo hướng chuẩn hóa các trường mầm non chất lượng cao trong nước và quốc tế.

Tiếp tục tăng cường đội ngũ nhà giáo cho các cơ sở giáo dục để có đủ giáo viên thực hiện giáo dục toàn diện; đảm bảo tỷ lệ giáo viên trên lớp, số học sinh / giáo viên theo đúng quy định.

2.3. Đối với Sở Giáo dục và Đào tạo tỉnh Vĩnh Phúc.

Làm tốt công tác tham mưu với UBND tỉnh để đảm bảo số lượng giáo viên và công tác phát triển đội ngũ giáo viên. Tiếp tục cải tiến nội dung, phương pháp bồi dưỡng thường xuyên theo mô đun, bồi dưỡng theo chu kỳ và bồi dưỡng nâng cao cho giáo viên, đảm bảo chất lượng và hiệu quả.

2.4. Đối với trường MN Hoa Hồng

Định kỳ hằng năm, rà soát, bổ sung và điều chỉnh Chiến lược phát triển nhà trường đến năm 2015 và tầm nhìn 2020, để đánh giá các biện pháp thực hiện bồi dưỡng, chuẩn hoá, nâng cao trình độ cho cán bộ quản lý, giáo viên.

Huy động các nguồn tài trợ của cha mẹ học sinh, các nhà kinh doanh, doanh nghiệp và các tổ chức xã hội để xây dựng Quỹ khuyến học nhằm động

107

viên, thu hút tiềm năng của đội ngũ giáo viên trong trường, đây là điều kiện quan trọng để nâng cao chất lượng chuyên môn hiện tại cũng như sau này.

Thường xuyên tổ chức các hội thi, hội thảo, hội nghị chuyên đề để cán bộ, giáo viên của trường được trao đổi, học tập với các nhà quản lý, nhà giáo có uy tín về kỹ năng, kinh nghiệm nghiên cứu khoa học và tổ chức thực hiện các chương trình, đề tài nghiên cứu.

Tích cực tham mưu với Sở GD&ĐT để được chủ động bố trí, sắp xếp đội ngũ giáo viên đảm bảo về số lượng, chất lượng, cân đối về cơ cấu.

108

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO Tiếng Việt

1. Ban Chấp hành Trung ƣơng ( 2006), tại Đại hội Đảng lần thứ X.

2. Ban chấp hành Trung ƣơng (2004), Chỉ thị 40 - CT/TW về việc xây dựng, nâng cao chất lượng đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục, Hà Nội.

3. Ban chấp hành trung ƣơng (2009), Thông báo kết luận số 242 - TB/TW về việc tiếp tục thực hiện Nghị quyết Trung ương 2 (khóa VIII) và phương hướng phát triển GD&ĐT đến năm 2020.

4. Ban chấp hành Trung ƣơng ( 1996), Nghị quyết Hội nghị lần thứ 2 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa VIII "Về định hướng chiến lược phát triển khoa học và công nghệ trong thời kỳ công nghiệp hóa hiện đại hoá và nhiệm vụ đến năm 2000".

5. Bộ GD&ĐT (2009), Đề án đổi mới căn bản, toàn diện GD&ĐT đáp ứng yêu cầu CNH, HĐH trong điều kiện kinh tế, định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập Quốc Tế.

6. Ban chấp hành Trung ƣơng, Kết luận số 14 - KL/TW của Hội nghị lần thứ 6 Ban chấp hành Trung ương Đảng khóa IX.

7. Ban Chấp hành Trung ƣơng, Nghị quyết Hội nghị lần thứ 4 Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa VII

8. Đặng Quốc Bảo (2010), Quản lý nhà trường. Bài giảng lớp Cao học Quản lý giáo dục K9, Đại học giáo dục, Đại học Quốc gia Hà Nội.

9. Đặng Quốc Bảo (1997), Một số khái niệm quản lý giáo dục. Học viện cán bộ quản lý Giáo dục và Đào tạo, Hà Nội.

10. Bộ giáo dục và đào tạo(2008), Điều lệ trường mầm non ( Quyết định số 14 /2008/QĐ-BGDĐTngày 07 tháng 4 năm 2008 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo)

109

11. Bộ Giáo dục và đào tạo (2007), Thông tư liên tịch 71/2007/TTLT- BGD&ĐT ngày 28/11/2007 Thông tư liên tịch về Hướng dẫn định mức biên chế sự nghiệp trong các cơ sở giáo dục mầm non công lập

12. Bộ GD và đào tạo ( 2008), Quy định về chuẩn nghề nghiệp giáo viên mầm non (Ban hành kèm theo Quyết định số 02/2008/QĐ-BGDĐT ngày 22 tháng 01 năm 2008 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo)

13. Nguyễn Quốc Chí - Nguyễn Thị Mỹ Lộc (2010), Đại cương khoa học quản lý. Nxb Đại học Quốc Gia Hà Nội.

14. Nguyễn Quốc Chí - Nguyễn Thị Mỹ Lộc (2004), Quản lý đội ngũ. Giáo trình cao học quản lý giáo dục, ĐHQGHN.

15. Nguyễn Đức Chính (2009), Chất lượng và quản lý chất lượng giáo dục đào tạo. Bài giảng lớp cao học Quản lý giáo dục khoá 9, Đại học giáo dục, Đại học Quốc Gia Hà Nội.

16. Trần Kiểm (1997), Quản lý giáo dục và trường học, Viện khoa học giáo dục.

17. Những lời kêu gọi của chủ tịch Hồ Chí Minh, Nxb Sự thật 1956, tập 3

18. Quốc hội nƣớc CHXHXNVN (2005). Luật giáo dục nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam. Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.

19. Chính phủ nƣớc cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (2006), Quyết

định số 149/2006-QĐ-TTg ngày 23/6/2006 v/v Phê duyệt Đề án phát triển GDMN giai đoạn 2006-2015.

20. Trần Thị Ngọc Trâm (2011), hướng dẫn tổ chức thực hiện chương trình GDMN trẻ 5-6 tuổi,NXB Giáo dục Hà Nội.

21. Ủy ban nhân dân tỉnh Vĩnh Phúc( 2007), Quyết định 33/2007 - QĐ -

UBND tỉnh Vĩnh Phúc về việc hỗ trợ GDMN giai đoạn 2007 – 2010

22. Ủy ban nhân dân tỉnh Vĩnh Phúc ( 2010), Quyết định số 25/ QĐ - UBND về chuyển đổi 100% trường mầm non bán công sang công lập

23. Hội đồng nhân dân tỉnh Vĩnh Phúc ( 2010), Nghị quyết 29 / 2010/NQ- HĐND ngày 22/12/2010 về giao chỉ tiêu và quy định chế độ cho GVMN

110

25. Tạp chí Đảng (Website) tư tưởng Hồ Chí Minh về giáo dục.

26. Phạm Viết Vƣợng (2000), Giáo dục học, NXB Đại học Quốc gia Hà Nội.

Trang Wed

27. www.moet,edu.vn

28. www.vinhphuc.edu.vn

29. www.mamnon.com

111

PHỤ LỤC Mẫu số 1:

PHIẾU ĐIỀU TRA

(Dùng cho Ban giám hiệu, tổ trưởng chuyên môn và giáo viên của Trường mầm non Hoa Hồng tỉnh Vĩnh Phúc).

Phiếu khảo sát, đánh giá phẩm chất đạo đức, kiến thức và kĩ năng sƣ phạm của đội ngũ giáo viên trƣờng mầm non Hoa Hồng tỉnh Vĩnh Phúc trong giai đoạn hiện nay.

Để có cơ sở đánh giá chất lượng đội ngũ giáo viên trường mầm non Hoa Hồng trong giai đoạn hiện nay, xin đồng chí vui lòng đánh giá đội ngũ giáo viên mầm non bằng cách đánh dấu X vào cột (loại) trong các ô của các bảng dưới đây: 1.Lĩnh vực phẩm chất chính trị, đạo đức, lối sống Lĩnh vực Tiêu chí Xếp loại Tốt Khá TB Kém 1. Nhận thức tư tưởng chính trị của một một nhà giáo

Tham gia học tập các Nghị quyết của Đảng,

Một phần của tài liệu Phát triển đội ngũ giáo viên trường mầm non hoa hồng tỉnh vĩnh phúc trong giai đoạn hiện nay luận văn ths giáo dục họ (Trang 108)