Tiếp tục thực hiện có hiệu quả các cuộc vận động, các phong trào thi đua của ngành.Thi đua dạy tốt, học tốt, giữ vững và phát huy thành tích của trường.
Xây dựng môi trường sư phạm trong sạch, đẹp, an toàn, lành mạnh, mối quan hệ ứng xử thân thiện giữa các thành viên trong nhà trường.
Xây dựng đội ngũ giáo viên đủ về số lượng, đồng bộ về cơ cấu, chuẩn về chất lượng, thạo tay nghề, tiếp tục nâng tỷ lệ giáo viên trên chuẩn. Tích cực bồi dưỡng đội ngũ cán bộ, nhà giáo theo chuẩn nghề nghiệp phù hợp với từng đối tượng đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục mầm non. Tự đánh giá chất lượng giáo dục trường mầm non.
Nâng cao chất lượng chăm sóc, nuôi dưỡng và giáo dục trẻ; Tiếp tục sử dụng đánh giá theo Bộ chuẩn phát triển trẻ em 5 tuổi; Nâng cao chất lượng ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý, chăm sóc, giáo dục trẻ.
Tiếp tục tăng cường đầu tư cơ sở vật chất và trang thiết bị, đồ dùng, đồ chơi đáp ứng yêu cầu phát triển quy mô trường lớp. Hoàn thiện sửa chữa trường lớp theo kế hoạch.
Thực hiện nghiêm túc quy chế dân chủ trong nhà trường, đẩy mạnh xã hội hoá giáo dục, huy động mọi nguồn lực để phát triển giáo dục, tiếp tục xây dựng đạt các tiêu chí của trường chất lượng cao.
47
Duy trì kết quả và nâng cao chất lượng giáo dục. Dạy học thích ứng với sự phát triển kinh tế- xã hội, phục vụ cho phát triển kinh tế - xã hội. Đẩy mạnh và phát huy hiệu quả công tác xã hội hoá giáo dục.
Chỉ đạo tích cực đổi mới kiểm tra, đánh giá, thúc đẩy mạnh mẽ việc đổi mới phương pháp giảng dạy; ứng dụng có hiệu quả CNTT và các thành tựu khác của khoa học và công nghệ vào dạy học.
Nâng cao chất lượng đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý nhà trường: phấn đấu đến năm 2014 có 80 % cán bộ, giáo viên có trình độ trên chuẩn; đến năm 2018 có trên 90% cán bộ, giáo viên, nhân viên có trình độ trên chuẩn.
Kế hoạch tài chính:
Trên cơ sở phát triển giáo dục đào tạo giai đoạn 2013-2018 và các định mức, chế độ chính sách hiện hành, kế hoạch đầu tư cơ sở vật chất, Sở giáo dục đào tạo, các cơ sở giáo dục trực thuộc chủ động xây dựng, tổng hợp dự toán thu, chi ngân sách nhà nước cho phù hợp.
Mục tiêu chủ yếu:
Phấn đấu 100% cán bộ, giáo viên, nhân viên, học sinh chấp hành nghiêm đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước;
Hàng năm có giáo viên đi học nâng cao trình độ, phấn đấu đến năm 2015 có trên 15% cán bộ, giáo viên trên chuẩn, có giáo viên đạt giải cao trong hội thi giáo viên dạy giỏi cấp tỉnh;
Chi bộ Đảng đạt Trong sạch vững mạnh và Trong sạch vững mạnh tiêu biểu; Các đoàn thể trong nhà trường đạt vững mạnh tiêu biểu.
Trường liên tục đạt tập thể lao động xuất sắc; Giữ vững trường chuẩn quốc gia mức độ II và phấn đấu đạt trường mầm non chất lượng cao của tỉnh
2.2. Thực trạng về ĐNGV trƣờng mầm non Hoa Hồng, tỉnh Vĩnh Phúc
2.2.1. Về số lượng giáo viên
Theo Thông tư liên tịch số 71/2007/TTLT- BGDĐT-BNV ngày
48
dục mầm non công lập” như sau: Đối với nhóm trẻ: bình quân mỗi giáo viên nuôi dạy 8 trẻ. Nếu nhiều hơn 5 trẻ thì được bố trí thêm một giáo viên; Đối với lớp mẫu giáo: Lớp có trẻ bán trú: 2 giáo viên phụ trách một lớp có từ 25 đến 30 trẻ; Lớp mẫu giáo nếu nhiều hơn 10 trẻ thì được bố trí thêm một giáo viên. Như vậy, số lượng giáo viên trực tiếp giảng dạy tại trường so với định mức của Bộ trong những năm qua cụ thể như sau:
Bảng 2.2 : Số lượng ĐNGV của nhà trường
(Từ năm học 2008 – 2009 đến năm học 2012 - 2013) TT Năm học Tổng số lớp Tổng số trẻ Số lƣợng GV thực tế Số lƣợng GV theo định mức của Bộ Số lƣợng GV thiếu 1 2008 - 2009 17 780 44 55 9 2 2009 - 2010 18 795 45 56 11 3 2010 - 2011 18 800 47 56 8 4 2011 - 2012 18 815 48 57 9 5 2012 - 2013 19 830 52 57 5
(Nguồn: Trường mầm non Hoa Hồng)
0 10 20 30 40 50 60 2008-2009 2009-2010 2010-2011 2011-2012 2012-2013 GV thực tế GV theo định mức của Bộ GV thiếu
Biểu đồ 2.2 : Số lượng giáo viên của nhà trường so với đinh mức của Bộ
49
Qua bảng 2.2 và biểu đồ 2.2 ở trên cho thấy số lượng giáo viên của nhà trường từ năm 2008 - 2009 đến năm 2012 - 2013 thiếu nhiều so với định mức của Bộ. Những năm tiếp theo số lượng giáo viên đang dần được đáp ứng (năm 2012 - 2013 chỉ còn thiếu 05 giáo viên).
Nguyên nhân của tình trạng trên là do công tác quy hoạch phát triển ĐNGV của nhà trường còn nhiều hạn chế, đặc biệt là công tác dự báo. Việc thiếu giáo viên gây ảnh hưởng rất lớn đến hoạt động chuyên môn của nhà trường. Áp lực nhận trẻ vào trường, số trẻ tăng do nhu cầu của phụ huynh, các nhóm lớp đều vượt quá quy định, giáo viên phải chăm sóc giáo dục các cháu nhiều, điều này không những làm ảnh hưởng đến sức khỏe của giáo viên mà còn ảnh hưởng đến chất lượng chăm sóc, nuôi dưỡng và giáo dục của nhà trường. Mặt khác, các chính sách, chế độ đãi ngộ của ngành và của tỉnh chưa đủ mạnh để thu hút những sinh viên giỏi mới tốt nghiệp về công tác tại tỉnh cũng như ở nhà trường. Điều này cho thấy sự cần thiết phải làm tốt công tác quy hoạch ĐNGV mang tính chiến lược cho từng giai đoạn phát triển của nhà trường, đồng thời cần hoàn thiện các chính sách thu hút, chế độ đãi ngộ và các chính sách đầu tư đặc biệt tạo môi trường thuận lợi cho giáo viên về công tác tại trường.
2.2.2. Về cơ cấu đội ngũ giáo viên
Số lượng giáo viên tương đối ổn định, ít có sự chuyển biển. Số lượng giáo viên nghỉ hưu và chuyển đi không thay đổi nhiều. Giáo viên chuyển đến nhiều hơn, được tăng cường hàng năm.
Bảng 2.3: Sự thay đổi giáo viên hàng năm của nhà trường
Năm học Nghỉ chế độ hƣu Chuyển đi Chuyển đến
2008-2009 1 1 1
2009-2010 1 1 1
2010-2011 1 0 2
2011-2012 1 0 2
2012-2013 0 1 6
50
Cơ cấu giáo viên theo độ tuổi của nhà trường được thống kê ở 3 mức (tuổi dưới 35; tuổi từ 35 đến 50; tuổi lớn hơn 50) Số liệu cụ thể ở bảng sau:
Bảng 2.4: Số lượng và tỷ lệ GV theo độ tuổi của nhà trường
(Từ năm học 2008 – 2008 đến năm học 2012 - 2013)
TT Năm học Tổng số GV
Tuổi < 35 35<Tuôi<50 Tuôi > 50
Số lượng Tỷ lệ (%) Số lượng Tỷ lệ (%) Số lượng Tỷ lệ (%) 1 2008-2009 44 16 36 25 57 3 7 2 2009-2010 45 16 35 25 56 4 9 3 2010-2011 47 17 36 25 53 5 11 4 2011-2012 48 16 33 27 56 5 11 5 2012-2013 52 18 35 28 54 6 11
(Nguồn: Trường mầm non Hoa Hồng)
Giáo viên ở độ tuổi trên 35 đến 50 tuổi hiện nay chiếm tỷ lệ cao 57 và ở độ tuổi trên 50 chiếm tỷ lệ rất thấp nhất là 7 %. Hàng năm số giáo viên được bổ sung thêm, năm 2008 -2009 là 44 giáo viên, đến năm 2012-2013 tăng lên là 52 giáo viên. Số lượng giáo viên tuổi trên 50 tăng lên hàng năm từ 7% năm 2008- 2009 lên 11% năm 2012-2013. Nhìn vào tỉ lệ giáo viên theo độ tuổi số lượng giáo viên tuổi cao ngày càng tăng.
Những giáo viên trẻ đã phát huy được thế mạnh là tính năng động, sự cập nhật kiến thức dạy theo chương trình giáo dục mầm non mới và nhiệt tình trong công tác. Song, họ cũng gặp những khó khăn như chưa có nhiều kinh nghiệm về chăm sóc nuôi dưỡng và giáo dục trẻ, chưa có nhiều kĩ năng xử lý tình huống trong chăm sóc và phòng một số bệnh cho trẻ, hạn chế về trao đổi giao tiếp với phụ huynh học sinh…. Do vậy cần phải được bồi dưỡng chuyên môn thường xuyên, học hỏi kinh nghiệm từ đồng nghiệp để tích lũy dần kiến thức chuyên môn nghiệp vụ phạm. Đối với giáo viên có tuổi đời trên 50 có kinh nghiệm trong chăm sóc nuôi dưỡng và giáo dục trẻ, xử lý tình huống thường gặp trong chăm sóc trẻ rất tốt, làm tốt công tác xã hội hóa giáo dục, giao tiếp tuyên truyền
51
với phụ huynh về phối hợp chăm sóc trẻ đạt hiệu quả. Song lại hạn chế về tiếp cận với chương trình giáo dục mầm non mới, có giáo viên không ứng dụng được công nghệ thông tin, dạy theo phương pháp cũ, ngại thay đổi…Trong những năm qua, mặc dù nhà trường đã được bổ sung thêm giáo viên trẻ nhưng vẫn có những hạn chế nhất định về đội ngũ giáo viên. Do đó, cần phải có kế hoạch kịp thời và tổng thể để đào tạo và bồi dưỡng nâng cao trình độ, năng lực chuyên môn, nghiệp vụ phù hợp với từng đối tượng giáo viên.
2.2.3. Về chất lượng đội ngũ giáo viên
2.2.3.1. Về trình độ đào tạo
Trong những năm qua, nhất là từ năm học 2008 - 2009 đến năm học 2012 - 2013, nhà trường đã quan tâm nhiều đến công tác đào tạo bồi dưỡng để giáo viên có trình độ đạt chuẩn và trên chuẩn, số liệu cụ thể qua bảng sau:
Bảng 2.5 : Trình độ đào tạo của ĐNGV nhà trường
(Từ năm học 2008 - 2009 đến năm học 2012 - 2013)
Trình độ
Năm học
Tổng số
Chuyên môn
Đại học Cao đẳng Trung cấp
SL % SL % SL % 2008 - 2009 44 14 32 16 36 14 32 2009 - 2010 45 15 33 17 38 13 29 2011 - 2010 47 16 34 18 38 13 28 2010 - 2011 48 18 38 17 35 13 27 2012 - 2013 52 19 37 21 40 12 23
( Nguồn: Trường mầm non Hoa Hồng)
Qua bảng 2.5 cho thấy 100% ĐNGV nhà trường có trình độ đạt chuẩn và trên chuẩn. Số giáo viên đạt trên chuẩn chiếm tỷ lệ cao và được tăng dần lên hàng năm (cụ thể năm 2008 - 2009 trên chuẩn đạt tỷ lệ 68% đến năm 2012-2013 tỷ lệ trên chuẩn được tăng lên 77%). Điều này thể hiện sự quan tâm của nhà trường tới công tác đào tạo bồi dưỡng ĐNGV là rất tốt. Tuy nhiên, trình độ bằng
52
cấp của đội ngũ giáo viên chưa khẳng định được hoàn toàn đảm bảo chất lượng chăm sóc, nuôi dưỡng và giáo dục trẻ. Một số giáo viên có bằng cấp trên chuẩn, đào tạo ở một số trung tâm không đảm bảo chất lượng, giáo viên ít được thực hành, kiến thức đào tạo lại không được sử dụng phù hợp…Nhà trường cần có kế hoạch đào tạo bồi dưỡng tại chỗ, sử dụng khai thác quả những kiến thức giáo viên học được để áp dụng vào thực tế. Nhà trường cần phải có những cơ chế, chính sách, kế hoạch cụ thể và tạo điều kiện về vật chất lẫn tinh thần để động viên những giáo viên có khả năng đi học nâng cao trình độ.
Bảng 2.6: Thống kê chất lƣợng chuyên môn, nghiệp vụ của ĐNGV
(Từ năm học 2008-2009 đến năm học 2012-2013)
Năm học Tổng số
Kết quả xếp loại chuyên môn
Tốt Khá Trung bình Yếu, kém SL % SL % SL % SL % 2008-2009 44 25 57 14 32 5 11 0 0 2009-2010 45 26 57 14 31 5 11 0 0 2010-2011 47 26 55 17 36 4 9 0 0 2011-2012 48 27 56 17 36 4 8 0 0 2012-2013 52 39 75 10 19 3 6 0 0
(Nguồn: Trường mầm non Hoa Hồng)
Nhìn vào bảng thống kê chất lượng chuyên môn nghiệp vụ ĐNGV của trường mầm non Hoa Hồng nhận thấy đa số giáo viên có năng lực chuyên môn, nghiệp vụ vững vàng, có kiến thức sâu, có phương pháp và hình thức tổ chức dạy học linh hoạt sáng tạo theo chương trình giáo dục mầm non đổi mới. Tỷ lệ giáo viên xếp loại chuyên môn tốt và khá rất cao ( Năm 2012-2013 tỷ lệ giáo viên xếp loại chuyên môn tốt là 75%, xếp loại khá là 19%). Tuy nhiên, chất lượng chuyên môn xếp loại trung bình vẫn còn 6% ở năm học 2012-2013. Để đáp ứng với yêu cầu là một trường mầm non đạt chuẩn quốc gia mức độ II và phấn đấu là trường mầm non chất lượng cao của tỉnh Vĩnh Phúc thì nhà trường
53
cần có kế hoạch bồi dưỡng chuyên môn để nâng cao tay nghề, kiến thức và phấn đấu 100 % giáo viên xếp loại chuyên môn khá tốt, không có giáo viên xếp loại đạt yêu cầu.
2.2.3.2. Trình độ ngoại ngữ, tin học
Số liệu bảng 2.7 dưới đây cho thấy đa số giáo viên của nhà trường đã có chứng chỉ ngoại ngữ và tin học. Tuy nhiên, thực tế tìm hiểu cho thấy, khả năng sử dụng chưa nhiều, nhiều giáo viên còn yếu về ngoại ngữ và chưa thông thạo các kỹ năng tin học, sẽ gặp nhiều khó khăn trong việc đổi mới phương pháp dạy học theo hướng tiếp cận với phương tiện dạy học hiện đại, công nghệ cao.
Bảng 2.7: Trình độ ngoại ngữ và tin học của Đội ngũ giáo viên
(Năm học 2012- 2013) Năm học Tổng Số GV GV có chứng chỉ Ngoại ngữ Tin học A B C A B C 2112-2013 52 48 13 35 0 23 25 0 Tỉ lệ (%) 92% 27% 73% 0 48% 52% 0
( Nguồn: Trường mầm non Hoa Hồng) 2.2.3.3. Phẩm chất đạo đức, lối sống
Bảng 2.8 : Phẩm chất chính trị, đạo đức, lối sống của ĐNGV
(Từ năm học 2008 - 2009 đến năm học 2012 - 2013) Năm Tổng số GV Phẩm chất chính trị, đạo đức, lối sống Tốt Khá TB Yếu, kém SL % SL % SL % SL % 2008 - 2009 44 43 98 1 2 0 0 0 0 2009 - 2010 45 44 98 1 2 0 0 0 0
54
2010 – 2011 47 46 98 1 2 0 0 0 0
2011 – 2012 48 47 98 1 2 0 0 0 0
2012 - 2013 52 51 98 1 2 0 0 0 0
( Nguồn: Trường mầm non Hoa Hồng)
Qua bảng 2.8 cho thấy: ĐNGV nhà trường có phẩm chất, đạo đức tốt, lối sống lành mạnh, giản dị, có bản lĩnh chính trị vững vàng. Có ý thức kỷ luật tốt, chấp hành nghiêm chỉnh đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước và quy định của ngành, của trường. Đa số giáo viên yêu nghề, tâm huyết với sự nghiệp giáo dục, có ý thức phấn đấu vươn lên, tích cực tự bồi dưỡng và học tập để nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ; có tinh thần đoàn kết, tương trợ, giúp đỡ nhau trong công tác và trong cuộc sống; không có giáo viên bị xử lý kỷ luật về chuyên môn, nghiệp vụ hay vi phạm Quy định về đạo đức nhà giáo, vi phạm pháp luật. Tuy nhiên, còn một bộ phận nhỏ giáo viên chưa thực hiện tốt vai trò, nhiệm vụ của giáo viên, chưa nhiệt tình tham gia các hoạt động chung của nhà trường.
2.2.4. Thực trạng về các điều kiện phục vụ cho đội ngũ giáo viên
ĐNGV có vị trí, vai trò rất quan trọng trong việc quyết định chất lượng chăm sóc, nuôi dưỡng và giáo dục trẻ của mỗi nhà trường. Chính vì vậy, trường mầm non Hoa Hồng đã luôn quan tâm đến việc tạo điều kiện làm việc thuận lợi cho giáo viên. Thực hiện đầy đủ chế độ chính sách theo các văn bản của HĐND và UBND Tỉnh Vĩnh phúc cho ĐNGV của trường. Tạo điều kiện ổn định, giữ vững việc làm để ĐNGV yên tâm công tác và hoàn thành nhiệm vụ được giao. Phát động phong làm thêm giờ tăng thu nhập cải thiện đời sống cho giáo viên, hàng tháng tăng thêm thu nhập bình quân từ 500.000 - 700.000đ/ giáo viên/ tháng. Thực hiện tốt công tác xã hội hoá giáo dục, vận động phụ huynh ủng hộ tăng cường CSVC cho dạy và học của các cháu. Tạo điều kiện thuận lợi cho ĐNGV đi học tập, đào tạo nâng cao trình độ chuyên môn, tập huấn bồi dưỡng chuyên
55
đề, học các lớp bồi dưỡng chuyên môn do Vụ Giáo dục mầm non, Sở Giáo dục và Đào tạo Vĩnh phúc tổ chức để nâng cao trình độ, năng lực chuyên môn của ĐNGV. Hàng năm nhà trường thường xuyên tổ chức cho giáo viên đi thăm quan, học tập kinh nghiệm chăm sóc và giáo dục trẻ tại các trường mầm non điểm ở Thành phố lớn và các tỉnh bạn để tăng cường hoạt động giao lưu, học hỏi và trao đổi kinh nghiệm với các trường mầm non tỉnh bạn.