Hướng khắc phục

Một phần của tài liệu Phát triển đội ngũ giáo viên trường mầm non hoa hồng tỉnh vĩnh phúc trong giai đoạn hiện nay luận văn ths giáo dục họ (Trang 65)

Nhà trường cần tiến hành khảo sát, thống kê toàn bộ giáo viên hiện tại và có kế hoạch trong năm học tới và những năm tiếp theo như: Số lượng, cơ cấu, loại hình, trình độ chuyên môn, trình độ chính trị, sức khoẻ… Trên cơ sở đó phân tích thực trạng, xây dựng kế hoạch trước mắt và trong tương lai cho công tác quản lý phát triển ĐNGV đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục, nhiệm vụ chính trị của nhà trường.

Ngoài ra, nhà trường cần làm tốt công tác tham mưu với các cấp uỷ và chính quyền địa phương về chính sách đãi ngộ hợp lý cho ĐNGV (về nhà ở,

58

mua đất làm nhà, vay vốn với lãi suất ưu đãi…) nhằm khuyến khích, động viên, tạo điều kiện cho học tập và yên tâm công tác. Luôn xem trọng hoạt động chuyên môn của các tổ chuyên môn, thường xuyên kiểm tra đôn đốc việc thực hiện quy chế chuyên môn các tổ chuyên môn, tạo điều kiện cho ĐNGV được giao lưu, học tập kinh nghiệm giảng dạy giữa các trường trong tỉnh và ngoài tỉnh thông qua các hội giảng, chuyên đề… Đồng thời tăng cường cơ sở vật chất, trang thiết bị dạy học và thực hành đảm bảo chất lượng và hiện đại để phục vụ cho giảng dạy và nâng cao trình độ chuyên môn.

2.4. Thực trạng công tác phát triển ĐNGV của trƣờng mầm non Hoa Hồng (từ năm học 2008 - 2009 đến năm học 2012 - 2013)

2.4.1. Nhận thức về công tác phát triển đội ngũ giáo viên

Giáo dục hướng tới mục tiêu hình thành và phát triển nhân cách học sinh với những phẩm chất về kiến thức, kỹ năng, thái độ. Ðạt được mục tiêu đó bằng tác động giáo dục của môi trường xã hội, gia đình, nhà trường. Trong đó, nhà trường có vai trò quyết định vì ở đó quá trình giáo dục được thực hiện một cách hệ thống bởi các yếu tố xác định: mục tiêu, chương trình, nội dung, phương pháp, hình thức, phương tiện giáo dục. Hệ thống đó được vận hành, phát triển bền vững nhờ động lực được tạo ra bởi tương tác hoạt động dạy và học. Nói theo chủ thể hoạt động thì đó là tương tác hoạt động giữa giáo viên và học sinh. Bản chất tương tác đó là vai trò quyết định của hoạt động dạy đối với hoạt động học và cũng là nhấn mạnh vai trò quyết định của ĐNGV đối với chất lượng giáo dục. Mặc dù nội dung, hình thức, phương pháp lao động sư phạm của ĐNGV ngày nay đã có nhiều thay đổi cùng với sự phát triển của xã hội loài người nói chung, của khoa học kỹ thuật nói riêng nhưng vai trò của họ không thay đổi. Tuy nhiên, đặc điểm lao động sư phạm của ĐNGV có những thay đổi theo xu hướng đổi mới giáo dục. Có thể khẳng định rằng ĐNGV giữ vai trò quyết định chất lượng và hiệu quả giáo dục.

59

Giáo viên mầm non là người thầy đầu tiên giữ vai trò vô cùng quan trọng trong việc giúp trẻ phát triển về thể chất, tình cảm, trí tuệ, thẩm mỹ, hình thành những yếu tố đầu tiên của nhân cách và chuẩn bị cho trẻ bước vào lớp 1. Trong bối cảnh đó, việc xây dựng và phát triển đội ngũ giáo viên của của trường mầm non là một việc làm quan trọng và cấp thiết, nhằm đáp ứng yêu cầu đào tạo các thế hệ mầm non phục vụ cho sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước. Muốn vậy đòi hỏi đội ngũ giáo viên cần phải nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ, cập nhật kiến thức một cách thường xuyên, đổi mới phương pháp giảng dạy theo hướng phát huy tính tích cực chủ động, sáng tạo của học sinh.

Nhìn vào thực trạng ĐNGV mầm non hiện nay cần phải có những giải pháp cấp bách để nâng cao nhận thức về vị trí, vai trò, trách nhiệm, đồng thời có kế hoạch phát triển về trình độ và năng lực chuyên môn, kịp thời đáp ứng với sự phát triển trong bối cảnh hội nhập kinh tế trong khu vực và trên thế giới.

Để có ĐNGV tốt, trước hết phải có những giáo viên tốt. Để phát huy được yếu tố nội lực của giáo viên cần đến vai trò và nhận thức của người quản lý. Người quản lý cần phải nhận thức đúng đắn về sự cần thiết của công tác xây dựng và phát triển ĐNGV. Xuất phát từ những phân tích về tình hình thực trạng ĐNGV mà từ đó có thể đề ra những giải pháp phù hợp nhằm phát triển ĐNGV mầm non góp phần nâng cao chất lượng GD&ĐT.

2.4.2. Thực trạng công tác phát triển ĐNGV trường mầm non Hoa Hồng

2.4.2.1 Mục đích điều tra

Đánh giá chính xác thực trạng về nhận thức, thái độ của CBQL và giáo viên về công tác xây dựng và phát triển ĐNGV mầm non Hoa Hồng tỉnh Vĩnh Phúc trong thời gian qua; nhằm tìm ra các biện pháp hợp lý, có tính khả thi để xây dựng và phát triển ĐNGV mầm non trong giai đoạn hiện nay.

2.4.2.2. Đối tượng điều tra

Để đánh giá được thực trạng phát triển ĐNGV trường mầm non Hoa Hồng tác giả dùng phiếu khảo sát theo mẫu, đối tượng khảo sát gồm 50 người là

60

03 cán bộ phòng mầm non Sở GD&ĐT tỉnh Vĩnh phúc, 03 cán bộ quản lý trường mầm non Hoa Hồng và 44 giáo viên của trường mầm non Hoa Hồng.

2.4.2.3. Nội dung điều tra

- Điều tra thực trạng và đánh giá của CBQL, giáo viên về các biện pháp xây dựng và phát triển ĐNGV trường mầm non Hoa Hồng, tỉnh Vĩnh phúc trong thời gian qua. Các biện pháp phát triển ĐNGV có phiếu đánh giá gồm 5 mức độ: Tốt: 5 điểm; Khá: 4 điểm ; Trung bình: 3 điểm; Yếu: 2 điểm; Rất yếu: 1 điểm,

(điểm trung bình là 3).

- Nhận thức của CBQL, giáo viên về mức độ cần thiết và tính khả thi của việc đề ra các nhóm biện pháp để xây dựng và phát triển ĐNGV trường mầm non Hoa hồng tỉnh Vĩnh Phúc trong giai đoạn hiện nay

2.4.2.3. Phân tích kết quả điều tra

* Về công tác quy hoạch phát triển đội ngũ giáo viên

Bảng số 2.9: Kết quả điều tra, đánh giá thực trạng việc xây dựng quy hoạch ĐNGV trường mầm non Hoa Hồng

TT Nội dung Mức độ thực hiện Điểm TB Thứ bậc Tốt Khá TB Yếu Rất yếu SL % SL % SL % SL % SL % 1 Xác định đúng mục tiêu, nhu cầu phát triển đội ngũ giáo viên đến năm 2018.

5 10 11 22 17 34 9 18 8 16 2.98 4

2 Xây dựng kế hoạch phát triển đội ngũ giáo viên của nhà trường.

8 16 13 26 17 34 8 16 4 8 3.26 2

3 Xây dựng kế hoạch

61 giáo viên trường

mầm non Hoa Hồng.

4 Lựa chọn các giải pháp thực hiện quy hoạch phát triển đội ngũ giáo viên.

8 16 9 18 14 28 11 22 8 16 2.96 5

5 Công tác quy hoạch phát triển luôn được xem xét, bổ sung, điều chỉnh, thúc đẩy được sự phấn đấu, vươn lên của giáo viên.

8 16 10 20 14 28 12 24 6 12 3.04 3

Kết quả ở bảng 2.9 thể hiện mức độ đánh giá giữa các tiêu chí trong việc xây dựng quy hoạch ĐNGV trường mầm non Hoa Hồng như sau:

Tiêu chí 1 điểm trung bình là 2,89 và xếp thứ 4 Tiêu chí 2 điểm trung bình là 3,26 và xếp thứ 2 Tiêu chí 3 điểm trung bình là 3,72 và xếp thứ 1 Tiêu chí 4 điểm trung bình là 2,96 và xếp thứ 5 Tiêu chí 5 điểm trung bình là 3,04 và xếp thứ 3

Nhận xét: Căn cứ vào điểm trung bình và thứ bậc, tác giả nhận thấy rằng: Tiêu chí 2,3,5 là nhà trường đã chú ý đến công tác quy hoạch phát triển ĐNGV vì theo quy định điểm trung bình là 3. Tuy nhiên mới chỉ đạt ở mức là 3,72 thì chưa cao; có nghĩa tiêu chí này làm chưa thực sự tốt. Ở tiêu chí 1 và 4 không đạt được mức điểm trung bình, xếp thứ bậc là 4 và 5. Nhìn vào tỉ lệ % ở mức độ yếu và rất yếu chiếm quá cao ( Tiêu chí 1 chiếm 34%, tiêu chí 4 chiểm 38%, tiêu chí

62

nhu cầu phát triển đội ngũ giáo viên đến năm 2018 và việc lựa chọn các giải pháp quy hoạch phát triển đội ngũ chưa hiệu quả

Qua phân tích trên, một số tiêu chí về quy hoạch phát triển ĐNGV của trường mầm non Hoa Hồng những năm qua tương đối tốt, có hệ thống, góp phần quan trọng trong việc nâng cao chất lượng giáo dục. Đáp ứng được nhu cầu số lượng giáo viên, từng bước xây dựng đồng bộ về cơ cấu và chất lượng đội ngũ, đáp ứng được yêu cầu thực hiện đổi mới chương trình giáo dục mầm non. Nhà trường đã triển khai công tác quy hoạch phát triển ĐNGV, xây dựng kế hoạch bồi dưỡng đội ngũ giáo viên. Tuy nhiên, hàng năm nhà trường có được bổ sung thêm giáo viên nhưng số lượng giáo viên vẫn còn thiếu so với định mức của Bộ (ví dụ: năm học 2012 - 2013 thiếu 05 giáo viên). Tình trạng thiếu giáo viên kéo dài làm ảnh đến việc điều hành, sắp xếp chuyên môn, cử giáo viên đi học nâng cao... Mặt khác, việc xây dựng quy hoạch phát triển ĐNGV nhà trường chưa được thường xuyên tổng kết, đánh giá, rút kinh nghiệm và điều chỉnh cho phù

hợp với thực tiễn phát triển của nhà trường, việc xác định đúng mục tiêu, nhu

cầu phát triển đội ngũ giáo viên đến năm 2018 và việc lựa chọn các giải pháp quy hoạch phát triển đội ngũ chưa hiệu quả, còn lúng túng, chưa khoa học

* Về công tác tuyển chọn và sử dụng đội ngũ giáo viên

Với 5 tiêu chí để khảo sát thực công tác tuyển chọn và sử dụng đội ngũ giáo viên trường mầm non, tác giả đã thu được kết quả như sau:

Bảng số 2.10: Kết quả điều tra, đánh giá thực trạng công tác tuyển chọn và sử dụng ĐNGV trường mầm non Hoa Hồng, tỉnh Vĩnh Phúc

TT Nội dung Mức độ thực hiện Điểm TB Thứ bậc Tốt Khá TB Yếu Rất yếu SL % SL % SL % SL % SL % 1

Xây dựng được tiêu

63 và năng lực của đội

ngũ giáo viên mầm non.

2

Tuyển chọn giáo viên đảm bảo nhu cầu về số lượng giáo viên như bản quy hoạch đề ra

5 24 8 30 12 34 16 16 9 8 2,68 5

3

Kế hoạch tuyển chọn đúng đối tượng tuyển, tiêu chuẩn tuyển, hồ sơ, phương thức, chỉ tiêu…

7 24 9 28 12 34 15 10 7 4 2.88 4

4

Phân công giáo viên phát huy quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm trong chăm sóc và giáo dục trẻ. 11 16 14 22 16 28 5 26 4 8 3.46 3 5 Phân công kết hợp giáo viên trẻ, khỏe, có năng lực, nhiệt tình với giáo viên giàu kinh nghiệm trong công tác thực tiễn, nhằm bổ sung, hỗ trợ cho nhau.

64

Kết quả ở bảng 2.10 thể hiện mức độ đánh giá giữa các tiêu chí trong công tác tuyển chọn và sử dụng đội ngũ giáo viên trường mầm non, tác giả đã thu được kết quả như sau:

Tiêu chí 1 điểm trung bình là 3,72 và xếp thứ 1 Tiêu chí 2 điểm trung bình là 2,68 và xếp thứ 5 Tiêu chí 3 điểm trung bình là 2,88 và xếp thứ 4 Tiêu chí 4 điểm trung bình là 3,46 và xếp thứ 3 Tiêu chí 5 điểm trung bình là 3,62 và xếp thứ 2

Nhận xét: Căn cứ vào điểm trung bình và thứ bậc, tác giả nhận thấy rằng: Nhìn vào tiêu chí 1,4 và 5 đạt được điểm trên mức trung bình và xếp thứ bậc 1,2,3 thể hiện nhà trường đã xây dựng được tiêu chuẩn về phẩm chất và năng lực của đội ngũ giáo viên; Phân công giáo viên phát huy được quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm, năng động, sáng tạo trong chăm sóc và giáo dục trẻ; Phân công kết hợp giáo viên trẻ, khỏe, có năng lực, nhiệt tình với giáo viên giàu kinh nghiệm trong công tác thực tiễn, nhằm bổ sung, hỗ trợ cho nhau.

Tiêu chí 2 và 3 chưa đạt được điểm trung bình và xếp thứ bậc 4 và 5. Điều tra cho thấy mức độ yếu và rất yếu vẫn chiếm tỉ lệ cao ( Tiêu chí 1 chiếm 28%, tiêu chí 2 chiếm 24%, tiêu chí 4 chiếm 34 % và tiêu chí 5 chiếm 26%). Thể hiện công tác tuyển chọn giáo viên chưa đảm bảo nhu cầu về số lượng giáo viên như bản quy hoạch đề ra. Căn cứ vào số trẻ thực tế và số giáo viên của nhà trường hàng năm vẫn còn thiếu (năm 2009-2010 thiếu nhiều nhất là 11 giáo viên và năm học 2012-2013 thiếu ít nhất là 5 giáo viên). Công tác tuyển chọn, đối tượng tuyển, tiêu chuẩn tuyển, quy trình, lịch tuyển và các chính sách tuyển chọn chưa thực đạt hiệu quả.

Trong công tác tuyển chọn, trường mầm non Hoa Hồng chỉ được tuyển dụng giáo viên hợp đồng ngắn khi nhà trường thiếu giáo viên. Đối với giáo viên trong biên chế nhà nước hoặc giáo viên hợp đồng dài hạn thì cấp trên là Sở GD&ĐT trực tiếp tuyển. Hiện nay nhà trường có tổng số 52 giáo viên, trong đó

65

có 45 giáo viên trong biên chế nhà nước và có 7 giáo viên hợp đồng ngắn hạn do nhà trường tuyển dụng.

Qua phân tích ở bảng 2.10, tác giả nhận thấy việc tuyển chọn giáo viên đảm bảo nhu cầu về số lượng giáo viên như bản quy hoạch đề ra chưa được đáp ứng theo yêu cầu thực tế của nhà trường. Công tác tuyển chọn giáo viên là công tác quan trọng nhằm phát triển về số lượng, cơ cấu và chất lượng ĐNGV trong hệ thống các trường mầm non. Thực tế trong những năm vừa qua, công tác tuyển chọn ĐNGV các trường mầm non được thực hiện theo hướng sau: Hằng năm, trên cơ sở kế hoạch của các trường, Sở GD&ĐT chủ động xây dựng kế hoạch biên chế cho tất cả các trường và có chi tiết tới từng bộ môn và cùng với Sở Nội vụ tham mưu cho UBND tỉnh phê duyệt, sau đó phân chỉ tiêu giáo viên mới về các trường. Do quy mô hội đồng tuyển dụng của Sở GD&ĐT là quá lớn, tuyển dụng giáo viên cho tất cả các trường mầm non trong tỉnh nên chỉ có thể đáp ứng những yêu cầu chung mà khó có thể thoải mãn được nhu cầu riêng của từng trường, do đó nhiều năm qua vẫn còn tình trạng thiếu giáo viên cơ cấu tuyển dụng chưa phù hợp. Đối với giáo viên hợp đồng ngắn hạn, nhà trường trực tiếp tuyển, tuy nhiên số giáo viên này rất ít và thường có những giáo viên chuyển công tác đột xuất hoặc nghỉ thai sản thì nhà trường mới tuyển. Các quy trình tuyển được quy định rất rõ ràng trong quy chế hoạt động của đơn vị.

Đối với việc sử dụng ĐNGV của nhà trường trong những năm qua đã đạt

được những kết quả nhất định, trên quan điểm “đúng người, đúng việc”, “đúng

chuyên môn, đúng khả năng”, không những đã phát huy được hết năng lực của ĐNGV mà còn làm cho môi trường làm việc thoải mái, giúp họ làm việc nhiệt tình hơn trong giảng dạy và hoàn thành tốt mục tiêu, nhiệm vụ của trường đề ra.

Nhà trường đã có chủ trương, chính sách nhằm tăng cường hiệu quả trong công tác và sử dụng ĐNGV hiện có thông qua việc thường xuyên kiểm tra, thanh tra, đánh giá từng năm, từng học kỳ từ tổ chuyên môn đến từng giáo viên nhằm tìm ra những biện pháp, phương pháp hiệu quả trong việc điều chỉnh sắp xếp, lựa chọn và sử dụng ĐNGV của trường.

66

Mặc dù vậy, công tác sử dụng ĐNGV của nhà trường trong những năm qua vẫn còn một số tồn tại: Việc luân chuyển giáo viên quay vòng từ làm công tác nuôi dưỡng đến giảng dạy ở các nhóm lớp đôi khi chưa hợp lý. Giáo viên không chuyên trách ở các lớp mà được đổi vị trí hàng năm với công việc khác nhau nên đôi khi vừa thành thạo việc lại đổi sang bộ phận khác, dẫn đến hiệu quả công việc không cao. Sắp sếp 2 giáo viên trên lớp nhưng đôi khi giáo viên

Một phần của tài liệu Phát triển đội ngũ giáo viên trường mầm non hoa hồng tỉnh vĩnh phúc trong giai đoạn hiện nay luận văn ths giáo dục họ (Trang 65)