Đánh giá đội ngũ giáo viên mầm non

Một phần của tài liệu Phát triển đội ngũ giáo viên trường mầm non hoa hồng tỉnh vĩnh phúc trong giai đoạn hiện nay luận văn ths giáo dục họ (Trang 40 - 41)

Tác giả Nguyễn Đức Chính khi nghiên cứu về đánh giá trong giáo dục đã quan niệm: “Bất kỳ khâu nào của quản lý giáo dục cũng cần tới đánh giá. Không có đánh giá thì hệ thống quản lý giáo dục sẽ trở thành một hệ thống một chiều. Như vậy, có thể nói đánh giá là một nhân tố đảm bảo cho quản lý giáo dục có tính khoa học và hoàn thiện”.[15, tr. 35]

Đánh giá ĐNGV được hiểu là việc so sánh kết quả hoàn thành công việc cá nhân được giao với các tiêu chuẩn hoặc mục đích đã xác định cho vị trí làm việc đó. Nếu kết quả đánh giá giáo viên thấp thì cần phải có kế hoạch bồi dưỡng kịp thời, còn nếu giáo viên đạt kết quả cao thì sẽ được khen thưởng, đề bạt một cách công bằng, xứng đáng.

Đánh giá, xếp loại giáo viên mầm non về chuyên môn nghiệp vụ thực hiện theo hai tiêu chuẩn như sau :

- Thực hiện nhiệm vụ nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục trẻ.

- Tích cực học tập chính trị, văn hóa, chuyên môn, nghiệp vụ để nâng cao trình độ đáp ứng yêu cầu nâng cao chất lượng giáo viên mầm non trong giai đoạn hiện nay.

Đánh giá, xếp loại giáo viên mầm non bao gồm: Phẩm chất chính trị, đạo đức, lối sống : Tốt, Khá, Trung bình, Kém; Chuyên môn nghiệp vụ : Giỏi, Khá, Trung bình, Kém. Kết quả xếp loại chung được chia thành 4 mức : Xuất sắc, Khá, Trung bình, Kém.

33

Tổ chức thực hiện đánh giá, xếp loại giáo viên :

Cá nhân viết bản tự nhận xét, đánh giá, xếp loại theo nội dung đánh giá, tiêu chuẩn xếp loại quy định tại Điều 5, 6 của Quyết định số 06/2006/QĐ-BNV ngày 21 tháng 3 năm 2006 về việc ban hành Quy chế đánh giá, xếp loại giáo viên mầm non và giáo viên phổ thông công lập.

Họp tổ chuyên môn nơi giáo viên làm việc tham gia góp ý và ghi ý kiến nhận xét của tổ chuyên môn vào bản tự nhận xét, đánh giá của cá nhân.

Hiệu trưởng trực tiếp đánh giá xếp loại giáo viên theo từng nội dung quy định trong Quyết định số 06/2006/QĐ-BNV ngày 21 tháng 3 năm 2006 về việc ban hành Quy chế đánh giá, xếp loại giáo viên mầm non và giáo viên phổ thông công lập. Sau khi tham khảo ý kiến nhận xét của tổ chuyên môn theo 4 mức độ : Giỏi, Khá, Trung bình, Kém và công bố công khai kết quả phân loại giáo viên trước phiên họp Hội đồng nhà trường

Giáo viên có quyền trình bày ý kiến của mình, bảo lưu ý kiến tự đánh giá nhưng phải chấp hành ý kiến kết luận của cơ quan quản lý có thẩm quyền quyết định.

Hiệu trưởng ghi rõ kết quả đánh giá, xếp loại vào bản tự nhận xét, đánh giá, xếp loại của giáo viên và lưu giữ hàng năm vào hồ sơ cán bộ, giáo viên đang công tác tại đơn vị.

Trong quá trình đánh giá sự hoàn thành công việc của giáo viên cần sử dụng các phương pháp thu nhập thông tin, phân tích, đánh giá kết quả công việc theo các mục tiêu đã xác định của cá nhân hay tổ chức mang tính chất định kỳ.

Một phần của tài liệu Phát triển đội ngũ giáo viên trường mầm non hoa hồng tỉnh vĩnh phúc trong giai đoạn hiện nay luận văn ths giáo dục họ (Trang 40 - 41)