Tại Điều 35 của Điều lệ trường mầm non đã ghi rõ nhiệm vụ của giáo viên mầm non:
1. Bảo vệ an toàn sức khoẻ, tính mạng của trẻ em trong thời gian trẻ em ở nhà trường, nhà trẻ, nhóm trẻ, lớp mẫu giáo độc lập.
2. Thực hiện công tác nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục trẻ em theo chương trình giáo dục mầm non: lập kế hoạch chăm sóc, giáo dục; Xây dựng môi trường giáo dục, tổ chức các hoạt động nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục trẻ em; Đánh
23
giá và quản lý trẻ em; Chịu trách nhiệm về chất lượng nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục trẻ em; Tham gia các hoạt động của tổ chuyên môn, của nhà trường, nhà trẻ, nhóm trẻ, lớp mẫu giáo độc lập.
3. Trau dồi đạo đức, giữ gìn phẩm chất, danh dự, uy tín của nhà giáo; Gương mẫu, thương yêu trẻ em, đối xử công bằng và tôn trọng nhân cách của trẻ em; Bảo vệ các quyền và lợi ích chính đáng của trẻ em; Đoàn kết, giúp đỡ đồng nghiệp.
4. Tuyên truyền phổ biến kiến thức khoa học nuôi dạy trẻ em cho cha mẹ trẻ. Chủ động phối hợp với gia đình trẻ để thực hiện mục tiêu giáo dục trẻ em.
5. Rèn luyện sức khỏe; Học tập văn hoá; Bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ để nâng cao chất lượng nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục trẻ em.
6. Thực hiện các nghĩa vụ công dân, các quy định của pháp luật và của ngành, các quy định của nhà trường, quyết định của Hiệu trưởng.
Cũng tại Điều 37 của Điều lệ này giáo viên mầm non được đảm bảo các quyền sau đây:
1. Được đảm bảo các điều kiện để thực hiện nhiệm vụ nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục trẻ em.
2. Được đào tạo nâng cao trình độ, bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ, được hưởng lương, phụ cấp và các chế độ khác theo quy định của pháp luật khi được cử đi học để nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ.
3. Được hưởng mọi quyền lợi về vật chất, tinh thần và được chăm sóc, bảo vệ sức khoẻ theo chế độ, chính sách quy định đối với nhà giáo.
4. Được bảo vệ nhân phẩm, danh dự.
5. Được thực hiện các quyền khác theo quy định của pháp luật.
Tại Điều 38 của Điều lệ này quy định trình độ đào tạo của giáo viên mầm
non: Trình độ chuẩn được đào tạo của giáo viên mầm non là có bằng tốt nghiệp
trung cấp sư phạm mầm non.
Tại điều Điều 39 của Điều lệ này quy định hành vi, ngôn ngữ ứng xử, trang phục của giáo viên và nhân viên:
24
1. Hành vi, ngôn ngữ ứng xử của giáo viên phải đáp ứng yêu cầu giáo dục đối với trẻ em.
2. Trang phục của giáo viên và nhân viên gọn gàng, sạch sẽ phù hợp với hoạt động nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục trẻ em.
Tại điều Điều 40 của Điều lệ này quy định các hành vi giáo viên và nhân
viên không được làm
1. Các hành vi giáo viên không được làm:
a) Xúc phạm danh dự, nhân phẩm, xâm phạm thân thể trẻ em và đồng nghiệp;
b) Xuyên tạc nội dung giáo dục;
c) Bỏ giờ; Bỏ buổi dạy; Tuỳ tiện cắt xén chương trình nuôi dưỡng, chăm sóc giáo dục;
d) Đối xử không công bằng đối với trẻ em; e) Ép buộc trẻ học thêm để thu tiền;
f) Bớt xén khẩu phần ăn của trẻ em; Làm việc riêng khi đang tổ chức các hoạt động nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục trẻ em.
2. Các hành vi nhân viên không được làm :
a) Xúc phạm danh dự, nhân phẩm, xâm phạm thân thể trẻ em và đồng nghiệp;
b) Đối xử không công bằng đối với trẻ em;
c) Bớt xén khẩu phần ăn của trẻ em; Làm việc riêng khi đang tổ chức các hoạt động nuôi dưỡng, chăm sóc trẻ em.
1.3.3. Tầm quan trọng của vấn đề phát triển đội ngũ giáo viên trong trƣờng mầm non hiện nay
1.3.3.1. Chủ trương chính sách của Đảng và Nhà nước về vấn đề phát triển ĐNGV
Xác định phát triển GD&ĐT là quốc sách hàng đầu, Đảng và Nhà nước ta đưa ra rất nhiều các chủ trương, chính sách và biện pháp nhằm xây dựng đội ngũ nhà giáo trong giai đoạn phát triển mới của đất nước.
25
Nghị quyết Hội nghị lần thứ 2 BCH TW Đảng khóa VIII đã nêu: Giáo viên là nhân tố quyết định chất lượng của giáo dục và được xã hội tôn vinh. Giáo viên phải có đủ tài, đủ đức. Nghị quyết của Đại hội Đảng khóa IX, X, cũng đặc biệt quan tâm đến xây dựng đội ngũ cán bộ quản lý giáo dục và đội ngũ nhà giáo cần có đủ sức, đủ tài để chấn hưng nền giáo dục nước nhà và chú trọng việc nâng cao bản lĩnh chính trị, phẩm chất lối sống của nhà giáo.
Chỉ thị số 40-CT/TW của Ban Bí thư Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam về việc xây dựng, nâng cao chất lượng đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục, chỉ thị nhấn mạnh: “Phát triển GD&ĐT là quốc sách hàng đầu, là một trong những động lực quan trọng thúc đẩy sự nghiệp CNH-HĐH đất nước, là điều kiện để phát huy nguồn lực con người. Đây là trách nhiệm của toàn Đảng, toàn dân, trong đó nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục là lực lượng nòng cốt, có vai trò quan trọng”.[2]
Đặc biệt, ngày 15 tháng 4 năm 2009, Ban Chấp hành Trung ương Đảng cộng sản Việt Nam đã có Thông báo số 242 - TB/TW: Thông báo kết luận của Bộ Chính trị về việc tiếp tục thực hiện Nghị quyết Trung ương 2 (khóa VIII) và
phương hướng phát triển GD&ĐT đến năm 2020. Thông báo nhấn mạnh: “Xây
dựng đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục đủ về số lượng, đáp ứng yêu cầu về chất lượng”.[3]
1.3.3.2. Tầm quan trọng của việc phát triển ĐNGV hiện nay
Chủ tịch Hồ Chí Minh đã nói: Nếu không có thầy giáo thì không có giáo
dục. Nghị quyết Hội nghị Trung ương 2 khoá VIII của Đảng đã khẳng định:
Giáo viên là khâu then chốt để thực hiện chiến lược phát triển giáo dục và phải đặc biệt quan tâm chăm lo đào tạo, bồi dưỡng chuẩn hoá ĐNGV cũng như đội ngũ cán bộ giáo dục về cả chính trị, tư tưởng, đạo đức và năng lực chuyên môn nghiệp vụ [4].
GD&ĐT là một trong những yếu tố có ý nghĩa quyết định đối với sự phát triển tiềm năng “chất xám” của con người, phát triển tiềm lực khoa học và công
26
nghệ của mỗi quốc gia. ĐNGV góp phần không nhỏ trong việc giữ vững định hướng xã hội chủ nghĩa và nâng cao tiềm lực nội sinh - yếu tố giữ vai trò quyết định thắng lợi của sự nghiệp CNH-HĐH đất nước. Thông qua việc trang bị những tri thức khoa học, những kiến thức chuyên môn, kỹ năng nghề nghiệp, giáo dục phẩm chất và nhân cách cho học sinh, ĐNGV đã đào tạo ra những lớp người lao động mới, những tri thức trẻ - chủ nhân tương lai của đất nước.
ĐNGV có vai trò to lớn đối với sự phát triển của GD&ĐT, khoa học và công nghệ, là động lực cho sự phát triển nhanh và bền vững của đất nước. Các Mác đã nói: Việc tạo ra một đội ngũ đông đảo những người có học vấn cao, tinh
thông khoa học kỹ thuật “không phải chỉ là một phương pháp để làm tăng thêm
nền sản xuất xã hội mà còn là một phương pháp duy nhất để sản xuất ra những con người phát triển toàn diện”. Xây dựng đội ngũ cán bộ giảng dạy là một trong những điều kiện cơ bản nhất đảm bảo sự thành công của đổi mới giáo dục. Để xây dựng đội ngũ cán bộ giảng dạy, chúng ta cần phải giải quyết các vấn đề trên cơ sở tiêu chuẩn hoá, tuyển dụng, sắp xếp, bồi dưỡng, đào tạo lại và thực hiện cơ chế sử dụng có hiệu quả nhằm nâng cao vị trí xã hội và đời sống của người giáo viên.
ĐNGV mầm non - lực lượng trực tiếp thực hiện mục tiêu giáo dục bậc học mầm non, là giúp trẻ em phát triển về thể chất, tình cảm, trí tuệ, thẩm mỹ, hình thành những yếu tố đầu tiên của nhân cách, chuẩn bị cho trẻ em vào lớp một. Giáo dục mầm non là cấp học đầu tiên trong hệ thống giáo dục quốc dân, đặt nền móng cho sự phát triển về thể chất, nhận thức, tình cảm xã hội và thẩm mỹ cho trẻ em. Những kỹ năng mà trẻ được tiếp thu qua chương trình chăm sóc giáo dục mầm non sẽ là nền tảng cho việc học tập và thành công sau này của trẻ. Do vậy, phát triển giáo dục mầm non, tăng cường khả năng sẵn sàng đi học cho trẻ là yếu tố quan trọng trong việc phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao cho
đất nước. Việc được hưởng sự chăm sóc và phát triển tốt từ lứa tuổi trẻ thơ sẽ
góp phần tạo nền móng vững chắc cho sự phát triển trong tương lai của trẻ. Giáo dục mầm non sẽ chuẩn bị cho trẻ những kỹ năng như tự lập, sự kiềm chế, khả
27
năng diễn đạt rõ ràng, đồng thời hình thành hứng thú đối với việc đến trường tiểu học, tăng khả năng sẵn sàng để bước vào giai đoạn giáo dục phổ thông. Chính vì vậy, việc xây dựng ĐNGV, khai thác và phát huy tiềm năng trí tuệ của đội ngũ này có ý nghĩa quan trọng trong việc phát huy tiềm lực con người Việt Nam. Đây vừa là nhu cầu tự thân của giáo dục mầm non, vừa là nhu cầu phát triển năng lực nội sinh của dân tộc trong sự nghiệp CNH-HĐH đất nước. Do vậy, xây dựng ĐNGV đóng vai trò quyết định chất lượng và hiệu quả giáo dục, là phục vụ trực tiếp sự phát triển của các thế hệ tri thức hiện tại và tương lai. Việc đề xuất các giải pháp phát triển ĐNGV mang tính thực tiễn và đồng bộ nhằm khai thác có hiệu quả hơn tiềm năng trí tuệ của đội ngũ này sẽ góp phần nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực, bồi dưỡng và phát triển nhân tài, đáp ứng yêu cầu của sự nghiệp CHN-HĐH đất nước.
1.4. Các nội dung cơ bản của phát triển đội ngũ giáo viên trƣờng mầm non.
1.4.1. Xây dựng quy hoạch đội ngũ giáo viên mầm non
Quy hoạch phát triển ĐNGV là một tiến trình đề ra và thực hiện các công việc về nguồn nhân lực nhằm đảm bảo đủ số lượng, chất lượng, cơ cấu ĐNGV đáp ứng nhu cầu của nhà trường và đảm bảo việc bố trí, sử dụng ĐNGV một cách có hiệu quả.
Quy trình quy hoạch đội ngũ giáo viên có bốn mặt cơ bản sau:
Lập kế hoạch cho những nhu cầu tương lai (về số lượng, cơ cấu và chất lượng đội ngũ giáo viên).
Lập kế hoạch cho sự cân đối tương lai bằng cách so sánh số lượng thành viên cần thiết với số lượng thành viên hiện có mà nhà trường muốn lưu lại
Lập kế hoạch để tuyển mộ hoặc sa thải giáo viên. Lập kế hoạch để phát triển đội ngũ giáo viên.
1.4.2. Tuyển chọn đội ngũ giáo viên mầm non
Công tác tuyển dụng ĐNGV trong các trường mầm non hiện nay phải đảm bảo đầy đủ các mặt đó là: Về số lượng, về cơ cấu và về chất lượng ĐNGV
28
1.4.2.1. Số lượng ĐNGV
Số lượng ĐNGV là biểu thị về mặt định hướng của đội ngũ này, nó phản ánh quy mô của ĐNGV tương xứng với quy mô của mỗi trường mầm non. Số lượng ĐNGV phụ thuộc vào sự phân chia tổ chức và số trẻ trong nhà trường.
Số lượng ĐNGV của mỗi trường mầm non phụ thuộc vào quy mô phát triển nhà trường, nhu cầu gửi trẻ và các yếu tố tác động khách quan khác, chẳng hạn như: Chỉ tiêu biên chế giáo viên của nhà trường, các chế độ chính sách đối với ĐNGV. Tuy nhiên, dù trong điều kiện nào, muốn đảm bảo tổ chức các hoạt động chăm sóc, nuôi dưỡng và giáo dục thì người quản lý cũng đều cần quan tâm đến việc giữ vững sự cân bằng động về số lượng đội ngũ với nhu cầu gửi trẻ và quy mô phát triển của nhà trường.
1.4.2.2. Cơ cấu ĐNGV
Cơ cấu ĐNGV là một chỉnh thể thống nhất, hoàn chỉnh, bao gồm:
Về chuyên môn, nghiệp vụ: Đảm bảo tỷ lệ giáo viên giữa các nhóm lớp, các khối trong nhà trường phù hợp với quy mô và nhiệm vụ chăm sóc, nuôi dưỡng và giáo dục trẻ; Đảm bảo yêu cầu về trình độ chuyên môn nghiệp vụ của người giáo viên.
Về độ tuổi: Đảm bảo sự cân đối giữa các thế hệ trong nhà trường, tránh
tình trạng “lão hoá” trong ĐNGV, tránh sự hẫng hụt về ĐNGV trẻ kế cận, cần
có thời gian nhất định để thực hiện chuyển giao giữa các thế hệ giáo viên, cần có những giáo viên có kinh nghiệm giúp đỡ giáo viên trẻ còn thiếu kinh nghiệm.
1.4.2.3. Chất lượng ĐNGV
Quy định về chuẩn nghề nghiệp giáo viên mầm non (Ban hành kèm theo Quyết định số 02/2008/QĐ-BGDĐTngày 22 tháng 01 năm 2008 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo) [12]
Các yêu cầu thuộc lĩnh vực phẩm chất chính trị, đạo đức, lối sống
1. Nhận thức tư tưởng chính trị, thực hiện trách nhiệm của một công dân, một nhà giáo đối với nhiệm vụ xây dựng và bảo vệ Tổ quốc
29
2.Chấp hành pháp luật, chính sách của Nhà nước
3. Chấp hành các quy định của ngành, quy định của trường, kỷ luật lao động. 4. Có đạo đức, nhân cách và lối sống lành mạnh, trong sáng của nhà giáo; có ý thức phấn đấu vươn lên trong nghề nghiệp
5. Trung thực trong công tác, đoàn kết trong quan hệ với đồng nghiệp; tận tình phục vụ nhân dân và trẻ.
Các yêu cầu thuộc lĩnh vực kiến thức
1. Kiến thức cơ bản về giáo dục mầm non.
2. Kiến thức về chăm sóc sức khỏe trẻ lứa tuổi mầm non. 3. Kiến thức cơ sở chuyên ngành. Bao gồm các tiêu chí sau:
- Kiến thức về phát triển thể chất; - Kiến thức về hoạt động vui chơi;
- Kiến thức về tạo hình, âm nhạc và văn học;
- Có kiến thức môi trường tự nhiên, môi trường xã hội và phát triển ngôn ngữ.
4. Kiến thức về phương pháp giáo dục trẻ lứa tuổi mầm non.
5. Kiến thức phổ thông về chính trị, kinh tế, văn hóa xã hội liên quan đến giáo dục mầm non.
Các yêu cầu thuộc lĩnh vực kỹ năng sƣ phạm
1. Lập kế hoạch chăm sóc, giáo dục trẻ
2. Kỹ năng tổ chức thực hiện các hoạt động chăm sóc sức khoẻ cho trẻ. 3. Kỹ năng tổ chức các hoạt động giáo dục trẻ.
4. Kỹ năng quản lý lớp học.
5. Kỹ năng giao tiếp, ứng xử với trẻ, đồng nghiệp, phụ huynh và cộng đồng
Yêu cầu về chuẩn giáo viên mầm non có 3 lĩnh vực: Lĩnh vực phẩm chất
chính trị, đạo đức, lối sống; lĩnh vực kiến thức và lĩnh vực kĩ năng sư phạm. Phẩm chất của các giáo viên tạo nên phẩm chất của ĐNGV, phẩm chất ĐNGV tạo nên linh hồn và sức mạnh của đội ngũ này. Phẩm chất chính trị là yếu tố rất quan trọng giúp cho người giáo viên phải có bản lĩnh vững vàng trước những biến động của xã hội. Trên cơ sở đó thực hiện hoạt động giáo dục toàn diện, định hướng xây dựng nhân cách cho học sinh có hiệu quả. ĐNGV là một trong
30
những người trực tiếp xây dựng và thực hiện chiến lược phát triển, thực hiện mục tiêu và nhiệm vụ chính trị của ngành.
Trình độ của ĐNGV còn được thể hiện ở khả năng tiếp cận và cập nhật của đội ngũ này với những thành tựu mới của thế giới, những tri thức khoa học hiện đại, những đổi mới trong GD&ĐT để vận dụng trực tiếp vào hoạt động giảng dạy và nghiên cứu khoa học của mình. Mặt khác, trong xu thế phát triển của khoa học hiện đại, ngoại ngữ và tin học cũng là những công cụ rất quan trọng giúp người giáo viên tiếp cận với tri thức khoa học tiên tiến của thế giới, tăng cường hợp tác và giao lưu quốc tế để nâng cao trình độ, năng lực giảng dạy và khả năng đổi mới. Hiện nay, trình độ về ngoại ngữ và tin học của ĐNGV đã