Biện pháp có tính khả thi cao khi được sự đồng thuận của đa số giáo viên trong tập thể sư phạm nhà trường và hợp quy chế của ngành, quy chế tổ chức và hoạt động của trường mầm non.
Điều chỉnh mỗi vấn đề thực trạng đặt ra cho nhà trường, cần tìm ra bản chất của vấn đề và dự định giải quyết, tìm ra nguyên nhân của các hạn chế và lựa chọn các giải pháp để giải quyết vấn đề. Các giải pháp này sẽ được thể hiện thông qua các hoạt động quản lý chịu sự ràng buộc bởi các quy định, quy chế, pháp luật.
Biện pháp có tính khả thi cao khi tác giả đánh giá được tình hình kinh tế - xã hội cũng như dự kiến nguồn lực bảo đảm thi hành gồm các vấn đề về tài chính, môi trường, cơ sở vật chất, con người, các điều kiện thực tế v.v...
3.3. Các biện pháp phát triển ĐNGV trƣờng mầm non Hoa Hồng trong giai đoạn 2013 – 2018
3.3.1. Biện pháp 1: Tích cực tuyên truyền, giáo dục nhằm nâng cao nhận thức về vai trò quan trọng của ĐNGV trong sự nghiệp CNH-HĐH đất nước về vai trò quan trọng của ĐNGV trong sự nghiệp CNH-HĐH đất nước
82
Công tác tuyên truyền trong phụ huynh và cộng đồng cùng quan tâm đến phát triển ĐNGV mầm non luôn được coi là việc làm không thể thiếu được. Chính vì vậy, nhà trường cần xây dựng kế hoạch tuyên truyền cho cả năm, sau đó bám sát kế hoạch năm có kế hoạch tuyên truyền từng quý, từng tháng tới phụ huynh học sinh và cộng đồng. Bằng nhiều hình thức tuyên truyền như thông qua họp phụ huynh học sinh, thông qua hội thảo chia sẻ kinh nghiệm giáo dục trẻ, thông qua bảng biểu treo ở sân trường và các nhóm lớp, thông qua trao đổi trực tiếp của giáo viên ở các thời điểm đón trả trẻ v.v...Nhằm mục đích phụ huynh và cộng đồng nắm được và hiểu rõ hơn về giáo dục mầm non đối với việc chăm sóc, nuôi dưỡng và giáo dục trẻ.
3.3.1.1. Mục tiêu của biện pháp
Tuyên truyền phụ huynh và người dân nhận thức rõ vai trò quan trọng hàng đầu của ĐNGV trong sự nghiệp nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực, bồi dưỡng nhân tài cho đất nước.
Trên cơ sở nhận thức được vai trò, nhiệm vụ của ĐNGV trong sự nghiệp CNH-HĐH đất nước, giáo viên ra sức học tập nâng cao trình độ, năng lực chuyên môn, nghiệp vụ, trau dồi về phẩm chất chính trị, đạo đức nhằm thực hiện tốt mục tiêu giáo dục của nhà trường.
3.3.1.2. Nội dung của biện pháp
Tuyên truyền về đường lối, quan điểm của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, quy định của ngành, địa phương và nhà trường về nhiệm vụ, quyền hạn của người giáo viên.
Tuyên truyền mục tiêu giáo dục mầm non, nội dung chương trình, cách đánh giá, kết quả đạt được cuối độ tuổi, các chuyên đề trong năm học v.v...
Tuyên truyền về cách phòng tránh các tai nạn thương tích, các bệnh truyền nhiễm hay gặp ở trẻ, bệnh theo mùa v.v... thường xảy ra xảy ra trong trường mầm non.
83
Đánh giá đúng vai trò của ĐNGV trong việc nâng cao chất lượng chăm sóc, nuôi dưỡng và giáo dục trẻ phát triển toàn diện.
Tuyên truyền trong ĐNGV nhà trường về tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh, chuẩn mực đạo đức của nhà giáo. Phát huy tinh thần trách nhiệm của giáo viên trong sự nghiệp giáo dục mầm non và giữ gìn uy tín để phát triển nhà trường ngày càng vững mạnh.
Xây dựng những tấm gương tốt về đạo đức, về tinh thần tự học và sáng tạo trong ĐNGV. Tạo sự chuyển biến mạnh mẽ về ý thức tu dưỡng, rèn luyện đạo đức cách mạng, đạo đức nghề nghiệp, thường xuyên tự học nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ góp phần đổi mới mạnh mẽ sự nghiệp giáo dục đáp ứng yêu cầu CNH - HĐH đất nước và hội hập quốc tế.
3.3.1.3. Cách thực hiện biện pháp
Tăng cường vai trò lãnh đạo và chỉ đạo của cấp ủy chi bộ nhà trường để đảm bảo cho công tác tuyên truyền hoạt động đúng hướng, đúng quan điểm, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước.
Thành lập Ban chỉ đạo tuyên truyền với nhiệm vụ đề xuất các biện pháp đồng thời xây dựng nội dung, chương trình, lập dự thảo kế hoạch cụ thể. Hàng năm tổ chức kiểm tra chặt chẽ, đi đôi với việc sơ, tổng kết về công tác tuyên truyền.
Tiếp tục quán triệt, tổ chức thực hiện tốt chỉ thị 34-CT/TW ngày 30/5/1998 của Bộ Chính trị về tăng cường công tác chính trị, tư tưởng, củng cố tổ chức đảng, đoàn thể quần chúng và phát triển đảng viên trong các trường học; chỉ thị 40-CT/TW, ngày 15/6/2004 của Ban Bí thư Trung ương Đảng về việc xây dựng, nâng cao chất lượng đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục; quyết định 9/2005/QĐ - TTg, ngày 11/01/2005 của Thủ tướng Chính phủ về việc "Xây dựng, nâng cao chất lượng đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục ".
84
Lãnh đạo nhà trường làm tốt vai trò chính trong việc tham mưu với các cấp uỷ đảng và chính quyền trong việc xây dựng và nâng cao chất lượng đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục.
Làm tốt công tác xã hội hoá giáo dục, làm cho toàn xã hội nhận thức sâu sắc vai trò, ý nghĩa, tầm quan trọng của việc xây dựng và phát triển ĐNGV và cán bộ quản lý giáo dục, một nhân tố quyết định chất lượng chăm sóc, nuôi dưỡng và giáo dục trẻ phát triển toàn diện.
3.3.1.4. Điều kiện thực hiện biện pháp
- Nội dung chương trình tuyên truyền, giáo dục phải phù hợp với quan điểm, chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước.
- Nội dung truyền đạt là những đòi hỏi mang tính định hướng nhằm xác định mục tiêu giáo dục và là nhu cầu nhận thức về vai trò quan trọng của ĐNGV trong giai đoạn hiện nay.
- Có đủ các văn bản chỉ đạo, tài liệu, phương tiện, thiết bị phục vụ cho công tác tuyên truyền, giáo dục.
- Hình thức tuyên truyền phong phú đa dạng bằng phóng sự, chuyên đề, tranh ảnh, hội thảo chia sẻ, hội thi giáo viên mầm non nuôi dạy giỏi các cấpv.v...
3.3.2. Biện pháp 2: Xây dựng quy hoạch phát triển ĐNGV đáp ứng yêu cầu phát triển của nhà trường trong giai đoạn hiện nay phát triển của nhà trường trong giai đoạn hiện nay
3.3.2.1. Mục tiêu của biện pháp
Quy hoạch ĐNGV là một trong những nội dung trọng yếu của công tác quản lý ở nhà trường hiện nay, giúp cho nhà trường có một ĐNGV đủ về số lượng, đồng bộ về cơ cấu, chuẩn hóa về trình độ, phẩm chất đạo đức tốt và bản lĩnh chính trị vững vàng. Đồng thời tạo được thế chủ động, nhằm đáp ứng yêu cầu phát triển GD&ĐT nói chung và của nhà trường nói riêng.
85
3.3.2.2. Nội dung của biện pháp
Hiệu trưởng và các hiệu phó trao đổi, bàn bạc, thống nhất, chịu trách nhiệm xây dựng quy hoạch phát triển ĐNGV:
- Dự kiến về quy mô đào tạo, số lượng học sinh trong từng năm học trong giai đoạn từ 2013 đến 2018.
- Dự kiến về số lượng, cơ cấu giáo viên cần có cho toàn trường.
- Xây dựng kế hoạch bồi dưỡng ĐNGV (Các lớp tin học, ngoại ngữ, lớp Lý luận chính trị, Quản lý nhà nước, Quản lý giáo dục, Đại học GDMN, Cao học...) để cho ĐNGV đáp ứng được yêu cầu về số lượng, cơ cấu và chất lượng.
Xây dựng quy hoạch phát triển ĐNGV vừa đảm bảo nhiệm vụ trước mắt vừa đảm bảo tính kế thừa và nhiệm vụ lâu dài để duy trì sự ổn định về số lượng, cơ cấu loại hình.
ĐNGV luôn có sự bổ sung, thay đổi cho nên người quản lý cần kịp thời nắm được sự biến động. Việc quản lý ĐNGV cần làm thường xuyên, kịp thời, luôn bám sát với yêu cầu thực hiện nhiệm vụ được giao trong từng giai đoạn phát triển của nhà trường.
3.3.2.3. Cách thực hiện biện pháp
Lập quy hoạch phát triển ĐNGV là việc xác định nhu cầu về số lượng, chất lượng và cơ cấu về ĐNGV nhằm đáp ứng mục tiêu, nhiệm vụ của nhà trường. Khi lập quy hoạch, Hiệu trưởng cần căn cứ vào các văn bản pháp quy của Bộ GD&ĐT định biên cho trường mầm non, căn cứ vào nội dung, kế hoạch giáo dục và thực trạng về số lượng ĐNGV trong nhà trường. Bản quy hoạch được xây dựng trước khi bước vào năm học mới để Sở GD&ĐT xét duyệt.
Quy hoạch phát triển ĐNGV trường mầm non Hoa Hồng cần tiến hành theo 3 bước cụ thể như sau:
Bước 1: Căn cứ vào kế hoạch phát triển của nhà trường từ nay đến 2018, tầm nhìn 2020 để lập kế hoạch xác định nhu cầu giáo viên về số lượng, cơ cấu ( độ tuổi, thâm niên công tác), năng lực chuyên môn, nghiệp vụ theo chuẩn quy định giáo viên mầm non.
86
Bước 2: Khảo sát, phân tích, đánh giá thực trạng ĐNGV nhà trường, trong đó có dự báo về số giáo viên nghỉ hưu, số giáo viên chuyển công tác, số giáo viên được bổ nhiệm để có kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng nhằm đảm bảo đủ số lượng, cân đối về cơ cấu và nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ, đạo đức cho ĐNGV.
Bước 3: So sánh giữa nhu cầu và thực trạng ĐNGV trong nhà trường để lập kế hoạch tuyển chọn, thuyên chuyển, sử dụng, đào tạo, bồi dưỡng cho từng năm học trong từng giai đoạn cụ thể.
Theo các bước trên nhà trường sẽ xác định được nhu cầu về ĐNGV trong từng giai đoạn, đảm bảo đủ về số lượng, đồng bộ về cơ cấu và chất lượng. Định kỳ, hàng năm và kết thúc mỗi giai đoạn, nhà trường tiến hành kiểm tra, đánh giá, tổng kết, đề xuất các biện pháp và đưa ra các khuyến nghị với các cấp lãnh đạo nhằm hoàn thiện công tác quy hoạch phát triển ĐNGV nhà trường.
Để công tác quy hoạch ĐNGV được triển khai tốt thì cần làm những việc sau: - Đánh giá được thực trạng ĐNGV: Về mức độ hoàn thành nhiệm vụ, chất lượng và hiệu quả công việc, trình độ, sự phát triển... so với mục tiêu, kế hoạch đã được đề ra; chú trọng đánh giá đúng mức tình hình tư tưởng, phẩm chất chính trị, đạo đức, lối sống, tác phong.
- Việc đánh giá thực trạng ĐNGV phải đảm bảo tính dân chủ, khách quan. - Dự báo nhu cầu ĐNGV mầm non của nhà trường về số lượng, cơ cấu trong từng giai đoạn.
3.3.2.4. Điều kiện thực hiện biện pháp
Hằng năm đánh giá phân loại giáo viên một cách chính xác, khách quan, đánh giáo theo chuẩn giáo viên mầm non. Từ đó lựa chọn những giáo viên có đủ phẩm chất, năng lực chuyên môn khuyến khích đi học Đại học, cao học, lý luận chính trị, quản lý nhà nước....
Làm tốt công tác dự báo, bám sát tình hình thực tế của địa phương và nhiệm vụ đào tạo của nhà trường theo từng giai đoạn.
87
Tham mưu với cấp trên và quản lý ngành về quy hoạch ĐNGV của nhà trường, từ đó tuyển dụng đủ số lượng giáo viên theo quy hoạch để đảm bảo công tác tuyển dụng hàng năm.3.3.3.
Biện pháp 3: Đổi mới công tác tuyển chọn và sử dụng ĐNGV nhằm phát huy năng lực của đội ngũ giáo viên
3.3.3.1. Mục tiêu của biện pháp
Đổi mới công tác tuyển chọn ĐNGV theo hướng giao quyền tự chủ cho nhà trường nhằm phát triển đội ngũ đủ về số lượng, mạnh về chất lượng, đồng bộ về cơ cấu nhằm tạo đà cho chất lượng nhà trường.
Đổi mới công tác sử dụng ĐNGV nhằm phát huy khả năng sẵn có của đội ngũ, mang lại sự phát triển toàn diện và bền vững của ĐNGV. Đồng thời đảm bảo việc cân đối về tài chính, ổn định về tư tưởng giúp ĐNGV có thể yên tâm công tác lâu dài tại nhà trường.
3.3.3.2. Nội dung của biện pháp
a) Về công tác tuyển chọn
Tuyển chọn giáo viên nhằm đảm bảo nhu cầu về số lượng như bản quy hoạch đề ra. Việc tuyển chọn ĐNGV cần tuân thủ các nguyên tắc sau:
- Xuất phát từ nhu cầu thực tế của nhà trường.
- Căn cứ vào biên chế số giáo viên theo đúng quy định.
Dựa vào quy hoạch phát triển ĐNGV để lập kế hoạch tuyển chọn, trong đó phải làm rõ các nội dung sau: Đối tượng tuyển, tiêu chuẩn tuyển, hồ sơ, phương thức, chỉ tiêu, quy trình, lịch tuyển và các chính sách tuyển chọn.
Việc tuyển chọn phải được tiến hành thi tuyển hoặc xét tuyển theo hình thức phù hợp, công khai, dân chủ đúng theo luật.
b) Về công tác sử dụng
Phân công, bố trí giáo viên là quyền hạn và trách nhiệm của người Hiệu trưởng. Đó là việc phân công các tổ trưởng chuyên môn, giáo viên chủ nhiệm các lớp trong trường. Nếu phân công hợp lý sẽ phát huy tối đa tiềm năng của
88
giáo viên, hoặc ngược lại, việc phân công, bố trí không hợp lý sẽ làm giảm chất lượng công việc cá nhân và làm ảnh hưởng đến chất lượng giáo dục chung của nhà trường. Cụ thể như:
- Việc phân công, bổ nhiệm tổ trưởng và phụ trách các đoàn thể cần phải đảm bảo tính dân chủ, công bằng. Việc bổ nhiệm phải xuất phát từ lợi ích tập thể, người được bổ nhiệm phải thực sự là giáo viên cốt cán, có uy tín về chuyên môn, nghiệp vụ, có điều kiện công tác tốt, có năng lực quản lý tốt, được tập thể giáo viên tín nhiệm.
- Đặc thù của giáo viên mầm non là định biên 2 giáo viên trên lớp, do vậy để phân công giáo viên hợp lý cần đảm bảo tính dân chủ, tính liên tục, tính kế thừa; sự hài hoà kết hợp giữa cũ và mới, già và trẻ; chú ý cơ cấu về trình độ, năng lực của giáo viên công bằng cho các lớp và có sự lưu ý tới tâm tư nguyện vọng và hoàn cảnh cá nhân của mỗi giáo viên nhằm động viên giáo viên tích cực phấn đấu hoàn thành nhiệm vụ được giao.
- Trong 2 giáo viên sẽ phân công một giáo viên là giáo viên chính của lớp, có năng lực chuyên môn, có khẳ năng quản lý nhóm lớp tốt. Đồng thời thường xuyên tổ chức bồi dưỡng nhằm nâng cao năng lực quản lý học sinh cho các giáo viên.
- Khi bố trí giáo viên kiêm nhiệm làm công tác Đoàn thanh niên, công đoàn... cần chú ý tới năng lực cá nhân và các điều kiện khác như: thời gian, độ tuổi, giới tính, điều kiện gia đình... Mặt khác, phải đảm bảo tốt các chế độ chính sách đối với giáo viên làm công tác kiêm nghiệm, có như vậy mới động viên, khuyến khích giáo viên đầu tư thời gian, công sức hoàn thành tốt công việc được giao.
Về quan điểm sử dụng ĐNGV của nhà trường là phân công “đúng người,
đúng việc”. Duy trì và giữ vững sự đồng thuận trong ĐNGV, tạo cho họ có được một động lực làm việc tốt, phát huy tối đa niềm say mê, sáng tạo trong công việc, đồng thời tạo ra một bầu không khí làm việc cởi mở, thân thiện.
3.3.3.3. Cách thực hiện biện pháp a) Về công tác tuyển chọn
89
Xây dựng kế hoạch tuyển chọn giáo viên có tính dài hạn cho nhà trường, đảm bảo đủ số lượng giáo viên cần thiết và ổn định.
Nhà trường cần có những chính sách thu hút ĐNGV có trình độ chuyên môn, nghiệp vụ giỏi có phẩm chất chính trị vững vàng về công tác tại trường.
b) Về công tác sử dụng
Chỉ đạo thống nhất nguyên tắc phân công chuyên môn, phân công giáo viên chủ nhiệm lớp, quy trình và các tiêu chí bổ nhiệm tổ trưởng chuyên môn, phụ trách đoàn thể. Lập dự thảo kế hoạch phân công nhiệm vụ cho ĐNGV, kế hoạch được hướng dẫn và yêu cầu triển khai bắt đầu từ cấp tổ chuyên môn, giao nhiệm vụ cho giáo viên có khả năng, năng khiếu từng mặt để bố trí hợp lý, kể cả giáo viên làm công tác kiêm nhiệm và có sự lưu ý quan tâm đến tâm tư nguyện vọng cá nhân.