trường
- Bản thân một số giáo viên vẫn còn ngại thay đổi, tư tưởng yên vị, bằng lòng chấp nhận, chưa tích cực học hỏi bồi dưỡng kiến thức để nâng cao năng lực chuyên môn, nghiệp vụ sư phạm.
- Một số giáo viên khó thay đổi quan điểm, thói quen dạy học theo lối cũ, lo lắng việc đổi mới, ngại cải tiến phương pháp, ít sáng tạo linh hoạt... Do đó, việc đổi mới giáo dục mầm non có gặp khó khăn.
Kết luận chƣơng 1
Để làm rõ cơ sở lý luận về phát triển đội ngũ giáo viên mầm non, luận văn đã phân tích một số khái niệm liên quan đến đề tài. Bên cạnh đó luận văn cũng làm sáng tỏ những đặc trưng của bậc học mầm non đó là vị trí, nhiệm vụ, quyền hạn trường mầm non. Chức năng, nhiệm vụ của giáo viên mầm non, yêu cầu về chuẩn giáo viên mầm non trong giai đoạn hiện nay. Bằng những lập luận lôgic có hệ thống chương 1 đã đưa ra được những nội dung, yêu cầu phát triển đội ngũ giáo viên mầm non. Việc nêu tổng quan của các vấn đề về phát triển ĐNGV đã chỉ ra những vấn đề lý luận mang tính định hướng và vận dụng linh hoạt cho vấn đề phát triển ĐNGV tại trường mầm non Hoa Hồng, tỉnh Vĩnh phúc trong giai đoạn 2013 - 2018.
Các khái niệm được nêu ra ở chương 1 sẽ là căn cứ để giúp tác giả nghiên cứu thực trạng công tác phát triển ĐNGV của trường mầm non Hoa Hồng, tỉnh Vĩnh phúc, để từ đó đề xuất những giải pháp phát triển ĐNGV một cách khả thi và có hiệu quả.
Từ những cơ sở lý luận của đề tài chúng tôi tiến hành điều tra, khảo sát, phân tích thực trạng phát triển đội ngũ giáo viên trường mầm non Hoa Hồng tỉnh Vĩnh Phúc trong giai đoạn 2013- 2018 ở chương 2.
41
CHƢƠNG 2
THỰC TRẠNG VỀ CÔNG TÁC PHÁT TRIỂN ĐỘI NGŨ GIÁO VIÊN TRƢỜNG MẦM NON HOA HỒNG TỈNH VĨNH PHÚC HIỆN NAY 2.1. Giới thiệu về trƣờng mầm non Hoa Hồng, tỉnh Vĩnh Phúc