* Thực hiện chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của BCSĐ UBND tỉnh
Tham mưu cho tỉnh ủy, BTVTU cụ thể hóa, tổ chức quán triệt và thực hiện kịp thời các chủ trương, nghị quyết của Trung ương, của tỉnh ủy, BTVTU có liên quan trực tiếp tới sự quản lý, điều hành của UBND tỉnh.
Tham mưu cho tỉnh ủy, BTVTU các vấn đề về tổ chức, cán bộ theo phân công, phân cấp quản lý cán bộ của BTVTU, chịu trách nhiệm trước tỉnh ủy, BTVTU về ý kiến tham mưu của BCSĐ.
Tham mưu cho tỉnh ủy, BTVTU giải quyết các vấn đề về công tác kiểm tra có liên quan đến trách nhiệm, thẩm quyền của BCSĐ UBND tỉnh.
Tham mưu cho tỉnh ủy, BTVTU xử lý các vấn đề phát sinh có liên quan trực tiếp tới sự quản lý, điều hành của UBND tỉnh.
Thực hiện chức năng lãnh đạo và thực hiện nhiệm vụ chính trị của UBND tỉnh:
Một là, quyết định, lãnh đạo, chỉ đạo, kiểm tra việc quán triệt, thực hiện Cương lĩnh, đường lối, chủ trương, Điều lệ, nghị quyết của Đảng; phương hướng, nhiệm vụ chính trị của UBND tỉnh đối với cán bộ, công chức, viên chức, đảng viên các cơ quan nhà nước thuộc quyền quản lý của UBND tỉnh.
Hai là, lãnh đạo cụ thể hóa, thể chế hóa kịp thời những chủ trương của tỉnh ủy, BTVTU trên các lĩnh vực thuộc sự quản lý, điều hành của UBND tỉnh thành các văn bản quy phạm pháp luật, chương trình, kế hoạch và chỉ đạo tổ chức thực hiện.
Ba là, lãnh đạo, chỉ đạo UBND tỉnh chuẩn bị những nội dung, vấn đề cần trình tỉnh ủy, BTVTU và thường trực tỉnh ủy theo đúng quy định của Điều lệ Đảng, quy định của Bộ Chính trị, Ban Bí thư, tỉnh ủy, BTVTU, thường trực tỉnh ủy và các quy định của pháp luật.
Thực hiện công tác tổ chức, cán bộ:
Một là, thảo luận và quyết định việc hợp nhất, sáp nhập, giải thể, thành lập tổ chức mới, chấm dứt hoạt động của tổ chức theo phân cấp; điều động, bổ nhiệm, miễn nhiệm, khen thưởng, kỷ luật cán bộ thuộc thẩm quyền quyết định của UBND, chủ tịch UBND tỉnh; phối hợp với các tổ chức đảng xây dựng đội ngũ cán bộ và chính quyền các cấp trong sạch, vững mạnh.
Hai là, chịu trách nhiệm trước BTVTU và thường trực tỉnh ủy về lãnh đạo, chỉ đạo, tổ chức và kiểm tra việc thực hiện các nghị quyết, chủ trương, chính sách, quy định của Trung ương, của tỉnh về cán bộ và công tác cán bộ trong phạm vi phụ trách.
Ba là, theo đề nghị của bí thư BCSĐ, thảo luận và quyết định:
Tuyển chọn, bố trí, phân công công tác; quy hoạch, đào tạo, bồi dưỡng; bổ nhiệm, miễn nhiệm; khen thưởng, kỷ luật; nghỉ hưu và thực hiện chính sách đối với cán bộ được phân cấp quản lý; trên cơ sở đó chủ tịch UBND tỉnh ra quyết định về mặt nhà nước.
Đề nghị BTVTU và thường trực tỉnh ủy bố trí, phân công công tác, nhận xét, đánh giá, bổ nhiệm, miễn nhiệm, giới thiệu ứng cử các chức danh cán bộ công tác trong các cơ quan nhà nước của tỉnh thuộc thẩm quyền quyết định của BTVTU và thường trực tỉnh ủy.
Bốn là, căn cứ nghị quyết của BTVTU, chỉ đạo UBND tỉnh thực hiện việc bổ
nhiệm, miễn nhiệm, luân chuyển, khen thưởng, kỷ luật, nghỉ hưu và thực hiện chính sách đối với cán bộ diện BTVTU và thường trực tỉnh ủy quản lý đang công tác trong các cơ quan chuyên môn thuộc UBND tỉnh.
Năm là, xem xét, quyết định nâng bậc lương thường xuyên, nâng bậc lương trước
thời hạn cho cán bộ diện BTVTU quản lý công tác tại các cơ quan nhà nước tỉnh đang hưởng ngạch lương chuyên viên chính và tương đương trở xuống; nâng bậc lương trước thời hạn cho cán bộ, công chức công tác tại các cơ quan nhà nước đang hưởng lương ngạch chuyên viên chính trở xuống.
Sáu là, nhận xét, đánh giá cán bộ diện BCSĐ quản lý khi được bổ nhiệm, bổ
nhiệm lại chức danh cán bộ diện BTVTU quản lý.
Bảy là, trực tiếp quyết định hoặc ủy quyền cho sở Nội vụ giới thiệu nhân sự ứng cử diện BTVTU và thường trực tỉnh ủy quản lý cho các tổ chức hội ở cấp tỉnh (trừ các hội diện thường trực tỉnh ủy quản lý); quyết định việc đào tạo, bồi dưỡng, nhận xét, đánh giá, khen thưởng, kỷ luật cán bộ của các tổ chức nói trên; trường hợp đặc biệt báo cáo BTVTU xem xét, quyết định.
Tám là, quy định tổ chức bộ máy và nhiệm vụ, quyền hạn cụ thể của cơ quan
chuyên môn thuộc UBND tỉnh; thành lập, sáp nhập, giải thể các cơ quan hành chính, đơn vị sự nghiệp thuộc thẩm quyền của UBND tỉnh, chủ tịch UBND tỉnh theo phân cấp quản lý tổ chức bộ máy.
Thực hiện chức năng lãnh đạo công tác kiểm tra:
Theo Quy định số 22-QĐ/TW ngày 28-7-2021 của Ban Chấp hành Trung ương về công tác kiểm tra, giám sát và kỷ luật của Đảng, BCSĐ UBND tỉnh lãnh đạo công tác kiểm tra như sau:
Lãnh đạo công tác kiểm tra việc chấp hành đường lối, chính sách của Đảng trong lĩnh vực được phân công, phụ trách
Căn cứ quyết định của Ban Chấp hành Trung ương, Bộ Chính trị, Ban Bí thư hoặc của tỉnh ủy về tổ chức, nhiệm vụ, quyền hạn, quy chế làm việc và tình hình thực tế thì xác định nội dung, đối tượng và phương pháp lãnh đạo công tác kiểm tra như sau:
Một là, triển khai quán triệt và chấp hành Cương lĩnh chính trị, Điều lệ Đảng, các nghị quyết, chỉ thị, quy định, quyết định, quy chế, kết luận, hướng dẫn của Đảng về công tác kiểm tra, giám sát và kỷ luật của Đảng.
Hai là, lãnh đạo các thành viên của BCSĐ UBND tỉnh gương mẫu thực hiện công
tác kiểm tra và chấp hành nghiêm chỉnh quyết định khi được kiểm tra, giám sát.
Ba là, lãnh đạo việc giải quyết các đề xuất, kiến nghị về công tác kiểm tra có
liên quan đến trách nhiệm, thẩm quyền của BCSĐ UBND tỉnh; lãnh đạo khắc phục hậu quả, sửa chữa khuyết điểm sau kiểm tra, giám sát.
Bốn là, kiến nghị, đề xuất cấp có thẩm quyền sửa đổi, bổ sung các quy định của
Đảng về công tác kiểm tra, giám sát và kỷ luật của Đảng.
Đối tượng lãnh đạo: thành viên của BCSĐ UBND tỉnh; những tổ chức, cá nhân thuộc thẩm quyền kiến nghị, đề xuất của BCSĐ UBND tỉnh
Phương thức lãnh đạo:
Một là, ban hành văn bản chỉ đạo về công tác kiểm tra thuộc chức năng, nhiệm
vụ được giao. BCSĐ UBND tỉnh đề ra các nghị quyết và cho chủ trương định hướng các vấn đề lớn; dùng các nghị quyết làm căn cứ chủ yếu để lãnh đạo UBND tỉnh cụ thể hóa thành chương trình, kế hoạch và tổ chức thực hiện.
Hai là, phân công các thành viên BCSĐ UBND tỉnh lãnh đạo công tác kiểm tra
thuộc phạm vi phụ trách. BCSĐ UBND tỉnh lựa chọn thành viên có trình độ, năng lực, kinh nghiệm công tác phù hợp để lãnh đạo công tác kiểm tra đối với thành viên của BCSĐ UBND tỉnh; những tổ chức, cá nhân thuộc thẩm quyền kiến nghị, đề xuất của BCSĐ UBND tỉnh.
Ba là, trực tiếp làm việc hoặc thông qua văn bản chỉ đạo của BCSĐ UBND tỉnh
đối với đối tượng lãnh đạo. BCSĐ UBND tỉnh giao nhiệm vụ, lãnh đạo UBND tỉnh và các cơ quan chuyên môn thuộc UBND tỉnh thực hiện tốt đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách và pháp luật của Nhà nước, các nghị quyết của BCSĐ UBND tỉnh và chịu trách nhiệm trước BCSĐ UBND tỉnh về toàn bộ hoạt động của tổ chức mình.
Bốn là, phối hợp với cấp ủy, tổ chức đảng, cơ quan nhà nước, MTTQ, các TCCT-
XH có liên quan để lãnh đạo thực hiện nhiệm vụ kiểm tra. Để thực hiện nhiệm vụ kiểm tra đạt được chất lượng, hiệu quả cao, BCSĐ UBND tỉnh cần phối hợp với các cấp ủy, tổ chức đảng, các tổ chức có liên quan. BCSĐ UBND tỉnh thường xuyên phối hợp với BCSĐ tòa án nhân dân tỉnh, BCSĐ viện kiểm sát nhân dân tỉnh, ủy ban kiểm tra tỉnh ủy trong lãnh đạo thực hiện nhiệm vụ kiểm tra.
Năm là, bằng hành động gương mẫu của từng thành viên BCSĐ UBND tỉnh. BCSĐ UBND tỉnh phát huy vai trò tiên phong, gương mẫu, đi đầu trong công tác và lối sống, đặc biệt các thành viên BCSĐ UBND tỉnh đều là cán bộ lãnh đạo giữ các vị trí chủ chốt của UBND tỉnh, bí thư và phó bí thư BCSĐ UBND tỉnh là phó bí thư, ủy viên BTVTU.
* Thực hiện chức trách, nhiệm vụ, quyền hạn của ủy viên BCSĐ UBND tỉnh
Từng ủy viên BCSĐ UBND tỉnh có trách nhiệm tự giác thực hiện đầy đủ các chức trách, nhiệm vụ, quyền hạn đã được quy định, nhất là bí thư và phó bí thư BCSĐ UBND tỉnh. Trong quá trình thực hiện, từng ủy viên BCSĐ UBND tỉnh phải năng động, sáng tạo để đạt được chất lượng, hiệu quả công tác cao nhất, góp phần tích cực vào chất lượng hoạt động chung của tập thể BCSĐ UBND tỉnh. Vấn đề quan trọng nhất là các ủy viên BCSĐ UBND tỉnh cần có sự “phân vai” hợp lý giữa chức trách, nhiệm vụ, quyền hạn của thành viên UBND tỉnh với chức trách, nhiệm vụ, quyền hạn của thành viên BCSĐ UBND tỉnh, tránh trùng lắp hoặc coi nhẹ chức trách, nhiệm vụ, quyền hạn của thành viên BCSĐ UBND tỉnh.
* Thực hiện các nguyên tắc, các chế độ công tác chủ yếu của BCSĐ UBND tỉnh
Tập thể BCSĐ và từng thành viên BCSĐ UBND tỉnh phải tuân thủ nghiêm túc nguyên tắc nguyên tắc tập trung dân chủ, chế độ tập thể lãnh đạo, cá nhân phụ trách, quyết định theo đa số; ý kiến của bí thư BCSĐ UBND tỉnh khác với ý kiến của tập thể phải phục tùng quyết định của đa số. Đối với những vấn đề vượt thẩm quyền, BCSĐ UBND tỉnh phải báo cáo BTVTU.
* Thực hiện các mối quan hệ công tác chủ yếu của BCSĐ UBND tỉnh
Tập thể và các cá nhân thành viên BCSĐ UBND tỉnh có trách nhiệm thực hiện các quan hệ công tác với các tổ chức đảng, các cơ quan để hoàn thành tốt chức năng, nhiệm vụ của mình và tạo điều kiện thuận lợi để các tổ chức, cơ quan liên quan hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao.
Tiểu kết chương 2
Ban cán sự đảng UBND tỉnh là tổ chức đảng do BTVTU lập ra tại UBND tỉnh để lãnh đạo quán triệt và tổ chức thực hiện đường lối, chính sách của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, nghị quyết, chủ trương của tỉnh ủy, BTVTU; đề xuất với tỉnh ủy, BTVTU về phương hướng, nhiệm vụ, tổ chức, cán bộ và quyết định theo thẩm quyền; lãnh đạo công tác kiểm tra việc chấp hành đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách và pháp luật của Nhà nước của UBND tỉnh. BCSĐ UBND tỉnh có vị trí,
vai trò rất quan trọng, là tổ chức đảng trực tiếp lãnh đạo và chịu trách nhiệm cao nhất trước BTVTU về toàn bộ hoạt động của UBND tỉnh.
Ban cán sự đảng UBND tỉnh thực hiện chức năng tham mưu cho tỉnh ủy, BTVTU và lãnh đạo, chỉ đạo UBND tỉnh thể chế hóa, cụ thể hóa các nghị quyết của Đại hội đại biểu tỉnh, các nghị quyết của tỉnh ủy, BTVTU và của Trung ương để tổ chức thực hiện thắng lợi chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước ở địa phương.
Ban cán sự đảng UBND tỉnh thực hiện các nhiệm vụ: lãnh đạo, chỉ đạo UBND tỉnh quán triệt, cụ thể hóa, tổ chức thực hiện Cương lĩnh, đường lối, nghị quyết, chỉ thị của Đảng và chính sách, pháp luật của Nhà nước, nghị quyết, chủ trương của tỉnh ủy, BTVTU thành chương trình, kế hoạch để thực hiện trên địa bàn tỉnh ở các lĩnh vực thuộc sự quản lý, điều hành của UBND tỉnh; đề xuất với BTVTU, những vấn đề có liên quan đến hoạt động của BCSĐ UBND tỉnh, UBND tỉnh và chịu trách nhiệm trước BTVTU về những đề xuất, quyết định, kết quả công tác của mình; phối hợp với các đảng đoàn, BCSĐ, huyện ủy, thành ủy, đảng ủy trực thuộc tỉnh ủy và các ban, cơ quan của tỉnh ủy thực hiện tốt chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn được giao.
Cơ cấu nhân sự trong BCSĐ UBND tỉnh gồm: chủ tịch UBND tỉnh, các phó chủ tịch UBND tỉnh, giám đốc sở nội vụ, chánh văn phòng UBND tỉnh; trong đó, các thành viên BCSĐ UBND tỉnh, bí thư và phó bí thư BCSĐ UBND tỉnh có chức trách, nhiệm vụ được quy định rõ ràng.
Ban cán sự đảng UBND tỉnh có mối quan hệ với tỉnh ủy, BTVTU và thường trực tỉnh ủy; với UBND tỉnh, chủ tịch UBND tỉnh và các cơ quan chuyên môn thuộc UBND tỉnh; với các cấp ủy, tổ chức đảng trực thuộc tỉnh ủy; với BCSĐ Chính phủ; với các BCSĐ các bộ, ngành Trung ương.
Nội dung hoạt động của BCSĐ UBND tỉnh thể hiện trên các mặt chủ yếu sau: thực hiện chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của tập thể BCSĐ UBND tỉnh và cá nhân thành viên BCSĐ UBND tỉnh theo quy định; thực hiện các nguyên tắc, cơ chế hoạt động và các chế độ công tác chủ yếu theo Quy chế làm việc của BCSĐ UBND tỉnh; thực hiện các mối quan hệ công tác chủ yếu với các tổ chức, cá nhân liên quan.
Chương 3
TỔ CHỨC VÀ HOẠT ĐỘNG CỦA CÁC BAN CÁN SỰ ĐẢNG ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH - THỰC TRẠNG, NGUYÊN NHÂN,