Nguyên nhân của hạn chế

Một phần của tài liệu Tổ chức và hoạt động của các ban cán sự đảng ủy ban nhân dân tỉnh giai đoạn hiện nay (Trang 118 - 122)

3.2.2.1. Nguyên nhân chủ quan

Một là, còn có sự thiếu thống nhất trong nhận thức về chức năng, nhiệm vụ,

quyền hạn, các mối quan hệ công tác chủ yếu giữa các BCSĐ UBND tỉnh

Nghiên cứu quy chế làm việc của các BCSĐ UBND tỉnh cho thấy, đang có sự khác nhau trong nhận thức giữa các tỉnh và ngay trong lãnh đạo của từng tỉnh về những vấn đề cơ bản trong tổ chức và hoạt động của BCSĐ UBND tỉnh dẫn đến sự thiếu thống nhất trong tổ chức thực hiện. Cùng là vận dụng, cụ thể hóa Quyết định số 162- QĐ/TW ngày 05-12-2018 của Bộ Chính trị ban hành “Quy chế làm việc mẫu của đảng đoàn, ban cán sự đảng trực thuộc Trung ương” và các quy định khác về mối quan hệ công tác của các đảng đoàn, BCSĐ để xây dựng quy chế làm việc của BCSĐ UBND tỉnh, nhưng có sự khác biệt trong nội dung quy chế làm việc của BCSĐ UBND tỉnh, quy định về vị trí, vai trò, chức năng, nhiệm vụ, các mối quan hệ công tác của tập thể BCSĐ UBND tỉnh; quy định về chức trách, nhiệm vụ của từng thành viên BCSĐ UBND tỉnh; quy định về chế độ hội họp, chế độ thông tin, báo cáo; v.v.. Việc xây dựng quy chế phối hợp công tác giữa BCSĐ UBND tỉnh với các tổ chức đảng, các cấp ủy và các tổ chức có liên quan cũng được thực hiện không thống nhất giữa các BCSĐ UBND tỉnh về đối tượng, nội dung, hình thức.

Hai là, nhận thức của một số thành viên BCSĐ UBND tỉnh về các vấn đề cơ bản

trong tổ chức và hoạt động của BCSĐ UBND tỉnh chưa thật đầy đủ, sâu sắc

Thực tiễn hoạt động của các BCSĐ UBND tỉnh cho thấy, có một số thành viên BCSĐ UBND tỉnh chưa nhận thức đầy đủ về các vấn đề cơ bản trong tổ chức và hoạt

động của BCSĐ UBND tỉnh và chức trách, nhiệm vụ của bản thân với tư cách là thành viên BCSĐ UBND tỉnh. Nhiều thành viên BCSĐ UBND tỉnh chưa phân biệt được sự giống nhau, nhất là sự khác biệt, giữa BCSĐ với cấp ủy đảng về chức năng, nhiệm vụ, thẩm quyền, cơ chế nhân sự, các mối quan hệ công tác, cơ quan tham mưu, giúp việc… Vì thế, trong hoạt động, một số BCSĐ UBND tỉnh vẫn mang “bóng dáng”, cách thức, quy trình như của một cấp ủy, như: chờ cơ quan tham mưu, giúp việc đề xuất, chuẩn bị dự thảo; sau khi thông qua nghị quyết lại giao cho cơ quan tham mưu, giúp việc phổ biến, tổ chức thực hiện…, mà không biết là mình phải tự làm tất cả. Hầu như các thành viên BCSĐ UBND tỉnh chưa phân biệt được chức năng lãnh đạo công tác kiểm tra của BCSĐ UBND tỉnh với chức năng kiểm tra, giám sát của cấp ủy đảng. Chưa kể, sinh hoạt của BCSĐ UBND tỉnh vẫn mang dáng dấp của sinh hoạt thường trực UBND tỉnh, trong khi sinh hoạt của BCSĐ UBND tỉnh thực hiện theo nguyên tắc tập trung dân chủ, còn sinh hoạt thường trực UBND tỉnh theo chế độ thủ trưởng.

Kết quả điều tra xã hội học cho thấy, có 175/378 (chiếm 46,30%) số người được hỏi đánh giá thành viên các BCSĐ UBND tỉnh nhận thức chưa đầy đủ; 45/378 (chiếm 11,90%) đánh giá thành viên các BCSĐ UBND tỉnh nhận thức chưa đúng về vị trí, vai trò, chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn, các mối quan hệ công tác chủ yếu, tổ chức và hoạt động của BCSĐ UBND tỉnh (Phụ lục 2). Điều đó cho thấy, đây là một trong những nguyên nhân căn bản dẫn tới trong tổ chức và hoạt động của các BCSĐ UBND tỉnh còn có những hạn chế, khuyết điểm.

Ba là, một số thành viên BCSĐ UBND tỉnh chưa nhận thức đầy đủ về vai trò,

trách nhiệm của bản thân trong BCSĐ UBND tỉnh

Bí thư BCSĐ UBND tỉnh thường ý thức rõ vai trò của mình là phó bí thư tỉnh ủy, chủ tịch UBND tỉnh, thường xuyên phấn đấu thực hiện tốt vai trò, trách nhiệm đó, mà chưa ý thức đầy đủ về vai trò, chức trách bí thư BCSĐ UBND tỉnh của mình. Tương tự, phó bí thư BCSĐ UBND tỉnh thường chỉ nhớ mình là ủy viên BTVTU, phó chủ tịch thường trực UBND tỉnh, mà ít nhớ mình đồng thời là phó bí thư BCSĐ UBND tỉnh; các thành viên BCSĐ UBND tỉnh khác cũng chỉ nhớ mình là tỉnh ủy viên, phó chủ tịch UBND tỉnh, thành viên UBND tỉnh, giám đốc sở nội vụ, chánh văn phòng BCSĐ tỉnh. Từ đó, các thành viên BCSĐ UBND tỉnh hiểu công việc trong BCSĐ UBND tỉnh chỉ là kiêm nhiệm, ít dành trí tuệ, thời gian, công sức cho công việc của BCSĐ UBND tỉnh, dẫn tới chất lượng, hiệu quả hoạt động của một số BCSĐ UBND tỉnh còn thấp, thậm chí ở một số BCSĐ UBND tỉnh, thành viên BCSĐ UBND tỉnh mắc sai phạm. Các thành viên BCSĐ

UBND tỉnh đều giữ vị trí lãnh đạo ở cơ quan chính quyền nên chưa dành thời gian cho việc nghiên cứu các quy chế, quy định, nên còn lúng túng, bị động, mơ hồ, máy móc trong khi lãnh đạo thực hiện chức trách, nhiệm vụ.

Kết quả điều tra xã hội học cho thấy, có 219/378 (chiếm 57,94%) số người được hỏi đánh giá thành viên các BCSĐ UBND tỉnh nhận thức chưa đầy đủ; thậm chí, 07/378 (chiếm 1,58%) đánh giá thành viên các BCSĐ UBND tỉnh nhận thức sai về vai trò, trách nhiệm của bản thân trong BCSĐ UBND tỉnh (Phụ lục 2).

Bốn là, chất lượng một số thành viên BCSĐ UBND tỉnh chưa cao, chưa đáp ứng

tốt yêu cầu, chưa thật sự ngang tầm nhiệm vụ

Bên cạnh hầu hết thành viên BCSĐ UBND tỉnh có phẩm chất và năng lực tốt, vẫn có một số thành viên BCSĐ UBND tỉnh hạn chế về phẩm chất đạo đức, trình độ, năng lực, nhất là tinh thần trách nhiệm và kinh nghiệm công tác đảng. Theo quy định, các cán bộ được bầu cử, bổ nhiệm giữ chức danh thuộc cơ cấu BCSĐ UBND tỉnh đương nhiên được BTVTU chỉ định tham gia BCSĐ UBND tỉnh và chủ tịch UBND tỉnh đương nhiên được chỉ định làm bí thư BCSĐ UBND tỉnh, tức là mặc định các cán bộ này đều đã đủ phẩm chất, năng lực tham gia BCSĐ UBND tỉnh. Tuy nhiên, trên thực tế, một số thành viên BCSĐ UBND tỉnh mới thành thạo về chuyên môn quản lý nhà nước, chưa kinh qua công tác đảng, nên chất lượng tham gia hoạt động lãnh đạo của BCSĐ UBND tỉnh không cao; trách nhiệm của người đứng đầu một số BCSĐ UBND tỉnh chưa được nâng cao, công tác chỉ đạo điều hành chưa quyết liệt; cá biệt, đã có một số bí thư, thành viên BCSĐ UBND tỉnh có sai phạm, thậm chí bị xử lý kỷ luật đảng, bị truy tố trước pháp luật.

Thống kê điều tra xã hội học cho kết quả, có tới 225/378 (chiếm 59,52%) số người được hỏi đánh giá chất lượng nhân sự của BCSĐ UBND tỉnh chỉ ở mức cơ bản đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ, thậm chí 05/378 (chiếm 01,32%) đánh giá chưa đáp ứng được yêu cầu, nhiệm vụ (Phụ lục 2).

3.2.2.2. Nguyên nhân khách quan

Một là, Trung ương chưa có hướng dẫn cụ thể, thống nhất về quy chế làm việc

của BCSĐ UBND tỉnh

Hiện nay, quy chế làm việc của BCSĐ UBND tỉnh đều do từng BCSĐ UBND tỉnh vận dụng quy chế làm việc của các đảng đoàn, BCSĐ ở Trung ương để xây dựng, trình BTVTU ban hành và thực hiện, dẫn đến việc tình trạng quy chế làm việc của các BCSĐ UBND tỉnh còn khác nhau; trong quy chế làm việc có nội dung quy định thẩm quyền, trách nhiệm của tập thể, bí thư, phó bí thư và thành viên BCSĐ chưa chuẩn xác.

Số liệu điều tra xã hội học kết quả, có 173/378 (chiếm 45,77%) số người được hỏi đánh giá các quy định, hướng dẫn của Trung ương về tổ chức và hoạt động của BCSĐ UBND tỉnh là chưa hợp lý (Phụ lục 2).

Trung ương chưa có hướng dẫn cụ thể, rõ ràng về xây dựng quy chế phối hợp công tác giữa BCSĐ UBND tỉnh và các tổ chức có liên quan nên việc xây dựng quy chế phối hợp giữa BCSĐ UBND tỉnh và các tổ chức có liên quan không thống nhất, còn bị động, lúng túng.

Hai là, công tác kiểm tra, giám sát của BTVTU, UBKTTW đối với hoạt động

của BCSĐ UBND tỉnh chưa thường xuyên

Nhìn chung, hoạt động kiểm tra, giám sát của BTVTU đối với tổ chức và hoạt động của BCSĐ UBND tỉnh chưa được tiến hành thường xuyên, thực chất, vẫn mang tính hình thức, nên không kịp thời phát hiện những vấn đề bất cập nảy sinh để chỉ đạo xử lý, sửa đổi, bổ sung kịp thời. Tình trạng phổ biến là, BTVTU tin tưởng tuyệt đối vào BCSĐ UBND tỉnh, vì bí thư BCSĐ UBND tỉnh là phó bí thư tỉnh ủy, phó bí thư BCSĐ UBND tỉnh là ủy viên BTVTU, các thành viên khác của BCSĐ UBND tỉnh đều là tỉnh ủy viên; hoạt động của UBND tỉnh đã chịu sự giám sát của HĐND tỉnh và Chính phủ, các bộ, ngành Trung ương; các cán bộ này còn chịu sự ràng buộc của pháp luật đối với cán bộ, công chức; v.v.. Từ đó, các BTVTU ít quan tâm kiểm tra, giám sát hoạt động của BCSĐ UBND tỉnh và các thành viên BCSĐ UBND tỉnh. Các BTVTU chưa chỉ đạo tiến hành công tác sơ kết, tổng kết, rút kinh nghiệm về tổ chức và hoạt động của BCSĐ UBND tỉnh, nên có những hạn chế, bất cập chưa được xử lý kịp thời. UBKTTW cũng chưa trực tiếp kiểm tra, giám sát được nhiều BCSĐ UBND tỉnh.

Theo số liệu điều tra xã hội học, 239/378 (chiếm 63,23%) số người được hỏi đánh giá công tác kiểm tra, giám sát của BTVTU đối với hoạt động của BCSĐ UBND tỉnh mới cơ bản đáp ứng được yêu cầu, nhiệm vụ, thậm chí có 15/378 (chiếm 3,97%) đánh giá hoạt động này chưa đáp ứng được yêu cầu (Phụ lục 2).

Ba là, nhiều BTVTU chưa tổ chức tập huấn cho các thành viên BCSĐ UBND tỉnh

Sau khi có quyết định thành lập, quy định về chức năng, nhiệm vụ của BCSĐ UBND tỉnh, BTVTU chưa tổ chức tập huấn về chức trách, nhiệm vụ của từng thành viên; nghiệp vụ công tác đảng nói chung, nghiệp vụ công tác đảng của BCSĐ UBND tỉnh nói riêng, nên không ít bí thư, phó bí thư, thành viên BCSĐ UBND tỉnh không nắm được công tác đảng, lúng túng trong thực hiện chức trách, nhiệm vụ của mình.

Một phần của tài liệu Tổ chức và hoạt động của các ban cán sự đảng ủy ban nhân dân tỉnh giai đoạn hiện nay (Trang 118 - 122)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(173 trang)