Xây dựng và hoàn thiện bộ quy chế phối hợp công tác giữa ban cán sự đảng ủy ban nhân dân tỉnh với các tổ chức, cơ quan đảng có liên quan

Một phần của tài liệu Tổ chức và hoạt động của các ban cán sự đảng ủy ban nhân dân tỉnh giai đoạn hiện nay (Trang 146 - 148)

sự đảng ủy ban nhân dân tỉnh với các tổ chức, cơ quan đảng có liên quan

Để hoàn thành tốt chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của mình, BCSĐ UBND tỉnh phải phối hợp chặt chẽ, thường xuyên với các tổ chức, cơ quan đảng liên quan, trước hết là các cấp ủy, tổ chức, cơ quan đảng trong tỉnh. Quan hệ giữa BCSĐ UBND tỉnh với các cơ quan tham mưu, giúp việc tỉnh ủy; với các đảng đoàn, BCSĐ, cấp ủy trực thuộc tỉnh ủy có nội dung và phương thức khác nhau, có mối quan hệ là trực tiếp,

thường xuyên, chủ yếu; có quan hệ mang tính gián tiếp, không thường xuyên, qua nhiều tầng nấc, khâu trung gian. Vì vậy, cần coi trọng tính chỉnh thể, xác lập những nguyên tắc cơ bản, thông qua việc bổ sung và hoàn thiện đồng bộ bộ quy chế phối hợp trên những mặt công tác chủ yếu giữa BCSĐ UBND tỉnh với các tổ chức, cơ quan có liên quan. Cần tập trung xây dựng và hoàn thiện các quy chế phối hợp giữa BCSĐ UBND tỉnh với các tổ chức có mối quan hệ trực tiếp, thường xuyên, chủ yếu, thông qua đó tăng cường tính thống nhất, đồng bộ; nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác phối hợp thực hiện nhiệm vụ. Trên cơ sở quy chế phối hợp đó, căn cứ vào từng công việc cụ thể để xác định tổ chức, cá nhân nào giữ vai trò chủ trì, chịu trách nhiệm chính; tổ chức, cá nhân nào tham gia, phối hợp trong quá trình thực hiện.

Một là, Ban Tổ chức Trung ươngcần có hướng dẫn cụ thể, rõ ràng về xây dựng quy

chế phối hợp công tác giữa BCSĐ UBND tỉnh và các tổ chức, cơ quan có liên quan

Ban Tổ chức Trung ươngcần có hướng dẫn cụ thể, yêu cầu các BTVTU phải lãnh đạo xây dựng, ban hành các quy chế phối hợp công tác giữa BCSĐ UBND tỉnh với các tổ chức, cơ quan có liên quan. Hướng dẫn cần nêu rõ, các tổ chức nào có mối quan hệ trực tiếp, thường xuyên, chủ yếu với BCSĐ UBND tỉnh cần phải xây dựng quy chế phối hợp. Hướng dẫn cụ thể các các nội dung chính cần quy định để tạo sự thống nhất trong quy chế phối hợp của các BCSĐ UBND tỉnh với các tổ chức, cơ quan. Quy chế phối hợp cần làm rõ vai trò, trách nhiệm của BCSĐ UBND tỉnh và tổ chức, cơ quan có liên quan trong việc phối hợp thực hiện nhiệm vụ, các chế tài về trách nhiệm khi không thực hiện đúng quy chế để thống nhất trong nhận thức và tổ chức thực hiện

Hai là, BTVTU chủ trì xây dựng, ban hành quy chế phối hợp công tác giữa

BCSĐ UBND tỉnh với các đảng đoàn, BCSĐ, đảng ủy trực thuộc, cơ quan tham mưu, giúp việc tỉnh ủy…

Với tư cách là cơ quan thành lập, lãnh đạo trực tiếp và thường xuyên đối với các BCSĐ, đảng đoàn trong tỉnh, căn cứ các văn bản hướng dẫn của Trung ương, BTVTU cần chủ trì xây dựng quy chế phối hợp công tác giữa BCSĐ UBND tỉnh với các đảng đoàn, BCSĐ, đảng ủy trực thuộc, cơ quan tham mưu, giúp việc tỉnh ủy… để nâng cao chất lượng phối hợp thực hiện nhiệm vụ của các tổ chức này. Sau khi tổ chức lấy ý kiến, xử lý và tiếp thu những đóng góp của các tổ chức có liên quan về dự thảo quy chế phối hợp công tác giữa BCSĐ UBND tỉnh với các đảng đoàn, BCSĐ, đảng ủy trực thuộc, cơ quan tham mưu, giúp việc tỉnh ủy; tổ chức thẩm định, BTVTU ban hành quy chế chính thức để thực hiện.

Ba là, tổ chức tập huấn cho các thành viên của BCSĐ UBND tỉnh, các đảng đoàn và các tổ chức có liên quan về quy chế phối hợp công tác

Sau khi quy chế phối hợp công tác được ban hành, BTVTU cần tổ chức phổ biến, tập huấn cho các thành viên của BCSĐ UBND tỉnh, các đảng đoàn và các tổ chức có liên quan về nội dung quy chế phối hợp. Trong quá trình tập huấn, cần căn cứ vào đặc thù của từng tổ chức để xác định các nội dung BCSĐ UBND tỉnh phối hợp với từng tổ chức; ví dụ, với ban thường vụ huyện ủy, thành ủy, các đảng ủy trực thuộc tỉnh ủy thì BCSĐ UBND tỉnh có mối quan hệ phối hợp, trao đổi, tham gia ý kiến về các chủ trương, nghị quyết, chỉ thị của Đảng, chính sách và pháp luật của Nhà nước, các giải pháp tổ chức lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện các mục tiêu, nhiệm vụ phát triển KT-XH, xây dựng Đảng, HTCT, củng cố quốc phòng, an ninh ở địa phương và công tác cán bộ theo phân cấp. Khi thảo luận quán triệt nội dung phối hợp giữa các tổ chức cần trao đổi cặn kẽ giữa các bên liên quan để thống nhất về nhận thức và hành động. Kết thúc lớp tập huấn, cần có hình thức kiểm tra, đánh giá để nâng cao ý thức, trách nhiệm học tập của các thành viên tham gia, đảm bảo chất lượng, hiệu quả thực chất, tránh tổ chức lớp tập huấn mang hình thức, chung chung, chiếu lệ.

Bốn là, định kỳ hằng năm tổ chức hội nghị sơ kết thực hiện quy chế phối hợp

công tác trong lãnh đạo, chỉ đạo đối với từng đảng đoàn, BCSĐ, cấp ủy trực thuộc tỉnh ủy có mối quan hệ trực tiếp, thường xuyên.

Tại hội nghị, các bên có liên quan cần thông qua báo cáo đánh giá tình hình, kết quả 01 năm triển khai thực hiện quy chế phối hợp, trong đó cần chỉ ra những ưu điểm, đồng thời cần tập trung chỉ rõ những hạn chế, khó khăn, vướng mắc và nêu rõ trách nhiệm của từng bên trong thực hiện quy chế phối hợp. Trên cơ sở đó, ban tổ chức tỉnh ủy tham mưu cho BTVTU xem xét sửa đổi, bổ sung, hoàn thiện quy chế bảo đảm phù hợp với chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của từng tổ chức và tình hình thực tiễn, nâng cao trách nhiệm của các bên trong thực hiện quy chế phối hợp.

Một phần của tài liệu Tổ chức và hoạt động của các ban cán sự đảng ủy ban nhân dân tỉnh giai đoạn hiện nay (Trang 146 - 148)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(173 trang)