Dự báo những nhân tố tác động đến việc kiện toàn tổ chức, đẩy mạnh hoạt động của các ban cán sự đảng ủy ban nhân dân tỉnh

Một phần của tài liệu Tổ chức và hoạt động của các ban cán sự đảng ủy ban nhân dân tỉnh giai đoạn hiện nay (Trang 127 - 132)

hoạt động của các ban cán sự đảng ủy ban nhân dân tỉnh

4.1.1.1. Thuận lợi

Một là, đất nước đã có được cơ đồ, tiềm lực, vị thế và uy tín ngày càng cao trên thế giới, sẽ tiếp tục phát triển mạnh mẽ, toàn diện trong những thập niên tới

Sau 35 năm thực hiện công cuộc đổi mới, vượt qua đại dịch Covid-19, đất nước ta tiếp tục phát triển nhanh và toàn diện trên hầu hết các lĩnh vực. Toàn Đảng, toàn dân, toàn quân đã nỗ lực phấn đấu vượt qua nhiều khó khăn, thách thức, thực hiện thắng lợi các mục tiêu, các nhiệm vụ trọng tâm, đạt được nhiều thành tựu rất quan trọng, khá toàn diện, tạo nhiều dấu ấn nổi bật. Kinh tế vĩ mô ổn định, lạm phát được kiểm soát, tăng trưởng được duy trì ở mức khá cao; tiềm lực, quy mô và sức cạnh tranh của nền kinh tế được nâng lên. Công tác xây dựng, chỉnh đốn Đảng và HTCT được đặc biệt chú trọng, đạt nhiều kết quả tích cực. Công tác đấu tranh phòng, chống tham nhũng, tiêu cực, lãng phí chuyển biến mạnh mẽ, có bước đột phá, được tiến hành quyết liệt, có hiệu quả, ngày càng đi vào chiều, sâu, gắn kết chặt chẽ giữa “xây” và “chống”. Sự thống nhất, phối hợp đồng bộ giữa Đảng, Nhà nước, MTTQ và các TCCT-XH được tăng cường. Chính trị, xã hội ổn định; quốc phòng, an ninh không ngừng được củng cố, kiên quyết, kiên trì đấu tranh giữ vững độc lập, chủ quyền, thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ; quan hệ đối ngoại và hội nhập quốc tế ngày càng sâu rộng và hiệu quả; vị thế, uy tín của Việt Nam trên trường quốc tế được nâng cao. Đây vừa là điều kiện rất quan trọng, vừa là đòi hỏi phải tập trung kiện toàn tổ chức, đẩy mạnh hoạt động của các BCSĐ UBND tỉnh.

Hai là, Đảng ta đã và sẽ đề ra các chủ trương mới về sắp xếp, kiện toàn tổ chức

bộ máy của HTCT

Nghị quyết Hội nghị Trung ương 6 khóa XII đã đánh giá:

Trong những năm qua, Đảng ta đã ban hành và lãnh đạo, chỉ đạo tổ chức thực hiện nhiều chủ trương, nghị quyết, kết luận về xây dựng tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị, đạt được nhiều kết quả quan trọng. Hệ thống tổ chức của

Đảng, Nhà nước, Mặt trận Tổ quốc, các đoàn thể chính trị - xã hội được đổi mới; chức năng, nhiệm vụ, mối quan hệ công tác của từng tổ chức được phân định, điều chỉnh hợp lý hơn, từng bước đáp ứng yêu cầu xây dựng, hoàn thiện nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa và phát triển kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa” [57, tr. 37-38].

Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của Đảng tiếp tục khẳng định: “Công tác xây dựng Đảng về tổ chức được thực hiện với quyết tâm chính trị cao, tập trung kiện toàn, đổi mới, sắp xếp tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị, có bước chuyển biến thật sự” [60, tr.75].

Trong những năm gần đây, Bộ Chính trị, Ban Bí thư đã ban hành nhiều văn bản, quy định về mối quan hệ công tác của Ban Chấp hành Trung ương, Bộ Chính trị, Ban Bí thư, tỉnh ủy, BTVTU, thường trực tỉnh ủy và giữa các cơ quan tham mưu, giúp việc tạo căn cứ quan trọng và thuận lợi cho các tỉnh ủy, BTVTU, BCSĐ UBND tỉnh xây dựng quy chế làm việc, các quy chế phối hợp. Năm 2004, Ban Tổ chức Trung ương ban hành Công văn số 4917-CV/BTCTW ngày 21-6-2004 về việc hướng dẫn tổ chức đảng đoàn hội đồng nhân dân, ban cán sự đảng ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố. Ngày 15-5-2009, Bộ Chính trị ký Quyết định số 223-QĐ/TW ban hành quy chế về mối quan hệ công tác giữa Đảng đoàn Quốc hội với Ủy ban thường vụ Quốc hội, Hội đồng dân tộc, các ủy ban của Quốc hội, tổ đảng các đoàn đại biểu Quốc hội, các ban Trung ương Đảng, ban cán sự đảng, đảng đoàn, đảng ủy các tỉnh ủy, thành ủy trực thuộc Trung ương. Ngày 16-6-2009, Ban Bí thư ban hành Quy định số 231-QĐ/TW về quan hệ lãnh đạo, chỉ đạo của tỉnh ủy, thành ủy với các đảng đoàn, ban cán sự đảng trực thuộc. Ngày 07-3-2013, Bộ Chính trị ban hành Quy định số 172-QĐ/TW quy định chức năng, nhiệm vụ, cơ cấu tổ chức và mối quan hệ công tác của đảng đoàn, ban cán sự đảng trong cơ quan nhà nước, Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, đoàn thể chính trị - xã hội và một số hội quần chúng ở Trung ương. Ngày 18-9-2013 Bộ Chính trị ký Quyết định số 198-QĐ/TW ban hành “Quy chế về quan hệ công tác giữa Ban cán sự đảng Chính phủ với Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, với các đảng đoàn, ban cán sự đảng, đảng ủy trực thuộc Trung ương, đảng ủy các đơn vị sự nghiệp Trung ương, các ban đảng Trung ương và các tỉnh ủy, thành ủy trực thuộc Trung ương”. Ngày 03-10-2016, Ban Bí thư ban hành Quy định số 42-QĐ/TW về nhiệm vụ và quan hệ công tác của thường trực tỉnh ủy, thành ủy. Ngày 12-12-2018, Bộ Chính trị ban hành Quy định số 10-QĐi/TW “Quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và mối quan hệ công tác của cấp ủy, ban thường vụ cấp ủy tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương”. Ngày 05-12-2018 Ban Bí thư ban hành Quyết định

số 162-QĐ/TW về việc ban hành quy chế làm việc mẫu của đảng đoàn, ban cán sự đảng trực thuộc Trung ương. Ngày 28-12-2018 Ban Bí thư ký Quyết định số 168-QĐ/TW ban hành Quy chế làm việc mẫu của tỉnh ủy, thành ủy trực thuộc Trung ương. Các văn bản, quy định trên là những căn cứ quan trọng để các BTVTU vận dụng, cụ thể hóa xác định đúng và rõ chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn, các mối quan hệ công tác chủ yếu, đề ra quy chế làm việc và các quy chế phối hợp, các quy định có liên quan đến tổ chức và hoạt động của BCSĐ UBND tỉnh từng địa phương.

Ban Chấp hành Trung ương cũng chỉ ra những hạn chế: “tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị vẫn còn cồng kềnh, nhiều tầng nấc, nhiều đầu mối; hiệu lực, hiệu quả hoạt động chưa đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ. Chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn, tổ chức bộ máy, mối quan hệ của một số cơ quan, tổ chức chưa thật rõ, còn chồng chéo, trùng lắp...” [57, tr.38]; “nhận thức, triển khai đổi mới tổ chức bộ máy một số cơ quan trung ương và địa phương chưa đều, chưa thật đồng bộ” [60, tr. 94]. Trên cơ sở đó, Đại hội XIII của Đảng tiếp tục đề ra các chủ trương, nhiệm vụ về đổi mới, kiện toàn tổ chức, nâng cao chất lượng hoạt động của các tổ chức đảng trong mô hình tổng thể HTCT mới:

Tiếp tục đổi mới, hoàn thiện tổ chức bộ máy của Đảng và hệ thống chính trị tinh gọn, hoạt động hiệu lực, hiệu quả..., đáp ứng yêu cầu nâng cao năng lực lãnh đạo, cầm quyền của Đảng, hoàn thiện Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa, nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và nền dân chủ xã hội chủ nghĩa. Tiếp tục hoàn thiện mô hình tổ chức của hệ thống chính trị. Tổng kết các mô hình thí điểm về tổ chức bộ máy của Đảng và hệ thống chính trị, khắc phục sự chồng chéo và những bất hợp lý trong tổ chức của Đảng và tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị [60, tr. 185].

Mới đây, trong Quy định số 24-QĐ/TW ngày 30-7-2021 của Ban Chấp hành Trung ương khóa XIII về thi hành Điều lệ Đảng đã có mục 30.2 và mục 31.1 liên quan đến đảng đoàn, BCSĐ; trong Quy định số 22-QĐ/TW ngày 28-7-2021 của Ban Chấp hành Trung ương khóa XIII về công tác kiểm tra, giám sát và kỷ luật của Đảng đã có Điều 6 về công tác kiểm tra, giám sát của đảng đoàn, BCSĐ. Các văn bản này có nhiều điểm mới, tạo thuận lợi cho việc kiện toàn tổ chức và đẩy mạnh, nâng cao chất lượng hoạt động của các BCSĐ UBND tỉnh.

Ba là, Nhà nước tiếp tục hoàn thiện luật pháp về chính quyền địa phương, trong

đó có tổ chức và hoạt động của UBND tỉnh

Luật Tổ chức chính quyền địa phương (số 77/2015/QH13 được Quốc hội khóa XIII đã thông qua năm 2015) thay thế Luật Tổ chức Hội đồng nhân dân và Ủy ban

nhân dân năm 2003 đã cụ thể hóa những vấn đề mới từ quy định của Hiến pháp năm 2013, các chủ trương, định hướng của Đảng về chính quyền địa phương, trong đó có những điểm mới về tổ chức và hoạt động của UBND tỉnh phù hợp hơn với tình hình chung của đất nước và điều kiện thực tiễn. Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Tổ chức Chính phủ số 76/2015/QH13 và Luật Tổ chức chính quyền địa phương số 77/2015/QH13 (số 47/2019/QH14, ngày 22-11-2019 của Quốc hội khóa XIV) đã sửa đổi một số quyền hạn của UBND liên quan đến việc phân cấp, ủy quyền… Ngày 22-11-2019, Quốc hội đã ban hành Luật số 47/2019/QH14 sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Tổ chức Chính phủ số 76/2015/QH13 và Luật Tổ chức chính quyền địa phương số 77/2015/QH13. Đây là các căn cứ pháp lý quan trọng để UBND các tỉnh xác định rõ chức năng, nhiệm vụ, thẩm quyền... của mình. Sự lãnh đạo của BCSĐ UBND tỉnh đối với UBND tỉnh cũng cần xem xét kỹ lưỡng để đảm bảo tuân thủ đúng các quy định của Đảng và không vi phạm pháp luật của Nhà nước, trong đó có Luật Tổ chức chính quyền địa phương.

Bốn là, qua thực tiễn, các tỉnh ủy và BCSĐ UBND tỉnh đã tích lũy được nhiều

kinh nghiệm quý giá

Trong suốt nhiều năm qua, sự tồn tại và hoạt động của BCSĐ UBND tỉnh đã khẳng định được vai trò của mình. Qua tất cả những kết quả và những hạn chế, vướng mắc của BCSĐ UBND tỉnh, các tỉnh ủy và bản thân các BCSĐ UBND tỉnh đã nhận rõ được vai trò, chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của mình; hình thành được lề lối làm việc hợp lý và đặc biệt là rút ra được những kinh nghiệm để không ngừng nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động của mình. Đây là cơ sở thực tế quan trọng để tiếp tục kiện toàn tổ chức, đẩy mạnh hoạt động của các BCSĐ UBND tỉnh.

4.1.1.2. Khó khăn

Một là, bên cạnh những thuận lợi, thời cơ, đất nước ta tiếp tục đứng trước những khó khăn, thách thức không nhỏ

Kinh tế nước ta phát triển chưa tương xứng với tiềm năng, lợi thế của đất nước và còn nhiều khó khăn, thách thức. Năm 2020 và nửa đầu năm 2021, đại dịch Covid- 19 tác động mạnh đến nước ta, gây nhiều thiệt hại về KT-XH và đời sống nhân dân. Một số chỉ tiêu phát triển KT-XH trong chiến lược 2011-2020 tạo nền tảng để đưa đất nước ta cơ bản trở thành nước công nghiệp theo hướng hiện đại chưa đạt được. Công cuộc đổi mới tiếp tục đặt ra nhiều vấn đề về lý luận và thực tiễn cần được tập trung giải quyết để đưa đất nước phát triển nhanh và bền vững hơn theo định hướng XHCN, nhất là việc nhận thức, giải quyết đúng, hiệu quả các mối quan hệ lớn. Nhiều hạn chế, yếu kém trong lãnh

đạo, quản lý, điều hành của các cấp ủy, chính quyền và đội ngũ cán bộ, đảng viên ở một số nơi chậm được khắc phục; trách nhiệm người đứng đầu chưa thực sự được đề cao. Tư tưởng trông chờ, thụ động, ỷ lại vào cấp trên, tình trạng nói không đi đôi với làm, nói nhiều làm ít, kỷ cương phép nước không nghiêm… còn khá phổ biến; chưa tạo được nhiều cơ chế, chính sách, giải pháp có tính đột phá, đồng bộ để huy động mọi nguồn lực cho phát triển. Điều đó đòi hỏi các UBND tỉnh phải có tư duy mới, có khát vọng và ý chí vươn lên mạnh mẽ, những đổi mới rõ nét về tổ chức và cơ chế hoạt động.

Hai là, tổ chức bộ máy của HTCT cả nước và cấp tỉnh sẽ có những đổi mới, đặt

ra những yêu cầu mới đối với BCSĐ UBND tỉnh

Thực hiện mục tiêu hoàn thành việc nghiên cứu và tổ chức thực hiện mô hình tổ chức tổng thể của HTCT trị phù hợp với yêu cầu, điều kiện cụ thể của nước ta trong giai đoạn mới vào năm 2030 mà Hội nghị Trung ương 6 khóa XII đề ra, mô hình tổ chức đảng trong các cơ quan nhà nước, trong đó mô hình tổ chức đảng trong UBND tỉnh có thể có những thay đổi nhất định từ tổ chức bộ máy, nhân sự đến chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và các mối quan hệ công tác. Theo chủ trương đã nêu trong các văn kiện Đại hội XIII của Đảng về chuyển đổi số quốc gia và quản trị quốc gia, nước ta sẽ đẩy mạnh việc xây dựng Chính phủ số, chính quyền điện tử, theo đó tổ chức và hoạt động của UBND các cấp, trong đó có UBND tỉnh, chắc chắn phải có những đổi mới mạnh mẽ.

Ba là, phương thức lãnh đạo của các tỉnh ủy đối với BCSĐ UBND tỉnh chưa

được đổi mới mạnh mẽ, thậm chí còn có những lúng túng nhất định

Với cơ cấu nhân sự của UBND tỉnh như hiện nay, các tỉnh ủy, BTVTU lãnh đạo UBND tỉnh chủ yếu thông qua các cán bộ là phó bí thư, ủy viên BTVTU và tỉnh ủy viên, chứ chưa phải chủ yếu thông qua BCSĐ UBND tỉnh với tư cách là một tổ chức đảng trong UBND tỉnh. Với BCSĐ UBND tỉnh, tỉnh ủy, BTVTU cũng chưa định hình được các cách thức, hình thức, biện pháp, quy trình lãnh đạo một cách rõ ràng, có hiệu quả, vừa bảo đảm sự lãnh đạo của tỉnh ủy, vừa phát huy được vai trò của BCSĐ UBND tỉnh. Việc đổi mới phương thức lãnh đạo của các tỉnh ủy đối với BCSĐ UBND tỉnh còn một số chưa được làm sáng tỏ về lý luận, thống nhất trong nhận thức nên còn lúng túng.

Bốn là, những hạn chế trong tổ chức và hoạt động của BCSĐ UBND tỉnh vẫn

tiếp tục tồn tại, phải khắc phục

Mặc dù đã có nhiều nỗ lực đổi mới, nhưng tổ chức và hoạt động củaBCSĐ UBND tỉnh vẫn bộc lộ những hạn chế, bất cập, trong đó có những hạn chế, bất cập có thể khắc phục được trong thời gian ngắn, nhất là những hạn chế do các nguyên nhân chủ quan của tỉnh ủy, BTVTU và BCSĐ UBND tỉnh, nhưng cũng có không ít hạn chế, bất cập không

dễ khắc phục nhanh, bới chúng liên quan đến nhiều nguyên nhân khách quan. Vấn đề có tính bao trùm là tổ chức và hoạt động của BCSĐ UBND tỉnh gắn chặt với toàn bộ tổ chức và hoạt động của cả HTCT nước ta, trong khi đó mô hình tổng thể HTCT của nước ta vẫn còn là vấn đề phải tiếp tục nghiên cứu.

Chất lượng nhân sự tham gia BCSĐ UBND tỉnh chưa ngang tầm nhiệm vụ chưa đồng đều và có mặt còn bất cập so với yêu cầu nhiệm vụ của thời kỳ mới mà Đại hội XIII của Đảng đã đề ra. Mặc dù thành viên BCSĐ UBND tỉnh đều là tỉnh ủy viên, một số là ủy viên BTVTU và đều do tỉnh ủy lãnh đạo HĐND tỉnh bầu là ủy viên, chủ tịch, phó chủ tịch UBND tỉnh, nhưng sau khi được bầu, không phải tất cả các thành viên BCSĐ UBND tỉnh đều giữ được phẩm chất chính trị, đạo đức cách mạng. Tình trạng suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống, "tự diễn biến", "tự chuyển hóa", chủ nghĩa cá nhân, “lợi ích nhóm”, bệnh vô cảm, bệnh thành tích vẫn có thể diễn ra ở một bộ phận cán bộ là thành viên BCSĐ UBND tỉnh. Chừng nào BCSĐ UBND tỉnh còn có những thành viên như thế, thì chẳng những BCSĐ UBND tỉnh không hoàn thành tốt chức năng, nhiệm vụ của mình, mà có thể còn trở thành tổ chức để che giấu các ý đồ xấu của một số cá nhân thành viên BCSĐ UBND tỉnh, nhất là người đứng đầu.

Một phần của tài liệu Tổ chức và hoạt động của các ban cán sự đảng ủy ban nhân dân tỉnh giai đoạn hiện nay (Trang 127 - 132)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(173 trang)