Về tình hình quốc phòng, an ninh, đối ngoạ

Một phần của tài liệu Tổ chức và hoạt động của các ban cán sự đảng ủy ban nhân dân tỉnh giai đoạn hiện nay (Trang 42 - 44)

Trong số 58 tỉnh có 25 tỉnh có đường biên giới trên đất liền tiếp giáp với Trung Quốc ở phía Bắc, với Lào và Campuchia ở phía Tây; 25 tỉnh trải dài dọc theo biển. Đây là yếu tố thuận lợi trong phát triển kinh tế, đối ngoại, nhưng là yếu tố phức tạp đối với tình hình quốc phòng, an ninh ở các tỉnh.

Nền quốc phòng toàn dân, thế trận quốc phòng toàn dân, nền an ninh nhân dân, thế trận an ninh nhân dân và khu vực phòng thủ tỉnh được củng cố ngày càng vững chắc, góp phần bảo vệ biên giới và chủ quyền quốc gia, ổn định chính trị, xây dựng “thế trận lòng dân” tại các địa bàn. Nhiệm vụ bảo đảm quốc phòng, an ninh đã được các tỉnh từng bước kết hợp chặt chẽ với phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội. Các tỉnh ủy đều xây dựng chương trình hành động thực hiện Nghị quyết Hội nghị Trung ương 8 khóa IX và Nghị quyết Hội nghị Trung ương 8 khóa XI về Chiến lược bảo vệ Tổ quốc trong tình hình mới theo chức năng, nhiệm vụ gắn với các hoạt động trên các lĩnh vực chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội, quốc phòng, an ninh và đối ngoại của địa phương mình. Các tỉnh tập trung phát huy mạnh mẽ sức mạnh tổng hợp của toàn dân, của cả HTCT để bảo vệ vững chắc độc lập chủ

quyền, thống nhất toàn vẹn lãnh thổ của Tổ quốc, bảo vệ Đảng, Nhà nước, nhân dân và chế độ XHCN; bảo vệ công cuộc đổi mới, sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa, bảo vệ lợi ích quốc gia - dân tộc. Bên cạnh đó, các tỉnh đều thực hiện các biện pháp chống âm mưu của các thế lực thù địch luôn tìm cách đẩy mạnh chiến lược “diễn biến hòa bình”, tăng cường sử dụng các biện pháp “tấn công mềm”, tập trung làm chuyển biến về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống, thúc đẩy quá trình “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” trong nội bộ; kích động, chia rẽ, đòi “phi chính trị hóa Quân đội”; hạ thấp, phủ nhận vai trò, uy tín lãnh đạo của Đảng và quản lý của Nhà nước, nhằm xóa bỏ mục tiêu, con đường đi lên chủ nghĩa xã hội, với nhiều hình thức mới, thủ đoạn tinh vi, xảo quyệt.

Tình hình trật tự, an toàn xã hội ở các địa phương cơ bản ổn định và có bước chuyển biến tích cực. Cơ quan điều tra của các tỉnh đã phá án nhanh một số vụ án đặc biệt nghiêm trọng; đẩy nhanh tiến độ điều tra các chuyên án, vụ án lớn; truy bắt, xử lý kịp thời đối tượng gây án, tạo niềm tin trong nhân dân. Các tỉnh tích cực đấu tranh phòng, chống các loại tội phạm, nhất là đấu tranh có hiệu quả với tội phạm kinh tế, tham nhũng, buôn lậu, gian lận thương mại, tội phạm sử dụng công nghệ cao, tội phạm ma túy. Các tỉnh thực hiện tốt công tác phòng, chống, khắc phục hậu quả thiên tai, dịch bệnh, tìm kiếm cứu nạn, cứu hộ, đặc biệt là cứu nạn sạt lở đất và cứu nạn trên biển.

Bên cạnh đó, tình hình quốc phòng, an ninh ở các tỉnh còn một số hạn chế cần khắc phục trong thời gian tới. Kết hợp giữa phát triển KT-XH với bảo đảm quốc phòng, an ninh trên một số lĩnh vực, địa bàn chưa thực sự nghiêm túc, chặt chẽ, hiệu quả. Một số địa phương còn để xảy ra hiện tượng người nước ngoài đứng sau các nhà đầu tư Việt Nam để đầu tư vào các khu vực trọng yếu, địa bàn chiến lược ảnh hưởng không tốt đến công tác bảo đảm an ninh, an toàn của khu vực. Đầu tư xây dựng khu vực phòng thủ một số địa phương chưa tương xứng với tiềm năng, tốc độ phát triển kinh tế. Công tác bảo đảm an toàn, an ninh thông tin, an ninh mạng ở một số tỉnh còn hạn chế, khó khăn. Tình trạng di dân tự phát, tội phạm, tệ nạn xã hội, an ninh, trật tự ở một số địa bàn có thời điểm chưa được kiểm soát, quản lý chặt chẽ. Một số vụ việc chưa được phát hiện kịp thời; xử lý, giải quyết ở giai đoạn đầu có nơi còn lúng túng.

Công tác đối ngoại của các tỉnh đã góp phần quan trọng vào phát triển KT-XH, nâng cao đời sống của nhân dân. Đặc biệt, các tỉnh có đường biên giới trên bộ đã đẩy mạnh hoạt động giao thương hàng hóa, nhất là những tỉnh có cửa khẩu quốc tế, cửa khẩu quốc gia; phối hợp với nước bạn trong phòng, chống tội phạm, nhất là tội phạm ma túy, vượt biên trái phép, buôn lậu, mua bán người qua biên giới; giao lưu văn hóa, kết nghĩa với các địa phương nước bạn. Các tỉnh ở đồng bằng đã thu hút được nhiều dự án đầu tư nước ngoài, tạo thêm

nhiều việc làm và tăng thu ngân sách. Tuy nhiên, hoạt động đối ngoại của các tỉnh chưa đồng đều, nhiều tỉnh còn gặp những khó khăn, chưa phát huy hết tiềm năng, thế mạnh của địa phương trong hợp tác, thu hút vốn đầu tư nước ngoài.

Một phần của tài liệu Tổ chức và hoạt động của các ban cán sự đảng ủy ban nhân dân tỉnh giai đoạn hiện nay (Trang 42 - 44)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(173 trang)