Đặc điểm của ủy ban nhân dân tỉnh

Một phần của tài liệu Tổ chức và hoạt động của các ban cán sự đảng ủy ban nhân dân tỉnh giai đoạn hiện nay (Trang 51 - 52)

Một là, UBND tỉnh vừa là cơ quan chấp hành của HĐND tỉnh, vừa chịu trách

nhiệm trước Chính phủ, theo đúng đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách và pháp luật của Nhà nước; nghị quyết, chỉ thị, kết luận của Ban Chấp hành Trung ương, Bộ Chính trị, Ban Bí thư; nghị quyết, chỉ thị, kết luận của tỉnh ủy, BTVTU.

Ủy ban nhân dân tỉnh do HĐND tỉnh bầu ra, là cơ quan chịu trách nhiệm chấp hành nghị quyết HĐND tỉnh trên các lĩnh vực; trong hoạt động của mình, UBND tỉnh chịu trách nhiệm và báo cáo công tác trước HĐND tỉnh. Đồng thời, là cơ quan thực hiện quyền hành pháp, UBND tỉnh có chức năng, nhiệm vụ tổ chức thi hành pháp luật ở địa phương và chấp hành các chỉ thị của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, báo cáo công tác với Chính phủ, Thường trực Chính phủ và Thủ tướng Chính phủ. UBND tỉnh thực hiện chức năng quản lý nhà nước đối với các lĩnh vực hoạt động của địa phương theo Hiến pháp, các văn bản của Chính phủ, các bộ, ngành. UBND tỉnh thực hiện sự phối hợp công tác với các bộ, cơ quan ngang bộ trong mọi hoạt động, chịu sự quản lý nhà nước của các bộ về từng lĩnh vực.

Hai là, UBND tỉnh hoạt động theo nguyên tắc tập trung dân chủ

Tất cả các công việc liên quan đến chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của UBND tỉnh đều phải được thảo luận, bàn bạc tập thể, dân chủ, công khai trong các thành viên UBND tỉnh và quyết định theo đa số, chủ tịch, phó chủ tịch UBND tỉnh ký văn bản với tư cách thay mặt UBND tỉnh; nếu ý kiến của chủ tịch UBND tỉnh thuộc về thiểu số, chủ tịch UBND tỉnh vẫn phải chấp hành quyết định của đa số. Thường trực UBND tỉnh (chủ tịch và các phó chủ tịch UBND tỉnh) được UBND tỉnh ủy quyền giải quyết một số công việc và chịu trách nhiệm trước UBND tỉnh. Chủ tịch UBND tỉnh có các thẩm quyền riêng theo quy định của pháp luật. Trong khi đó, các cơ quan chuyên môn thuộc UBND tỉnh lại hoạt động theo chế độ thủ trưởng.

Ba là, UBND tỉnh không trực tiếp quản lý, điều hành cơ quan quân sự và cơ

quan công an tỉnh.

Theo quy định của Nhà nước, cơ quan quân sự tỉnh (bộ chỉ huy quân sự tỉnh) đặt dưới sự quản lý của Bộ Tư lệnh quân khu; cơ quan công an tỉnh (Công an tỉnh) đặt dưới sự quản lý của Bộ Công an, chỉ có chỉ huy trưởng Bộ chỉ huy quân sự tỉnh và

giám đốc Công an tỉnh là ủy viên UBND tỉnh. Đây là điểm khác biệt giữa cơ cấu tổ chức của UBND tỉnh với cơ cấu tổ chức của Chính phủ. Đương nhiên, tổ chức đảng trong cơ quan quân sự tỉnh và trong cơ quan công an tỉnh đặt dưới sự lãnh đạo của tỉnh ủy; bí thư tỉnh ủy là bí thư đảng ủy quân sự tỉnh; phó bí thư tỉnh ủy, chủ tịch UBND tỉnh được tỉnh ủy phân công phụ trách đảng ủy công an tỉnh.

Bốn là, UBND tỉnh tổ chức thực hiện nhiệm vụ phát triển KT-XH vừa mang tính

chủ động, vừa phải tuân thủ cơ chế, chính sách, quy hoạch, chương trình, đề án của Chính phủ; ngân sách tỉnh bao gồm cả phần ngân sách nhà nước do Trung ương phân bổ và phần thu, tự cân đối theo quy định của pháp luật.

Các tỉnh được quyền xây dựng chiến lược, kế hoạch phát triển KT-XH, huy động các nguồn lực để phát triển công nghiệp, xây dựng, thương mại, dịch vụ, du lịch, nông nghiệp, lâm nghiệp, thủy sản, mạng lưới giao thông, thủy lợi; xây dựng và tổ chức thực hiện các chương trình, dự án, đề án của tỉnh đối với vùng đồng bào dân tộc thiểu số, vùng có điều kiện KT-XH đặc biệt khó khăn; v.v., nhưng phải theo cơ chế, chính sách chung, quy hoạch tổng thể, không được tùy tiện đặt ra cơ chế, chính sách riêng, hoặc phá vỡ quy hoạch chung của vùng, của cả nước. UBND tỉnh được sử dụng khoản ngân sách nhà nước do Trung ương phân bổ, đồng thời có nghĩa vụ thực hiện việc thu, đóng góp vào ngân sách nhà nước theo quy định của pháp luật. Các khoản tỉnh tự huy động được cũng phải được quản lý, sử dụng theo đúng quy định.

Một phần của tài liệu Tổ chức và hoạt động của các ban cán sự đảng ủy ban nhân dân tỉnh giai đoạn hiện nay (Trang 51 - 52)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(173 trang)