Phát huy vai trò của các cấp ủy, tổ chức đảng, Mặt trận Tổ quốc, các tổ chức chính trị xã hội, các cơ quan, tổ chức có liên quan đến hoạt động của ban cán

Một phần của tài liệu Tổ chức và hoạt động của các ban cán sự đảng ủy ban nhân dân tỉnh giai đoạn hiện nay (Trang 151 - 156)

chức chính trị - xã hội, các cơ quan, tổ chức có liên quan đến hoạt động của ban cán sự đảng ủy ban nhân dân tỉnh

Đồng thời với việc lãnh đạo BCSĐ UBND tỉnh, tỉnh ủy, BTVTU cần lãnh đạo các cấp ủy, tổ chức, cơ quan đảng trong tỉnh chủ động, tích cực phối hợp công tác với BCSĐ UBND tỉnh. Cùng với quy chế phối hợp công tác giữa BCSĐ UBND tỉnh với các cấp ủy, tổ chức, cơ quan đảng trong tỉnh đã được ban hành, BTVTU cần đưa ra các hình thức, biện pháp để phát huy vai trò của các cấp ủy, tổ chức, cơ quan đảng có liên quan đến hoạt động của BCSĐ UBND tỉnh, nhất là đảng đoàn HĐND tỉnh; các cơ quan tham mưu, giúp việc tỉnh ủy; BCSĐ tòa án nhân dân tỉnh; BCSĐ viện kiểm sát nhân dân tỉnh; đảng ủy bộ chỉ huy quân sự tỉnh, đảng ủy công an tỉnh; đảng ủy khối các cơ quan tỉnh; đảng ủy khối doanh nghiệp tỉnh; đảng đoàn ủy ban MTTQ tỉnh; đảng đoàn ban chấp hành liên đoàn lao động tỉnh; đảng đoàn ban chấp hành hội nông dân tỉnh; đảng đoàn ban chấp hành hội liên hiệp phụ nữ tỉnh; đảng đoàn hội cựu chiến binh tỉnh; ban thường vụ tỉnh đoàn; v.v.. Bởi vì, quy chế phối hợp công tác giữa BCSĐ UBND tỉnh với các tổ chức, cơ quan đảng có liên quan

dù có cụ thể đến mấy cũng chỉ có thể quy định những nội dung chủ yếu, mang tính nguyên tắc; trong khi đó, thực tiễn công tác rất phong phú, yêu cầu nhiệm vụ luôn biến đổi, quy chế không thể quy định hết, cần có các cơ chế, hình thức, biện pháp động viên, thúc đẩy khác.

Đối với những nội dung phối hợp quan trọng, phức tạp hoặc có nhiều bên liên quan, cần tổ chức họp để thống nhất các vấn đề cơ bản, các nguyên tắc khi giải quyết những công việc phát sinh trong thực tiễn. Trong cuộc họp cần phân công rõ người có năng lực, sở trường phù hợp phụ trách nhiệm vụ phối hợp, đây là căn cứ quan trọng để xác định rõ cơ chế trách nhiệm, tránh hiện tượng dựa dẫm vào tập thể, không rõ trách nhiệm cá nhân; vừa không khuyến khích cá nhân nhiệt tình, tâm huyết, dám nghĩ, dám nói, dám làm; vừa tạo kẽ hở cho cách làm việc tắc trách, trì trệ, hoặc chủ quan, sai sót, thậm chí vi phạm.

Sau khi BTVTU phê duyệt và ban hành quy chế phối hợp công tác giữa BCSĐ UBND tỉnh với các tổ chức, cơ quan có liên quan, cần yêu cầu thực hiện nghiêm túc chế độ báo cáo theo định kỳ hoặc theo công việc về việc phối hợp trong thực hiện nhiệm vụ được giao, đặc biệt là những khó khăn, vướng mắc, hạn chế. Thông qua báo cáo để BTVTU nắm được chất lượng, hiệu quả thực hiện nhiệm vụ được giao của BCSĐ UBND tỉnh nói chung và từng thành viên nói riêng. Nếu có khuyết điểm, sai phạm xảy ra trong phối hợp thực hiện nhiệm vụ, BTVTU cần yêu cầu báo cáo, làm rõ trách nhiệm của từng tập thể, cá nhân; từ đó sẽ thấy được những hạn chế, thiếu sót mà BCSĐ UBND tỉnh cần điều chỉnh, rút kinh nghiệm.

Trong việc này, tỉnh ủy, BTVTU cần xác định rõ trách nhiệm của các ủy viên BTVTU, tỉnh ủy viên là người đứng đầu các cấp ủy, tổ chức, cơ quan đảng có liên quan đến hoạt động của BCSĐ UBND tỉnh với tư cách là “cầu nối”. Đồng thời, tỉnh ủy, BTVTU cần rà soát, bổ sung và cơ bản hoàn thiện hệ thống quy chế, quy định về thực hiện trách nhiệm nêu gương của các ủy viên BTVTU, tỉnh ủy viên là người đứng đầu các cấp ủy, tổ chức, cơ quan đảng có liên quan đến hoạt động của BCSĐ UBND tỉnh. Các đối tượng này đều là diện cán bộ BTVTU quản lý, vì vậy có thể đưa kết quả phối hợp công tác của người đứng đầu các đảng đoàn, BCSĐ và các cấp ủy, tổ chức, cơ quan đảng có liên quan vào bộ tiêu chí đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ, như “Quy định tiêu chuẩn chức danh cán bộ lãnh đạo, quản lý diện Ban Thường vụ Tỉnh ủy quản lý”; “Quy chế đánh giá cán bộ lãnh đạo, quản lý diện Ban Thường vụ Tỉnh ủy quản lý”... Khi kiểm điểm, đánh giá kết quả công tác hằng năm của các cấp ủy, tổ chức, cơ quan đảng và đánh giá cán bộ lãnh đạo hằng năm cần đánh giá rõ ưu điểm, hạn chế, khuyết điểm trong phối hợp công tác với BCSĐ UBND tỉnh và trách nhiệm của người đứng đầu từng cấp ủy, tổ chức, cơ quan đảng. BTVTU kịp thời biểu dương cấp ủy, tổ chức, cơ quan đảng chủ động, phối hợp công tác có hiệu quả với BCSĐ

UBND tỉnh, đồng thời chấn chỉnh cấp ủy, tổ chức, cơ quan đảng chưa tích cực phối hợp hoạt động với BCSĐ UBND tỉnh.

Phát huy vai trò của chi bộ, đảng ủy cơ quan nơi các thành viên BCSĐ UBND tỉnh sinh hoạt trong giám sát việc rèn luyện phẩm chất đạo đức cách mạng, lối sống, phong cách công tác và việc giữ mối quan hệ với chi ủy chi bộ dân cư nơi cán bộ sinh sống của các thành viên BCSĐ UBND tỉnh. Dù ở vị trí công tác nào, các thành viên BCSĐ UBND tỉnh cũng là đảng viên, nên chi bộ, đảng bộ cơ sở có các đảng viên này sinh hoạt phải thực hiện đầy đủ trách nhiệm quản lý đảng viên, tránh nể nang, né tránh, không để các đảng viên này vi phạm về phẩm chất, lối sống, phong cách, quan hệ với nhân dân, làm mất uy tín với cán bộ, công chức cơ quan và nhân dân cũng là làm giảm sút niềm tin của cán bộ, đảng viên và nhân dân đối với Đảng, chính quyền tỉnh.

Cần phát huy tốt vai trò của MTTQ, các TCCT-XH trong việc giám sát hoạt động của BCSĐ UBND tỉnh và của từng thành viên BCSĐ UBND tỉnh; tham gia góp ý, phản biện xã hội đối với các dự thảo các văn bản quan trọng của BCSĐ UBND tỉnh, UBND tỉnh. Đây cũng là một nhiệm vụ quan trọng để triển khai thực hiện Quyết định số 217-QĐ/TW và Quyết định số 218-QĐ/TW của Bộ Chính trị khóa XI về giám sát, phản biện xã hội và góp ý xây dựng Đảng, xây dựng chính quyền; Kết luận số 03- KL/TW ngày 13-5-2016 của Ban Bí thư về tiếp tục thực hiện Quyết định số 290- QĐ/TW của Bộ Chính trị khóa X về “Quy chế công tác dân vận của hệ thống chính trị”. Kết hợp, liên thông các nhiệm vụ của MTTQ, các TCCT-XH: giám sát, phản biện xã hội và góp ý xây dựng Đảng, xây dựng chính quyền; tăng giám sát vụ việc qua giám sát giải quyết đơn thư khiếu nại, tố cáo, kiến nghị của cử tri và nhân dân; công khai kết luận thanh tra, tính khách quan của các chỉ số hài lòng; cải thiện môi trường đầu tư, nâng cao năng lực cạnh tranh; vấn đề báo chí dư luận đang quan tâm, nhân dân đang bức xúc, góp phần phòng, chống tham nhũng, lãng phí, ngăn chặn các biểu hiện suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống, “tự diễn biến” “tự chuyển hóa” đối với các thành viên BCSĐ UBND tỉnh; tăng đồng thuận xã hội trong thực hiện các nghị quyết, mục tiêu, nhiệm vụ mà BCSĐ UBND tỉnh đề ra. Về phần mình, BCSĐ UBND tỉnh cần thật sự cầu thị, lắng nghe, có cơ chế tiếp thu ý kiến của MTTQ và các TCCT- XH; quy định cụ thể và thực hiện nghiêm quy định về việc chủ tịch UBND tỉnh đồng thời là bí thư BCSĐ UBND tỉnh trực tiếp tiếp xúc, đối thoại với nhân dân; chủ động đề nghị MTTQ các TCCT-XH phản biện xã hội đối với các dự thảo nghị quyết quan trọng của BCSĐ UBND tỉnh, các dự kiến chương trình, kế hoạch công tác lớn của UBND tỉnh; chỉ đạo UBND tỉnh, các cơ quan thực hiện nghiêm túc, báo cáo kết quả thực hiện những kiến nghị của MTTQ và các TCCT-XH sau giám sát.

KẾT LUẬN

Ban cán sự đảng UBND tỉnh là tổ chức đảng do BTVTU lập ra tại UBND tỉnh để lãnh đạo quán triệt và tổ chức thực hiện đường lối, chính sách của Đảng; đề xuất với tỉnh ủy, BTVTU về phương hướng, nhiệm vụ, tổ chức, cán bộ và quyết định theo thẩm quyền; lãnh đạo công tác kiểm tra việc chấp hành đường lối, chính sách của Đảng tại UBND tỉnh. BCSĐ UBND tỉnh có vị trí, vai trò rất quan trọng, là tổ chức đảng trực tiếp lãnh đạo UBND tỉnh và chịu trách nhiệm cao nhất trước BTVTU về toàn bộ hoạt động của UBND tỉnh.

Luận án đã tổng quan các công trình khoa học của các tác giả trong và ngoài nước có liên quan đến tổ chức và hoạt động của các BCSĐ UBND tỉnh để thấy được những kết quả nghiên cứu luận án có thể kế thừa, đồng thời xác định những vấn đề luận án cần tập trung nghiên cứu.

Luận án đã xây dựng khung lý luận về tổ chức và hoạt động của các BCSĐ UBND tỉnh. Trên cơ sở khung lý luận về tổ chức và hoạt động của BCSĐ UBND tỉnh; căn cứ các quy chế làm việc, báo cáo tổng kết, kiểm điểm của các BTVTU, các BCSĐ UBND tỉnh, kết quả điều tra xã hội học..., luận án đã đánh giá các ưu điểm và hạn chế trong tổ chức và hoạt động của BCSĐ UBND tỉnh. Thực trạng tổ chức của các BCSĐ UBND tỉnh có cả những ưu điểm và hạn chế trên những mặt sau: xác định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn, trách nhiệm của BCSĐ UBND tỉnh; về cơ cấu nhân sự; về xác định chức trách, nhiệm vụ, thẩm quyền, trách nhiệm của các thành viên; về xác định nguyên tắc tổ chức; về xây dựng quy chế làm việc, cơ chế hoạt động; về các mối quan hệ công tác với các tổ chức, cơ quan, đơn vị có liên quan. Thực trạng hoạt động của BCSĐ UBND tỉnh có cả những ưu điểm và hạn chế thể hiện trên các mặt chủ yếu: về thực hiện chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn, trách nhiệm của tập thể BCSĐ UBND tỉnh, nhất là thực hiện nhiệm vụ chính trị, về công tác tổ chức, cán bộ và lãnh đạo công tác kiểm tra; về thực hiện các nguyên tắc, cơ chế hoạt động và các chế độ công tác; thực hiện chức trách, nhiệm vụ, thẩm quyền, trách nhiệm của từng thành viên BCSĐ UBND tỉnh; về thực hiện các mối quan hệ công tác với các tổ chức liên quan.

Những ưu điểm và hạn chế trong tổ chức, hoạt động của các BCSĐ UBND tỉnh do cả nguyên nhân chủ quan và nguyên nhân khách quan. Nguyên nhân chủ quan chính là từ nhận thức, năng lực, trình độ, tinh thần trách nhiệm của các thành viên BCSĐ UBND tỉnh. Nguyên nhân khách quan chính liên quan đến mô hình tổ chức; các quy định, hướng dẫn của Trung ương; nhận thức, trách nhiệm của BTVTU về vị trí, vai trò

của BCSĐ UBND tỉnh; sự quan tâm, lãnh đạo của tỉnh ủy, BTVTU trong việc xây dựng quy chế làm việc, quy chế phối hợp công tác, trong thực hiện các nhiệm vụ chính trị; công tác kiểm tra, giám sát của các BTVTU đối với BCSĐ UBND tỉnh và các thành viên của tổ chức này.

Qua đánh giá thực trạng có thể thấy một số vấn đề đặt ra trong tổ chức và hoạt động của BCSĐ UBND tỉnh hiện nay cần được nghiên cứu, giải quyết. Sự tồn tại của BCSĐ UBND tỉnh là cần thiết, nhưng việc xác định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của tổ chức đảng này còn bất cập, chưa thật rõ ràng; các mối quan hệ công tác của BCSĐ UBND tỉnh còn chưa chặt chẽ, chế định pháp lý thấp. Cơ cấu nhân sự tham gia BCSĐ UBND tỉnh cần tinh gọn, nhưng cơ cấu nhân sự như hiện nay dễ dẫn đến nhầm lẫn chức trách, nhiệm vụcủa các thành viên là chủ tịch, phó chủ tịch UBND tỉnh. Là cơ quan lãnh đạo đảng, nhưng cơ chế hoạt động và công tác cán bộ của BCSĐ UBND tỉnh còn có những vướng mắc. BCSĐ UBND tỉnh lãnh đạo thực hiện những nhiệm vụ liên quan đến các lĩnh vực nhạy cảm, dễ xảy ra tham nhũng, tiêu cực, nhưng cơ chế kiểm soát quyền lực đối với BCSĐ UBND tỉnh chưa chặt chẽ, hiệu quả.

Việc kiện toàn tổ chức, đẩy mạnh hoạt động của các BCSĐ UBND tỉnh gắn liền với đổi mới các tổ chức đảng và tổ chức bộ máy của HTCT nói chung và HTCT cấp tỉnh nói riêng. Vì vậy, những giải pháp kiện toàn tổ chức, đẩy mạnh hoạt động của các BCSĐ UBND tỉnh đến năm 2030 mà luận án đề xuất có liên quan đến nhiều tổ chức, nhiều cấp, nhiều ngành, nhiều đối tượng. Một là, nâng cao nhận thức, trách nhiệm của tỉnh ủy, BTVTU và các thành viên BCSĐ UBND tỉnh đối với việc kiện toàn tổ chức, đẩy mạnh hoạt động của các BCSĐ UBND tỉnh. Hai là, rà soát, bổ sung, hoàn thiện chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn, các mối quan hệ chủ yếu và quy chế làm việc của BCSĐ UBND tỉnh. Ba là, nâng cao chất lượng các thành viên BCSĐ UBND tỉnh. Bốn , xây dựng bộ quy chế quan hệ phối hợp công tác giữa BCSĐ UBND tỉnh với các tổ chức có liên quan. Năm là,tăng cường sự lãnh đạo, chỉ đạo, kiểm tra, giám sát của Bộ Chính trị, Ban Bí thư, tỉnh ủy, BTVTU đối với BCSĐ UBND tỉnh; sự hướng dẫn của các cơ quan tham mưu, giúp việc Trung ương Đảng đối với BTVTU, BCSĐ UBND tỉnh. Sáu là, phát huy vai trò của các cấp ủy, tổ chức đảng, MTTQ, các TCCT-XH, các cơ quan, tổ chức... có liên quan đến hoạt động của BCSĐ UBND tỉnh. Các giải pháp nêu trên cần được thực hiện một cách đồng bộ, với quyết tâm chính trị cao, thái độ thật sự nghiêm túc, có sự vận dụng đúng đắn, sáng tạo vào tình hình thực tiễn địa phương của các tỉnh ủy, BTVTU và các BCSĐ UBND tỉnh.

Một phần của tài liệu Tổ chức và hoạt động của các ban cán sự đảng ủy ban nhân dân tỉnh giai đoạn hiện nay (Trang 151 - 156)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(173 trang)