hệ công tácchủ yếu và quy chế làm việc của ban cán sự đảng ủy ban nhân dân tỉnh
Mô hình tổ chức đảng đoàn, BCSĐ cấp tỉnh, trong đó có BCSĐ UBND tỉnh, có nhiều nét đặc thù, nên vừa thực hiện, vừa rút kinh nghiệm để hoàn thiện. Thực tế cho thấy, bên cạnh những quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn, các mối quan hệ công tác chủ yếu và quy chế làm việc của BCSĐ UBND tỉnh, có nhiều vấn đề cần được xem xét điều chỉnh.
* Đối với các vấn đề thuộc thẩm quyền của Trung ương
Một là, Bộ Chính trị có hướng dẫn cụ thể, rõ ràng về quy định chức năng, nhiệm
vụ, quyền hạn, các mối quan hệ công tác chủ yếu của BCSĐ UBND tỉnh
Hiện nay, Trung ương đã ban hành Quy định số 172-QĐ/TW ngày 07-3-2013 của Bộ Chính trị khóa XI đã quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn, cơ cấu tổ chức, mối quan hệ công tác của đảng đoàn, ban cán sự đảng ở Trung ương. Các địa phương vẫn vận dụng, cụ thể hóa quy định này thành các văn bản của địa phương mình. Do chưa có quy định riêng về chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn, cơ cấu tổ chức, mối quan hệ công tác của đảng đoàn, BCSĐ cấp tỉnh, nên có sự khác nhau về nhận thức, cách hiểu văn bản giữa các địa phương; trong các văn bản của các BTVTU được ban hành liên quan đến tổ chức và hoạt động của đảng đoàn, BCSĐ nói chung, BCSĐ UBND tỉnh nói riêng có những nội dung chưa thật phù hợp. Đặc biệt, quy định, hướng dẫn về mối quan hệ công tác giữa các đảng đoàn, BCSĐ cấp tỉnh với tỉnh ủy, BTVTU, các cấp ủy, tổ chức đảng, các TCCT-XH có liên quan chưa được xác định rõ ràng. Vì vậy, trong nhận thức và phối hợp thực hiện nhiệm vụ chính trị còn nhiều lúng túng, tùy thuộc ý chí chủ quan của từng tổ chức. Điều đó đặt ra nhu cầu cấp thiết hiện nay là Bộ Chính trị, Ban Bí thư Trung ương cần có văn bản quy định và hướng dẫn cụ thể, rõ ràng về chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn, các quan hệ công tác chủ yếu của đảng đoàn, BCSĐ cấp tỉnh, tạo cơ sở để BTVTU quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn, các quan hệ công tác chủ yếu của BCSĐ UBND tỉnh.
Hai là, Ban Tổ chức Trung ươngcần có hướng dẫn cụ thể, rõ ràng về việc xây
dựng quy chế làm việc của BCSĐ UBND tỉnh
Ngày 05-12-2018, Bộ Chính trị đã ban hành Quyết định số 162-QĐ/TW về việc ban hành quy chế làm việc mẫu của đảng đoàn, ban cán sự đảng trực thuộc Trung ương. Sau khi quyết định này được ban hành, hầu hết các đảng đoàn, BCSĐ ở Trung ương và địa phương, trong đó có BCSĐ UBND tỉnh, đã vận dụng để xây dựng quy chế làm việc phù hợp với tổ chức mình. Tuy nhiên, khi nghiên cứu quy chế làm việc của các BCSĐ UBND tỉnh có thể thấy rõ, đang có sự nhận thức và thực hiện khác nhau, từ thẩm
quyền ban hành, hình thức tới nội dung của quy chế: nơi do BTVTU ban hành, nơi do BCSĐ UBND tỉnh tự ban hành; nơi quy chế làm việc được quy định khá chi tiết, cụ thể, nơi quy chế nêu rất khái quát, thậm chí sơ sài. Vì vậy, để kiện toàn tổ chức và đẩy mạnh hoạt động của BCSĐ UBND tỉnh, Ban Tổ chức Trung ươngcần có hướng dẫn cụ thể, rõ ràng về việc xây dựng quy chế làm việc cho từng mô hình đảng đoàn, BCSĐ. Trong quy chế cần thống nhất về vị trí, vai trò, chức năng, nhiệm vụ, nguyên tắc hoạt động của BCSĐ UBND tỉnh; chức trách, nhiệm vụ của từng thành viên, đặc biệt là người đứng đầu; các chế độ công tác; các mối quan hệ chủ yếu của BCSĐ UBND tỉnh; v.v.. Quy chế làm việc của BCSĐ UBND tỉnh phải do BTVTU ban hành, trên cơ sở đề xuất của ban tổ chức tỉnh ủy, các cơ quan tham mưu, giúp việc tỉnh ủy khác và BCSĐ UBND tỉnh. Sau khi có hướng dẫn về việc xây dựng quy chế làm việc, Trung ương cần tổ chức tập huấn cho các BTVTU để có sự thống nhất trong nhận thức và tổ chức thực hiện.
Ba là, tổ chức tập huấn xây dựng quy chế làm việc cho các BCSĐ UBND tỉnh
Đầu nhiệm kỳ, Ban Tổ chức Trung ươngcần tổ chức tập huấn xây dựng quy chế làm việc cho đại diện các BTVTU, sau đó BTVTU tổ chức quán triệt và tập huấn về xây dựng quy chế làm việc cho các thành viên của BCSĐ UBND tỉnh, đặc biệt là các thành viên được bổ sung vào các thời điểm khác nhau của nhiệm kỳ. Trong nhiệm kỳ, vào thời điểm thích hợp, BTVTU tổ chức rà soát, điều chỉnh, bổ sung những nội dung quy chế làm việc của BCSĐ UBND tỉnh.
* Đối với các BTVTU
Một là, BTVTU quan tâm lãnh đạo soạn thảo, lấy ý kiến đóng góp, thẩm định,
phê duyệt quy chế làm việc của BCSĐ UBND tỉnh
Với tư cách là cơ quan lãnh đạo trực tiếp, có thẩm quyền lập BCSĐ UBND tỉnh, BTVTU cần chủ trì toàn bộ quá trình xây dựng và ban hành quy chế làm việc của BCSĐ UBND tỉnh. BTVTU cần lãnh đạo BCSĐ UBND tỉnh căn cứ vào các quy định, hướng dẫn của Trung ương, phối hợp với ban tổ chức tỉnh ủy, các cơ quan tham mưu, giúp việc tỉnh ủy khác để soạn thảo quy chế làm việc của BCSĐ UBND tỉnh. Sau khi xây dựng được dự thảo quy chế làm việc của BCSĐ UBND tỉnh, BTVTU cần chủ trì việc lấy ý kiến đóng góp của các cấp ủy, tổ chức đảng, các tổ chức có liên quan; sơ kết việc thực hiện chức năng, nhiệm vụ của BCSĐ UBND tỉnh hiện tại để khẳng định các quy định phù hợp, chỉ ra những hạn chế, thiếu sót cần bổ sung, điều chỉnh. Đối với việc xây dựng quy chế làm việc đầu nhiệm kỳ của BCSĐ UBND tỉnh, sau quá trình lấy ý kiến, BTVTU cần lãnh đạo việc thẩm định, có thể lập hội đồng thẩm định, mời các chuyên gia ở các cơ quan tham mưu, giúp việc Trung ương Đảng tham gia góp ý,
nhất là thẩm định tính chính xác của dự thảo quy chế làm việc so với các quy định của Trung ương, tính hợp lý của quy chế so với điều kiện thực tiễn của địa phương. Sau khi dự thảo quy chế làm việc đã được thẩm định, hoàn thiện, BTVTU phê duyệt quy chế làm việc của BCSĐ UBND tỉnh và ký quyết định ban hành để tổ chức thực hiện.
Hai là, cụ thể hóa nguyên tắc tập trung dân chủ trong tổ chức và hoạt động của
BCSĐ UBND tỉnh
Hiện nay, trong quy chế làm việc của các BCSĐ UBND tỉnh đều nêu rõ: BCSĐ UBND tỉnh làm việc theo nguyên tắc tập trung dân chủ, thực hiện tập thể lãnh đạo, cá nhân phụ trách, quyết định theo đa số. Tuy nhiên, thực tế cho thấy, hầu hết các sai phạm trong tổ chức và hoạt động của các BCSĐ UBND tỉnh, của các thành viên BCSĐ UBND tỉnh, đặc biệt là vi phạm của bí thư BCSĐ UBND tỉnh, đến mức phải chịu các hình thức kỷ luật của Trung ương đều có liên quan tới việc vi phạm nguyên tắc tập trung dân chủ. Điều này có nguyên nhân sâu xa là hầu hết các quy chế làm việc của BCSĐ UBND tỉnh chưa cụ thể hóa đúng đắn nguyên tắc tập trung dân chủ trong tổ chức và hoạt động của BCSĐ UBND tỉnh, nhất là trách nhiệm của từng thành viên BCSĐ UBND tỉnh. Để việc cụ thể hóa nguyên tắc tập trung dân chủ trong tổ chức và hoạt động của BCSĐ UBND tỉnh được đầy đủ, chính xác, hợp lý, làm rõ được trách nhiệm của từng thành viên, ngoài sự hướng dẫn cụ thể, rõ ràng của Trung ương, cần thảo luận, bàn bạc dân chủ trong tập thể BTVTU, nhất là đối với những quy định về vận dụng đối với BCSĐ UBND tỉnh của từng địa phương.
Ba là, quy định rõ hơn trách nhiệm, quyền hạn của từng thành viên của BCSĐ
UBND tỉnh
Hiện nay hầu hết các quy chế làm việc của các BCSĐ UBND tỉnh mới chỉ quy định riêng chức trách, nhiệm vụ, quyền hạn của bí thư BCSĐ UBND tỉnh và nhiệm vụ, quyền hạn của phó bí thư BCSĐ UBND tỉnh, còn các thành viên khác chỉ có quy định chung chức trách, nhiệm vụ, quyền hạn của thành viên BCSĐ UBND tỉnh. Thậm chí, trong quy chế làm việc của một số BCSĐ UBND tỉnh chỉ quy định chức năng, nhiệm vụ của tập thể BCSĐ UBND tỉnh, không quy định chức trách, nhiệm vụ, quyền hạn của các thành viên. Đây là lỗ hổng lớn, dẫn tới có những lĩnh vực bị chồng chéo, trùng lắp; có lĩnh vực lại bỏ trống về nhiệm vụ, quyền hạn giữa các thành viên; khi có sai phạm xảy ra, không có đủ căn cứ để xem xét trách nhiệm của từng cá nhân mà chỉ có thể xem xét trách nhiệm của tập thể BCSĐ UBND tỉnh. Vì vậy, trong quy chế làm việc của BCSĐ UBND tỉnh cần quy định rõ trách nhiệm của từng thành viên là bí thư
- chủ tịch UBND tỉnh, phó bí thư - phó chủ tịch thường trực UBND tỉnh, ủy viên là giám đốc sở nội vụ, ủy viên là chánh văn phòng UBND tỉnh.
Bốn là, quy định rõ hơn các chế độ hội họp, báo cáo, thông tin đi cơ sở của BCSĐ UBND tỉnh
Hiện nay, quy định về các chế độ hội họp, báo cáo, thông tin, đi cơ sở của BCSĐ UBND tỉnh trong quy chế làm việc còn khá chung chung. Do đó, nhiều cuộc họp của một số BCSĐ UBND tỉnh chưa đúng định kỳ, chưa bảo đảm thời gian cần thiết, chưa bàn bạc kỹ càng và thống nhất đầy đủ các nhiệm vụ phải triển khai theo quy định về chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của BCSĐ UBND tỉnh. Trong thực tế hoạt động, có những nội dung công việc chưa được thành viên BCSĐ UBND tỉnh báo cáo đầy đủ với tập thể BCSĐ UBND tỉnh, BCSĐ UBND tỉnh chưa báo cáo BTVTU kịp thời. Chất lượng nội dung báo cáo của một số BCSĐ UBND tỉnh còn mang tính hình thức, chiếu lệ, thậm chí “chế biến” từ các báo cáo khác của tập thể lãnh đạo UBND tỉnh. Chế độ thông tin của BCSĐ UBND tỉnh đối với các cấp ủy, tổ chức đảng, tổ chức có liên quan trong phối hợp thực hiện nhiệm vụ chưa được quy định, hoặc quy định khá mơ hồ. Đây là một trong những nguyên nhân dẫn tới những hạn chế trong phối hợp thực hiện nhiệm vụ giữa BCSĐ UBND tỉnh đối với các cấp ủy, tổ chức đảng, tổ chức có liên quan. Vì vậy, trong quy chế làm việc của các BCSĐ UBND tỉnh cần yêu cầu chế định rõ ràng, cụ thể về các chế độ hội họp, báo cáo, thông tin của BCSĐ UBND tỉnh. Chế độ họp cần quy định cụ thể về định kỳ, thời gian họp tối thiểu, số lượng thành viên tham gia họp tối thiểu, nội dung, trình tự và cách thức bàn bạc, thảo luận, quyết nghị trong cuộc họp. Chế độ báo cáo cần quy định rõ thời gian báo cáo định kỳ 3 tháng/lần, báo cáo đột xuất khi có vấn đề phát sinh hoặc khi được tổ chức đảng có thẩm quyền yêu cầu; các nội dung thành viên BCSĐ UBND tỉnh phải báo cáo tập thể BCSĐ UBND tỉnh; các nội dung BCSĐ UBND tỉnh phải báo cáo BTVTU, tỉnh ủy. Trong chế độ thông tin cần quy định về trách nhiệm thông tin của bí thư BCSĐ UBND tỉnh với các thành viên BCSĐ UBND tỉnh; của BCSĐ UBND tỉnh đối với cấp ủy, tổ chức đảng, tổ chức có liên quan khi phối hợp thực hiện nhiệm vụ hoặc khi được tổ chức đảng có thẩm quyền yêu cầu. Cần quy định rõ chế độ đi cơ sở, đối thoại với nhân dân của các thành viên BCSĐ UBND tỉnh.