Các công trình về khoa học tổ chức và tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị

Một phần của tài liệu Tổ chức và hoạt động của các ban cán sự đảng ủy ban nhân dân tỉnh giai đoạn hiện nay (Trang 26 - 28)

chức, cán bộ và kiểm tra, giám sát việc thực hiện” và “Đảng thống nhất lãnh đạo công tác cán bộ và quản lý đội ngũ cán bộ đi đôi với phát huy trách nhiệm của các tổ chức và người đứng đầu các tổ chức trong hệ thống chính trị về công tác cán bộ” [66, tr. 32].

Bài viết là tài liệu tham khảo để tác giả đề xuất các giải pháp kiện toàn tổ chức và đẩy mạnh hoạt động của BCSĐ UBND tỉnh trong giai đoạn hiện nay.

1.2. CÁC CÔNG TRÌNH KHOA HỌC NƯỚC NGOÀI

1.2.1. Các công trình về khoa học tổ chức và tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị chính trị

- Stephen P. Robbins (1990), Organization Theory: Readings and cases, Prentice Hall (1990) (Lý thuyết về tổ chức: Nghiên cứu các trường hợp cụ thể) [118]. Trong chương đầu của cuốn sách, tác giả đã khái quát những vấn đề chung về lý thuyết tổ chức. Trong chương 2, tác giả đã làm rõ các yếu tố tác động đến cấu trúc của một tổ chức. Ở chương 3, tác giả trình bày sự phát triển, hoàn thiện của một tổ chức với những hình thức, cấu trúc phù hợp nhất để có thể tinh gọn bộ máy quan liêu. Trong chương 4, cuốn sách tập trung làm rõ vấn đề phát triển tổ chức… Ở chương cuối cùng, tác giả đã tập trung nêu các vấn đề về tổ chức cần tiếp tục nghiên cứu trong tương lai.

- P.M. Kécgienxtép (1999), Những nguyên lý của công tác tổ chức (1999) [94]. Thông qua 11 chương của cuốn sách, tác giả đã đề cập những vấn đề cơ bản của một tổ chức: những yếu tố cấu thành một tổ chức, mục tiêu của tổ chức, những điều kiện của một tổ chức, những nguyên tắc tổ chức trong thực tiễn… Trong chương III của cuốn sách, tác giả đã nêu các loại hình tổ chức: theo tuyến, theo chức năng, các loại hình kết hợp… và phân tích rõ ưu điểm, hạn chế của từng loại hình. Tác giả cũng phân tích những yếu tố cấu thành nên một tổ chức, còn gọi là tế bào của tổ chức; làm rõ những yêu cầu cơ bản của một sơ đồ tổ chức. Bên cạnh đó, tác giả cũng làm rõ một số nội dung quan trọng như phương pháp tổ chức (chương IV); lựa chọn cán bộ (chương V), những nguyên tắc tổ chức trong thực tiễn (chương XI).

- Gareth Morgan (1999), Cách nhìn nhận tổ chức từ nhiều góc độ [101]. Đây là một công trình nghiên cứu rất công phu, tác giả đã đưa ra nhiều cách nhìn nhận, đánh giá về tổ chức. Trên cơ sở những kinh nghiệm phong phú, tác giả cuốn sách đã đưa ra những quan điểm đa dạng về bản chất của tổ chức, cơ cấu tổ chức, quy luật vận động của tổ chức.

- James M. Kouzes, Bary Z. Posner (2005) The leadership challenge (Thử thách của lãnh đạo) [95]. Các tác giả đã phân tích những sáng tạo mà các nhà lãnh đạo đã thực

hiện để biến thách thức thành thời cơ và đạt được thành công to lớn. Các tác giả tập trung nhấn mạnh phương pháp các nhà lãnh đạo tạo động lực để khích lệ những thành viên trong tổ chức mong muốn tạo nên những điều phi thường trong các tổ chức. Bên cạnh đó, các tác giả cũng nêu những khó khăn, trở ngại của sự đổi mới. Đây là nội dung có giá trị tham khảo đối với tác giả luận án khi đề xuất giải pháp về kiện toàn tổ chức và nâng cao chất lượng hoạt động của BCSĐ UBND tỉnh ở Việt Nam.

- Ricardo S. Morse, Tery F. Bus - C. Morgan Kinghorn (2007), Transforming public leadership for the 21 century - Transformational trends in governance and

democracy (Sự biến đổi của lãnh đạo công ở thế kỷ 21 - Sự biến đổi của các xu hướng

cai trị và nền dân chủ) [102]. Cuốn sách là tập hợp rất nhiều bài nghiên cứu chung quanh chủ đề sự chuyển đổi của lãnh đạo công trong thế kỷ XXI. Nội dung cuốn sách gồm 04 phần theo các vấn đề: chính trị, hành chính và lãnh đạo công, lãnh đạo khung; lãnh đạo và sự hợp tác; lãnh đạo sự thay đổi trong các thuận lợi, các quốc gia phải đối mặt với nhiều thách thức như dân số già, lực lượng lao động tăng chậm, chủ nghĩa khủng bố và các mối đe dọa khác về an ninh; các vấn đề toàn cầu, bệnh dịch; v.v.. Cuốn sách chỉ ra sáu nguyên tắc các nhà lãnh đạo công nên tuân theo: xây dựng kế hoạch tập trung vào các kết quả; thúc đẩy và truyền cảm hứng hành động; lựa chọn giải pháp trên cơ sở phân tích thực tế kỹ lưỡng; tư duy đổi mới và tích cực thu thập thông thu thập thông tin; có đối tác trong suốt tiến trình lãnh đạo; thực hiện trách nhiệm của một người quản lý, luôn tìm kiếm các kết quả tích cực nhưng không đặt tổ chức, quốc gia của mình vào các nguy cơ trong tương lai xa. Đây là tài liệu tham khảo hữu ích để tác giả luận án đề xuất các giải pháp về phương thức lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam đối với Nhà nước trong giai đoạn hiện nay.

- Jean - Marc Coicaud (2002), Legitimacy and politics - A contribution to the

study of political right and responsibility (Tính chính đáng chính trị - Đóng góp cho

sự nghiên cứu về tính đúng đắn chính trị và trách nhiệm chính trị) [40]. Tác giả tập trung phân tích các vấn đề liên quan đến tính chính đáng chính trị. Những đặc trưng của tính chính đáng chính trị được tác giả chỉ ra gồm: sự tranh luận chung quanh tính hợp pháp chính trị, mối quan hệ giữa hiện thực chính trị và tính hợp pháp, lý thuyết hợp phá và khoa học chính trị, tính hiện đại và hợp lý của khoa học xã hội và tính hợp pháp, kinh nghiệm của cộng đồng về tính chính đáng chính trị. Nội dung được tác giả nhấn mạnh là: các nhà lãnh đạo muốn được hưởng tính hợp pháp chính đáng trong xã hội dân chủ thì họ phải có trách nhiệm lớn hơn đối với xã hội. Nội dung này có ý nghĩa

tham khảo đối với tác giả luận án khi đề xuất giải pháp đề cao sự nêu gương của các thành viên BCSĐ UBND tỉnh.

- Pippa Norris (2005), “Building political parties: reforming legal regulations and internal rules" (Xây dựng các đảng phái chính trị: Cải cách quy định pháp luật và điều lệ nội bộ) [108]. Bài viết đã khái quát, so sánh các đảng chính trị đương thời trong sự cai trị tốt và sự dân chủ hóa. Đặc biệt, tác giả đã chỉ rõ quy định hướng dẫn về những nguyên tắc pháp lý của đảng chính trị, khẳng định sức mạnh của đời sống nội bộ các đảng chính trị. Nhiều chỉ dẫn của bài viết chính là những gợi ý quan trọng để tác giả luận án nghiên cứu sâu hơn tính tất yếu phải đổi mới phương thức lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam đối với HTCT nói chung và đối với Nhà nước nói riêng.

- Gina Hernez Broomer, Richard L. Hughse (2013), "The leadership development: Pass, Present, and Future" (Sự phát triển của lãnh đạo: quá khứ, hiện tại và tương lai) [23]. Trong bài viết, tác giả đã đánh giá các xu hướng lãnh đạo phát triển trong quá khứ, hiện tại, đồng thời dự báo các xu hướng lãnh đạo phát triển trong tương lai như: tiềm năng hấp dẫn các tiến bộ của toàn cầu hóa, công nghệ mới, các luận điểm mới về bản chất lãnh đạo và lãnh đạo phát triển. Tác giả chỉ rõ những thách thức trong tương lai đối với sự phát triển các nhà lãnh đạo, đồng thời chứng minh vai trò quan trọng chiến lược của nhà lãnh đạo trong tổ chức. Đây là gợi mở để tác giả luận án nghiên cứu về vị trí, vai trò của người đứng đầu cấp ủy trong tổ chức đảng.

Một phần của tài liệu Tổ chức và hoạt động của các ban cán sự đảng ủy ban nhân dân tỉnh giai đoạn hiện nay (Trang 26 - 28)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(173 trang)