CÁC GIẢI PHÁP CHỦ YẾU KIỆN TOÀN TỔ CHỨC, ĐẨY MẠNH HOẠT ĐỘNG CỦA CÁC BAN CÁN SỰ ĐẢNG ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH ĐẾN NĂM

Một phần của tài liệu Tổ chức và hoạt động của các ban cán sự đảng ủy ban nhân dân tỉnh giai đoạn hiện nay (Trang 134 - 139)

ĐỘNG CỦA CÁC BAN CÁN SỰ ĐẢNG ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH ĐẾN NĂM 2030 4.2.1. Nâng cao nhận thức, trách nhiệm của tỉnh ủy, ban thường vụ tỉnh ủy và các thành viên ban cán sự đảng ủy ban nhân dân tỉnh đối với việc kiện toàn tổ chức, đẩy mạnh hoạt động của các ban cán sự đảng ủy ban nhân dân tỉnh

Để nâng cao chất lượng tổ chức và hoạt động của BCSĐ UBND tỉnh, giải pháp đầu tiên là nâng cao nhận thức, trách nhiệm của tỉnh ủy, BTVTU và các thành viên BCSĐ UBND tỉnh đối với việc kiện toàn tổ chức, đẩy mạnh hoạt động của các BCSĐ UBND tỉnh. Bởi vì, muốn có hành động đúng đắn thì phải có nhận thức đúng, có nhận thức đúng mới có trách nhiệm và mới biết hành động đúng; thực tiễn đã cho thấy, nơi nào tỉnh ủy, BTVTU và các thành viên BCSĐ UBND tỉnh nhận thức đúng, thì ở nơi đó, tổ chức và hoạt động của BCSĐ UBND tỉnh hợp lý và ngược lại. Muốn đổi mới, phát triển thì trước hết cần đổi mới tư duy, nhận thức của từng tổ chức và cá nhân có liên quan. Nhận thức đúng đắn, toàn diện về sự cần thiết, khách quan của việc đổi mới, sắp xếp lại tổ chức bộ máy các cơ quan đảng các cấp nói chung; kiện toàn tổ chức, đẩy mạnh hoạt động của các BCSĐ UBND tỉnh nói riêng là cơ sở để tạo sự đồng thuận, thống nhất trong hành động, chủ động, tích cực tham gia vào quá trình này của cán bộ, đảng viên.

Đối với BCSĐ UBND tỉnh, nhận thức của tỉnh ủy, BTVTU và các thành viên BCSĐ UBND tỉnh đối với việc kiện toàn tổ chức, đẩy mạnh hoạt động của các BCSĐ UBND tỉnh có ý nghĩa quan trọng đặc biệt, vì BCSĐ UBND tỉnh là loại hình tổ chức đảng đặc biệt, khác nhiều với các cấp ủy, kể cả khác biệt với các đảng đoàn cấp tỉnh. Nếu không nghiên cứu, nhận thức đúng, thì tỉnh ủy, BTVTU có thể áp dụng nội dung, phương thức lãnh đạo đối với BCSĐ UBND tỉnh giống như đối với các cấp ủy trực thuộc, hoặc lập BCSĐ UBND tỉnh một cách hình thức, chủ yếu dựa vào vai trò của phó bí thư tỉnh ủy - chủ tịch UBND tỉnh, bí thư BCSĐ UBND tỉnh và ủy viên BTVTU - phó chủ tịch UBND tỉnh, phó bí thư BCSĐ UBND tỉnh; bí thư và các thành viên BCSĐ UBND tỉnh cũng lúng túng, hoạt động theo phương cách như một cấp ủy viên.

Trong nhận thức về BCSĐ UBND tỉnh và việc kiện toàn tổ chức, đẩy mạnh hoạt động của các BCSĐ UBND tỉnh, cần nắm vững và thống nhất nhận thức về một số vấn đề chủ yếu sau:

Một là, nhận thức đúng về vị trí, vai trò, chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của

BCSĐ UBND tỉnh

Trước hết, cần thống nhất khẳng định sự cần thiết tồn tại BCSĐ UBND tỉnh. Trước những hạn chế, khuyết điểm, thậm chí vi phạm của một số BCSĐ UBND tỉnh thời gian qua, có ý kiến cho rằng, nên chấm dứt hoạt động của tổ chức đảng này. Tuy nhiên, để bảo đảm nguyên tắc ở đâu có tổ chức và đảng viên, ở đó phải có tổ chức đảng; theo đúng nguyên tắc Đảng hoạt động trong khuôn khổ Hiến pháp và pháp luật, Đảng không chỉ thị cho cơ quan nhà nước mà chỉ chỉ thị cho tổ chức đảng trong cơ quan nhà nước, rõ ràng cần duy trì sự tồn tại của BCSĐ UBND tỉnh. Hơn nữa, nếu BCSĐ UBND tỉnh thực hiện đúng các nguyên tắc, tuân thủ nghiêm túc quy chế làm việc thì sẽ phát huy được sức mạnh của tập thể BCSĐ UBND tỉnh vì ý kiến, biểu quyết của các thành viên BCSĐ UBND tỉnh có giá trị như nhau; góp phần khắc phục được những hạn chế của chế độ thủ trưởng trong hoạt động của UBND tỉnh. Những sai phạm của các BCSĐ UBND tỉnh, các thành viên BCSĐ UBND tỉnh thời gian qua là do chưa nhận thức đầy đủ về vị trí, vai trò, nguyên tắc, cơ chế hoạt động; một số quy chế làm việc của BCSĐ UBND tỉnh, quy chế phối hợp với các tổ chức có liên quan còn sơ sài, mang tính hình thức, chiếu lệ; việc thực hiện quy chế làm việc chưa nghiêm túc; chất lượng nhân sự BCSĐ UBND tỉnh chưa đáp ứng được yêu cầu, nhiệm vụ; cơ chế kiểm tra, giám sát chưa phát huy được hết tác dụng, ý nghĩa..., chứ không phải do mô hình tổ chức BCSĐ UBND tỉnh. Ngoài ra, UBND tỉnh bao gồm các thành viên sinh hoạt ở các tổ chức đảng khác nhau, công tác ở cơ quan khác nhau, không có tổ chức đảng UBND tỉnh; đảng bộ văn phòng UBND tỉnh chỉ là tổ chức đảng của cơ quan văn phòng UBND tỉnh, tương đương tổ chức đảng cấp sở, không có thẩm quyền, khả năng lãnh đạo UBND tỉnh.

Tỉnh ủy, BTVTU cần hiểu rõ việc lập BCSĐ UBND tỉnh là nhằm, bên cạnh sự lãnh đạo chung của tỉnh ủy đối với các cấp ủy, tổ chức đảng trực thuộc, có tổ chức đảng nằm ngay trong UBND tỉnh, trực tiếp lãnh đạo và chịu trách nhiệm cao nhất trước tỉnh ủy, BTVTU về mọi hoạt động của UBND tỉnh. Điều này bảo đảm các nghị quyết, chỉ thị của Trung ương; nghị quyết, kết luận, chỉ thị của tỉnh ủy, BTVTU liên quan đến hoạt động của UBND tỉnh chắc chắn có tổ chức đảng quán triệt, cụ thể hóa và tổ chức thực hiện kịp thời, chịu trách nhiệm trước tỉnh ủy nếu để UBND tỉnh chậm trễ, hoặc xảy ra sai phạm; tránh được việc bị coi là tỉnh ủy, BTVTU trực tiếp lãnh đạo,

kiểm tra UBND tỉnh. Mô hình tổ chức BCSĐ UBND tỉnh còn bảo đảm sự lãnh đạo, chỉ đạo trực tiếp của tỉnh ủy, BTVTU đối với UBND tỉnh khi các tổ chức đảng ở các cơ quan chuyên môn thuộc UBND tỉnh trực thuộc đảng ủy khối các cơ quan tỉnh; các ủy viên UBND tỉnh sinh hoạt đảng với tư cách là đảng viên ở các tổ chức đảng này; đảng ủy khối các cơ quan tỉnh không phải là cấp trên của BCSĐ UBND tỉnh.

Tỉnh ủy, BTVTU cũng cần hiểu đúng về tính chất, chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của BCSĐ UBND tỉnh. BCSĐ UBND tỉnh là cơ quan lãnh đạo đảng, chức năng chính là lãnh đạo đối với UBND tỉnh; BCSĐ UBND tỉnh không làm công tác xây dựng nội bộ tổ chức đảng (công tác tư tưởng; công tác kiểm tra, giám sát; công tác xây dựng tổ chức cơ sở đảng; công tác đảng viên; công tác bảo vệ chính trị nội bộ) và lãnh đạo các TCCT-XH như các cấp ủy đảng. BCSĐ UBND tỉnh thực hiện chức năng lãnh đạo, chỉ đạo UBND tỉnh thể chế hóa, cụ thể hóa các nghị quyết của Đại hội đại biểu đảng bộ tỉnh, các nghị quyết của tỉnh ủy, BTVTU và của Trung ương để tổ chức thực hiện thắng lợi chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước ở địa phương. BCSĐ UBND tỉnh có các nhiệm vụ: lãnh đạo, chỉ đạo UBND tỉnh; đề xuất với BTVTU, thường trực tỉnh ủy những vấn đề có liên quan đến hoạt động của BCSĐ UBND tỉnh, UBND tỉnh và chịu trách nhiệm trước BTVTU về những đề xuất, quyết định của mình; phối hợp với các đảng đoàn, BCSĐ, huyện ủy, thành ủy, đảng ủy trực thuộc tỉnh ủy và các ban, cơ quan của tỉnh ủy thực hiện tốt chức năng, nhiệm vụ được giao. BCSĐ UBND tỉnh có các quyền hạn: thảo luận, ban hành nghị quyết hoặc quyết định và các văn bản khác để thực hiện nhiệm vụ theo quy định; được sử dụng bộ máy giúp việc chuyên môn của cơ quan để thực hiện công tác lãnh đạo, chỉ đạo; được cử đại diện tham dự các hội nghị, cuộc họp của tỉnh ủy, BTVTU khi bàn về những vấn đề có liên quan đến hoạt động và nhiệm vụ của BCSĐ UBND tỉnh; được yêu cầu các tổ chức đảng có liên quan cung cấp các thông tin liên quan đến hoạt động và tổ chức thực hiện nhiệm vụ của BCSĐ UBND tỉnh.

Hai là, nhận thức đầy đủ trách nhiệm của tỉnh ủy, BTVTU trong lãnh đạo, phát

huy vai trò của BCSĐ UBND tỉnh và trong kiện toàn tổ chức, đẩy mạnh hoạt động của BCSĐ UBND tỉnh

Theo quy định của Trung ương Đảng, BTVTU là cơ quan chỉ định lập BCSĐ UBND tỉnh để lãnh đạo trực tiếp và thường xuyên UBND tỉnh, nên tỉnh ủy, BTVTU cần nhận thức đúng đắn, đầy đủ về yêu cầu, nội dung và trách nhiệm của mình đối với việc kiện toàn tổ chức, đẩy mạnh hoạt động của các BCSĐ UBND tỉnh. Cần ý thức rõ đây là nhiệm vụ quan trọng để góp phần thực hiện thành công việc tiếp tục đổi mới, kiện toàn tổ chức bộ máy của Đảng và HTCT cấp tỉnh theo yêu cầu của Trung ương và thực tiễn lãnh

đạo của tỉnh ủy. Các thành viên của tỉnh ủy, BTVTU cần nhận thức được trách nhiệm của bản thân trong việc tham gia kiện toàn tổ chức, đẩy mạnh hoạt động của các BCSĐ UBND tỉnh. Với vị trí, vai trò là tổ chức lãnh đạo BCSĐ UBND tỉnh, tỉnh ủy, BTVTU cần căn cứ các văn bản hướng dẫn của Trung ương và tình hình thực tế tổ chức, hoạt động của BCSĐ UBND tỉnh để xác định trách nhiệm, nội dung cụ thể để kiện toàn tổ chức, đẩy mạnh hoạt động của BCSĐ UBND tỉnh. Tỉnh ủy, BTVTU cần nhận thức đầy đủ trách nhiệm của tập thể và từng thành viên trong việc kiểm tra, giám sát đối với quá trình kiện toàn tổ chức, đẩy mạnh hoạt động của BCSĐ UBND tỉnh, kịp thời phát hiện những hạn chế, khuyết điểm, sai phạm để chỉ đạo xử lý, khắc phục kịp thời, dứt điểm.

Ba là, các thành viên BCSĐ UBND tỉnh nhận thức đầy đủ trách nhiệm của mình đối

với việc kiện toàn tổ chức, đẩy mạnh hoạt động của các BCSĐ UBND tỉnh

Các thành viên BCSĐ UBND tỉnh chính là những người thực hiện chức năng, nhiệm vụ của BCSĐ UBND tỉnh và trực tiếp tiến hành quá trình đẩy mạnh hoạt động của các BCSĐ UBND tỉnh, nên có vai trò quyết định chất lượng, hiệu quả việc kiện toàn tổ chức, đẩy mạnh hoạt động của các BCSĐ UBND tỉnh. Mỗi thành viên BCSĐ UBND tỉnh cần nhận thức đúng đắn vị trí, vai trò, tầm quan trọng của BCSĐ UBND tỉnh; thấy được vinh dự, trách nhiệm của bản thân khi được lựa chọn là thành viên của BCSĐ UBND tỉnh. Mỗi thành viên BCSĐ UBND tỉnh cũng cần nhận thức được việc kiện toàn tổ chức, đẩy mạnh hoạt động của BCSĐ UBND tỉnh là nhiệm vụ phải thực hiện tốt để đáp ứng yêu cầu đổi mới, kiện toàn tổ chức bộ máy của Đảng và HTCT cấp tỉnh; để BCSĐ UBND tỉnh thực hiện đúng chức năng, nhiệm vụ của mình. Kiện toàn tổ chức hợp lý sẽ góp phần nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động của BCSĐ UBND tỉnh. Từ đó, phải thông suốt về tư tưởng, có quyết tâm cao, nỗ lực lớn, phương pháp đúng đắn, chủ động, tích cực tham gia vào quá trình kiện toàn tổ chức, đẩy mạnh hoạt động của BCSĐ UBND tỉnh; tự nâng cao trình độ, năng lực của bản thân, hoàn thành tốt nhiệm vụ được BCSĐ UBND tỉnh giao, góp phần nâng cao chất lượng hoạt động của BCSĐ UBND tỉnh.

Để nâng cao nhận thức, trách nhiệm của tỉnh ủy, BTVTU và các thành viên BCSĐ UBND tỉnh đối với việc kiện toàn tổ chức, nâng cao chất lượng hoạt động của các BCSĐ UBND tỉnh, cần thực hiện tốt các công việc sau:

Một là, tỉnh ủy, BTVTU và BCSĐ UBND tỉnh tổ chức nghiên cứu sâu các quy

định của Trung ương về tổ chức và hoạt động của BCSĐ UBND tỉnh

Tỉnh ủy, BTVTU và BCSĐ UBND tỉnh tổ chức nghiên cứu kỹ các chủ trương, quan điểm của Đảng về đổi mới HTCT nói chung; kiện toàn tổ chức và đẩy mạnh hoạt động của các BCSĐ UBND tỉnh nói riêng. Căn cứ các quy định của Bộ Chính trị, Ban

Bí thư về các đảng đoàn, BCSĐ nói chung, đảng đoàn, BCSĐ cấp tỉnh và BCSĐ UBND tỉnh nói riêng, tỉnh ủy, BTVTU thống nhất nhận thức về vị trí, vai trò, chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của BCSĐ UBND tỉnh; phân biệt rõ sự khác biệt giữa BCSĐ UBND tỉnh với các cấp ủy đảng trực thuộc tỉnh ủy, với các đảng đoàn, BCSĐ khác… Tỉnh ủy, BTVTU chỉ đạo rà soát tất cả các văn bản lãnh đạo BCSĐ UBND tỉnh đã ban hành, nhưng không còn phù hợp với thực tiễn để sửa đổi, bổ sung kịp thời hoặc ban hành văn bản thay thế kịp thời. Hình thức triển khai, quán triệt chủ trương, nghị quyết của Trung ương và tỉnh ủy, BTVTU liên quan tới tổ chức và hoạt động của BCSĐ UBND tỉnh cần được cải tiến, đa dạng hóa để đảm bảo tính thiết thực, kịp thời. Tài liệu hội nghị được gửi trước theo quy định, đến cuộc họp chỉ tóm tắt, nêu những vấn đề lớn, khó, còn nhiều cách hiểu và ý kiến khác nhau để thảo luận.

Hai là, trong các cuộc sinh hoạt tỉnh ủy, BTVTU đưa nội dung lãnh đạo và việc

thực hiện kiện toàn tổ chức, đẩy mạnh hoạt động của các BCSĐ UBND tỉnh vào nội dung kiểm điểm

Trong kiểm điểm công tác 6 tháng, cuối năm của tỉnh ủy về công tác chính quyền, tỉnh ủy cần có đánh giá cụ thể ưu điểm, hạn chế trong hoạt động của BCSĐ UBND tỉnh, trong sự lãnh đạo, chỉ đạo của BTVTU đối với BCSĐ UBND tỉnh. Nếu phát hiện thấy có những hạn chế, khuyết điểm, cần xem xét trách nhiệm của tập thể BTVTU, tập thể BCSĐ UBND tỉnh, của cá nhân thành viên BCSĐ UBND tỉnh, của các cơ quan tham mưu, giúp việc tỉnh ủy, từ đó xác định phương hướng, biện pháp, thời hạn và giao nhiệm vụ cho các tập thể, cá nhân khắc phục các hạn chế, khuyết điểm đã được chỉ ra.

Ba là, BTVTU chỉ đạo BCSĐ UBND tỉnh tiến hành các sinh hoạt chuyên đề

quán triệt vai trò, chức năng, nhiệm vụ của BCSĐ UBND tỉnh và kiểm điểm việc đẩy mạnh hoạt động của các BCSĐ UBND tỉnh

Đối với thành viên BCSĐ UBND tỉnh, BTVTU yêu cầu tổ chức nghiên cứu sâu, nắm vững vai trò, chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của BCSĐ UBND tỉnh, từ đó hiểu đầy đủ chức trách, nhiệm vụ của cá nhân trong hoạt động chung của BCSĐ UBND tỉnh và đối với lĩnh vực được phân công phụ trách. Khi tổ chức nghiên cứu, học tập nghị quyết có liên quan tới tổ chức và hoạt động của BCSĐ UBND tỉnh, các thành viên BCSĐ UBND tỉnh không chỉ nghe giới thiệu, phổ biến quy định, mà phải coi trọng tự nghiên cứu, dành nhiều thời gian thảo luận, liên hệ thực tiễn tổ chức và hoạt động của BCSĐ UBND tỉnh, trên cơ sở đó làm rõ những vấn đề có thể có các cách hiểu khác nhau. Trong hội nghị, khuyến khích và tôn trọng các ý kiến thảo luận, tranh luận dân chủ, thẳng thắn. Sau hội nghị các ý kiến chỉ đạo, kết luận của người chủ trì được thông báo bằng văn bản để thống nhất nhận thức và triển khai thực hiện.

Một phần của tài liệu Tổ chức và hoạt động của các ban cán sự đảng ủy ban nhân dân tỉnh giai đoạn hiện nay (Trang 134 - 139)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(173 trang)