Một là, sự tồn tại của BCSĐ UBND tỉnh là cần thiết, nhưng việc xác định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của tổ chức đảng này còn bất cập, chưa thật rõ ràng; các mối quan hệ công tác của BCSĐ UBND tỉnh còn chưa chặt chẽ, chế định pháp lý thấp
Theo quy định hiện hành, BCSĐ UBND tỉnh có các chức năng, nhiệm vụ chính: lãnh đạo nhiệm vụ chính trị của UBND tỉnh; lãnh đạo công tác tổ chức, cán bộ của UBND tỉnh và lãnh đạo công tác kiểm tra. Để thực hiện các chức năng này, BCSĐ UBND tỉnh có quyền quyết định nhiệm vụ chính trị, công tác tổ chức, cán bộ của UBND tỉnh. Tuy nhiên, BCSĐ UBND tỉnh chỉ lãnh đạo để UBND tỉnh đề ra các
chương trình, kế hoạch công tác, còn việc lãnh đạo thực hiện các nhiệm vụ chính trị của UBND tỉnh lại do các cấp ủy của cơ quan chuyên môn thuộc UBND tỉnh đảm nhiệm, trong khi BCSĐ UBND tỉnh không phải là cấp ủy cấp trên của các cấp ủy đảng này. Nhiều nội dung về công tác tổ chức, về cán bộ của BCSĐ UBND tỉnh lại thuộc thẩm quyền quyết định của BTVTU. Là cơ quan lãnh đạo, nên BCSĐ UBND tỉnh có chức năng kiểm tra, nhưng BCSĐ UBND tỉnh chỉ lãnh đạo công tác kiểm tra, không lãnh đạo công tác giám sát, không thực hiện công tác kiểm tra đối với các tổ chức đảng, không có thẩm quyền kỷ luật tổ chức đảng, đảng viên vi phạm. Các quy định về chức năng lãnh đạo công tác kiểm tra của BCSĐ UBND tỉnh chưa thật rõ ràng. Quan hệ công tác giữa BCSĐ UBND tỉnh chỉ được điều chỉnh bằng quy chế phối hợp công tác, với chế định pháp lý thấp, không mang tính ràng buộc chặt chẽ, nhất là khi các bên không thực hiện đầy đủ, kịp thời các quy định trong quy chế. Là cơ quan lãnh đạo, nhưng BCSĐ UBND tỉnh không có các cơ quan tham mưu, giúp việc chuyên trách, chỉ sử dụng một số cán bộ văn phòng UBND tỉnh giúp việc, còn nếu lập các cơ quan tham mưu, giúp việc thì lại phình thêm tổ chức bộ máy, biên chế.
Hai là, BCSĐ UBND tỉnh là tổ chức đảng có vị trí, vai trò rất quan trọng, nhưng
đang có một số hạn chế, bất cập về mô hình tổ chức
Việc lập BCSĐ UBND tỉnh hiện nay có các ưu điểm: có tổ chức đảng trực tiếp lãnh đạo UBND tỉnh và chịu trách nhiệm trước tỉnh ủy, BTVTU về toàn bộ hoạt động của UBND tỉnh; thực hiện đúng nguyên tắc Đảng hoạt động trong khuôn khổ Hiến pháp và pháp luật; góp phần khắc phục tình trạng độc đoán, chuyên quyền của chủ tịch UBND tỉnh. Việc lập BCSĐ UBND tỉnh còn có một mục đích là khắc phục những nhược điểm của hai mô hình: mô hình đảng ủy lãnh đạo thì có thể gây cản trở chủ tịch UBND tỉnh, thậm chí nảy sinh mâu thuẫn giữa chủ tịch UBND tỉnh với bí thư đảng ủy; mô hình chế độ thủ trưởng có thể dẫn đến sự độc đoán, chuyên quyền, mất dân chủ của chủ tịch UBND tỉnh, trong đó cấp phó cũng chỉ là người tuân theo. Tuy nhiên, mô hình BCSĐ UBND tỉnh bộc lộ một số hạn chế, bất cập: UBND tỉnh là cơ quan chấp hành của HĐND tỉnh, nhưng BCSĐ UBND tỉnh không phải là cấp dưới của đảng đoàn HĐND tỉnh, BCSĐ UBND tỉnh và đảng đoàn HĐND tỉnh là đồng cấp và đều trực thuộc BTVTU; các sở và tương đương là cơ quan chuyên môn thuộc UBND tỉnh, nhưng tổ chức đảng của các cơ quan này lại sinh hoạt ở đảng bộ khối các cơ quan tỉnh, cấp ủy của các cơ quan này không phải là cấp dưới của BCSĐ UBND tỉnh, BCSĐ UBND tỉnh không lãnh đạo các cấp ủy này, nhưng lại phải chịu trách nhiệm về hoạt động của các cơ quan này; v.v..
Ba là, cơ cấu nhân sự tham gia BCSĐ UBND tỉnh cần tinh gọn, nhưng cơ cấu nhân sự như hiện nay dễ dẫn đến nhầm lẫn chức trách, nhiệm vụcủa các thành viên là chủ tịch, phó chủ tịch UBND tỉnh
Nhân sự tham gia BCSĐ UBND tỉnh chủ yếu là thường trực UBND tỉnh (chủ tịch và các phó chủ tịch UBND tỉnh), hai thành viên khác (giám đốc sở nội vụ và chánh văn phòng UBND tỉnh) tham gia với tính chất cơ cấu, nên gần như đồng nhất với nhân sự thường trực UBND tỉnh, các thành viên BCSĐ UBND tỉnh không dễ “phân vai” giữa chức trách, công việc chính quyền với chức trách, công việc của BCSĐ UBND tỉnh, đặc biệt là đối với những thành viên có ít kinh nghiệm công tác đảng. Các thành viên BCSĐ UBND tỉnh do BTVTU chỉ định, không qua bầu cử, nên không loại trừ có thành viên chưa đủ phẩm chất, năng lực và uy tín tham gia cơ quan lãnh đạo đảng đối với UBND tỉnh, tham gia quyết định những vấn đề quan trọng, nhất là công tác cán bộ.
Bốn là, là cơ quan lãnh đạo đảng, nhưng cơ chế hoạt động và công tác cán bộ
của BCSĐ UBND tỉnh còn có những vướng mắc
Ban cán sự đảng UBND tỉnh là tổ chức đảng mang tính đặc biệt: là cơ quan lãnh đạo đảng, nhưng không phải là cấp ủy đảng; BCSĐ UBND tỉnh chỉ phục tùng sự lãnh đạo của tỉnh ủy, trực tiếp và thường xuyên là BTVTU, không lãnh đạo các cấp ủy, tổ chức đảng nào. Bí thư BCSĐ UBND tỉnh là phó bí thư tỉnh ủy, phó bí thư BCSĐ UBND tỉnh là ủy viên BTVTU, nên hai chức danh này thực chất là đại diện thường trực, BTVTU tại BCSĐ UBND tỉnh. Nếu BCSĐ UBND tỉnh có khuyết điểm, sai phạm, thì BTVTU không thể không có trách nhiệm. Cá nhân người đứng đầu không thể nấp sau danh nghĩa tập thể BCSĐ UBND tỉnh để thoái thác trách nhiệm cá nhân khi xảy ra sai lầm, khuyết điểm của UBND tỉnh. Theo quy định của Nhà nước, UBND tỉnh trực tiếp quản lý, sử dụng cán bộ các cơ quan chuyên môn thuộc UBND tỉnh, nhưng cán bộ chủ chốt của các cơ quan này lại thuộc quyền quản lý của BTVTU, nên khi muốn bổ nhiệm, điều động, luân chuyển, khen thưởng, kỷ luật cán bộ lại phải theo quy trình công tác cán bộ của tỉnh ủy.
Năm là, BCSĐ UBND tỉnh lãnh đạo thực hiện những nhiệm vụ liên quan đến
các lĩnh vực nhạy cảm, dễ xảy ra tham nhũng, tiêu cực, nhưng cơ chế kiểm soát quyền lực đối với BCSĐ UBND tỉnh chưa chặt chẽ, hiệu quả
Cơ chế kiểm soát quyền lực đối với BCSĐ UBND tỉnh có năm hình thức cơ bản: tự kiểm soát của các thành viênBCSĐ UBNDtỉnh; kiểm soát bằng các hình thức sinh hoạt đảng, tự phê bình và phê bình, giữ nghiêm kỷ luật đảng; thông qua công tác kiểm tra, giám sát của tỉnh ủy, BTVTU và Ủy ban Kiểm tra Tỉnh ủy, UBKTTW về việc thực hiện chức
năng, nhiệm vụ của BCSĐ UBNDtỉnh và của từng thành viên theo vị trí và nhiệm vụ được phân công; thông qua giám sát của MTTQ và các TCCT-XH; thông qua phản ánh của các cơ quan báo chí. Tuy nhiên, các hình thức này chưa phát huy được hiệu quả thật sự trong việc kiểm soát quyền lực của BCSĐ UBND tỉnh, đặc biệt ở vấn đề liên quan đến các lĩnh vực nhạy cảm, dễ xảy ra tham nhũng, tiêu cực như: đầu tư, đất đai, quản lý tài chính... Thực trạng đó đòi hỏi tỉnh ủy phải tiếp tục xây dựng cơ chế để thông qua bộ máy của mình, nhất là ủy ban kiểm tra tỉnh ủy, đồng thời thông qua cơ quan đại diện của nhân dân là HĐND, thông qua hoạt động giám sát của MTTQ và các TCCT-XH, thông qua phản ánh của các cơ quan báo chí để kiểm soát chặt chẽ quyền lực của các thành viên của BCSĐ UBND tỉnh, đặc biệt là bí thư và phó bí thư BCSĐ UBND tỉnh.
Tiểu kết chương 3
Trong thời gian qua, tổ chức của các BCSĐ UBND tỉnh có cả những ưu điểm và hạn chế trên những mặt sau: về xác định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn, trách nhiệm; về cơ cấu nhân sự, về xác định chức trách, nhiệm vụ, thẩm quyền, trách nhiệm của các thành viên; về xác định nguyên tắc tổ chức; về xây dựng quy chế làm việc, cơ chế hoạt động; về các mối quan hệ công tác với các tổ chức, cơ quan, đơn vị có liên quan. Trong thực trạng hoạt động của BCSĐ UBND tỉnh có cả những ưu điểm và hạn chế thể hiện trên các mặt chủ yếu: về thực hiện chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn, trách nhiệm của tập thể BCSĐ UBND tỉnh, nhất là thực hiện nhiệm vụ chính trị, về công tác tổ chức, cán bộ và lãnh đạo công tác kiểm tra; về thực hiện các nguyên tắc, cơ chế hoạt động và các chế độ công tác; thực hiện chức trách, nhiệm vụ, thẩm quyền, trách nhiệm của từng thành viên BCSĐ UBND tỉnh; về thực hiện các mối quan hệ công tác với các tổ chức, cá nhân liên quan.
Nguyên nhân của ưu điểm và nguyên nhân của hạn chế trong tổ chức, hoạt động của các BCSĐ UBND tỉnh xuất phát từ cả hai phía chủ quan và khách quan. Nguyên nhân chủ quan chính là từ nhận thức, năng lực, trình độ, tinh thần trách nhiệm của các thành viên BCSĐ UBND tỉnh. Nguyên nhân khách quan chính liên quan đến mô hình tổ chức; các quy định, hướng dẫn của Trung ương; nhận thức, trách nhiệm của BTVTU về vị trí, vai trò của BCSĐ UBND tỉnh; sự quan tâm, lãnh đạo của tỉnh ủy, BTVTU trong việc xây dựng quy chế làm việc, quy chế phối hợp công tác, trong thực hiện các nhiệm vụ chính trị; công tác kiểm tra, giám sát của các BTVTU đối với BCSĐ UBND tỉnh và các thành viên của tổ chức này.
Chương 4