Tăng cường sự lãnh đạo, chỉ đạo, kiểm tra, giám sát của Bộ Chính trị, Ban Bí thư, tỉnh ủy, ban thường vụ tỉnh ủy đối với ban cán sự đảng ủy ban nhân dân

Một phần của tài liệu Tổ chức và hoạt động của các ban cán sự đảng ủy ban nhân dân tỉnh giai đoạn hiện nay (Trang 148 - 151)

Ban Bí thư, tỉnh ủy, ban thường vụ tỉnh ủy đối với ban cán sự đảng ủy ban nhân dân tỉnh; sự hướng dẫn của các cơ quan tham mưu, giúp việc Trung ương Đảng đối với ban thường vụ tỉnh ủy, ban cán sự đảng ủy ban nhân dân tỉnh

Một là, tăng cường sự lãnh đạo, chỉ đạo, kiểm tra, giám sát của Bộ Chính trị,

Ban Bí thư và hướng dẫn của các cơ quan tham mưu, giúp việc Trung ương Đảng đối với BTVTU, BCSĐ UBND tỉnh

Ban cán sự đảng UBND tỉnh là tổ chức đảng có vị trí, vai trò quan trọng trong những tổ chức đảng trực thuộc tỉnh ủy. Chất lượng của BCSĐ UBND tỉnh có ý nghĩa

quyết định việc thực hiện thành công các nhiệm vụ phát triển KT-XH, quốc phòng, an ninh ở địa phương. BCSĐ UBND tỉnh lãnh đạo việc thực hiện nhiệm vụ liên quan đến các lĩnh vực quan trọng, nhạy cảm, các cá nhân dễ mắc phải sai phạm, vì liên quan đến nhiều lợi ích trực tiếp, đặc biệt là việc lãnh đạo các lĩnh vực liên quan đến dự án, đất đai, cán bộ... Đây cũng là các lĩnh vực mà các BCSĐ UBND tỉnh mắc phải nhiều sai phạm, bị xử lý kỷ luật trong thời gian qua. Mặt khác, một số vấn đề liên quan đến tổ chức và hoạt động của các đảng đoàn, BCSĐ cấp tỉnh, trong đó có BCSĐ UBND tỉnh, cũng chưa được làm rõ, thậm chí còn có các ý kiến khác nhau. Vì vậy, bên cạnh sự lãnh đạo thường xuyên và trực tiếp của tỉnh ủy, BTVTU, Bộ Chính trị, Ban Bí thư cần tăng cường sự lãnh đạo, chỉ đạo, kiểm tra, giám sát đối với các tỉnh ủy, BCSĐ UBND tỉnh, đặc biệt là đối với các địa phương có vị trí, vai trò trung tâm của vùng, của khu vực, đang thu hút nhiều nguồn đầu tư của các doanh nghiệp trong và ngoài nước. Bộ Chính trị nên ban hành quy định về chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn, các mối quan hệ công tác chủ yếu của đảng đoàn, BCSĐ cấp tỉnh làm căn cứ để các BTVTU cụ thể hóa, ban hành quy định về chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn, các mối quan hệ công tác chủ yếu của BCSĐ UBND tỉnh.

Bộ Chính trị, Ban Bí thư lãnh đạo, chỉ đạo UBKTTW và các cơ quan tham mưu, giúp việc Trung ương, nhất là Ban Tổ chức Trung ương, thường xuyên kiểm tra đối với các BTVTU trong lãnh đạo BCSĐ UBND tỉnh, đối với BCSĐ UBND tỉnh trong tổ chức, hoạt động. Đối với các BCSĐ UBND tỉnh, các thành viên của BCSĐ UBND tỉnh bị dư luận xã hội phản ánh có những biểu hiện vi phạm Điều lệ Đảng, quy định của Đảng, chính sách và pháp luật của Nhà nước, UBKTTW nhanh chóng phối hợp với Thanh tra Chính phủ vào cuộc. Sau khi có kết luận kiểm tra, báo cáo giám sát, Bộ Chính trị, Ban Bí thư lãnh đạo, chỉ đạo xử lý nghiêm các sai phạm theo quy định của Đảng và pháp luật của Nhà nước để giáo dục các cá nhân vi phạm và răn đe đối với cán bộ, đảng viên khác; nâng cao năng lực lãnh đạo và sức chiến đấu của tổ chức đảng, củng cố và giữ vững niềm tin của nhân dân đối với Đảng, Nhà nước.

Ban Tổ chức Trung ương cần kịp thời ban hành các văn bản hướng dẫn các BCSĐ UBND tỉnh thực hiện đúng chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của tổ chức mình. Đầu mỗi nhiệm kỳ, Ban Tổ chức Trung ương cần rà soát các văn bản, quy định để hướng dẫn về tổ chức và hoạt động của BCSĐ UBND tỉnh. Các cơ quan tham mưu, giúp việc Trung ương Đảng cần định kỳ tổ chức lấy ý kiến của các BCSĐ UBND tỉnh về các văn bản, quy định của Bộ Chính trị, Ban Bí thư để phát hiện những vấn đề bất cập giữa quy định và thực tiễn; trên cơ sở đó, tham mưu ban hành văn bản mới hoặc bổ sung các hướng dẫn thực hiện chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của BCSĐ UBND tỉnh phù hợp với các quy định của Đảng và

điều kiện thực tiễn. Ban Tổ chức Trung ương nên tổ chức các cuộc tọa đàm giữa các BCSĐ UBND tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương để thống nhất nhận thức và trao đổi kinh nghiệm. Đối với các BCSĐ UBND tỉnh có sai phạm hoặc có các thành viên vi phạm phải xử lý kỷ luật, các cơ quan tham mưu, giúp việc Trung ương Đảng cần tổ chức tập huấn riêng để quán triệt, nâng cao nhận thức cho các thành viên của BCSĐ UBND tỉnh về chức năng, nhiệm vụ của BCSĐ UBND tỉnh; chức trách, nhiệm vụ của từng thành viên.

Hai là, tăng cường sự lãnh đạo, chỉ đạo, kiểm tra, giám sát của Bộ Chính trị, Ban Bí thư, tỉnh ủy, BTVTU đối với BCSĐ UBND tỉnh

Thực tiễn đã chứng minh, công tác kiểm tra, giám sát của tỉnh ủy có tác dụng rất lớn trong việc nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động của các tổ chức đảng trực thuộc, trong đó có BCSĐ UBND tỉnh.

Tỉnh ủy, BTVTU, các thành viên BCSĐ UBND tỉnh phải nhận thức đúng mục tiêu của việc kiểm tra, giám sát đối với BCSĐ UBND tỉnh là nhằm góp phần nâng cao năng lực lãnh đạo, sức chiến đấu; củng cố khối đoàn kết, thống nhất, đảm bảo thực hiện dân chủ trong Đảng; giữ vững kỷ cương, kỷ luật của Đảng; kịp thời đánh giá đúng ưu điểm để phát huy; phát hiện, làm rõ những thiếu sót, khuyết điểm để uốn nắn, khắc phục và xử lý nghiêm minh khi có vi phạm; phục vụ tốt hơn cho việc tổng kết về tổ chức và hoạt động của BCSĐ UBND tỉnh. Thực hiện tốt việc kiểm tra, giám sát giúp chống quan liêu, tham nhũng, “lợi ích nhóm”, phòng ngừa, ngăn chặn suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống, “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” của các thành viên BCSĐ UBND tỉnh.

Khi tiến hành kiểm tra, giám sát đối với BCSĐ UBND tỉnh, cần thực hiện tốt một số yêu cầu: thứ nhất, phải đảm bảo đúng Điều lệ Đảng và các quy định của Đảng; phù hợp với quy định của Hiến pháp, pháp luật, hoạt động của Nhà nước pháp quyền XHCN; thứ hai, phải đảm bảo đúng phương châm, quan điểm, nguyên tắc, phương pháp công tác đảng, công tác kiểm tra, giám sát của Đảng; đúng quy trình, thủ tục, thẩm quyền, trách nhiệm của từng cơ quan, bảo đảm tính khách quan, trung thực, dân chủ, kịp thời, thận trọng và chặt chẽ; không ảnh hưởng tới hoạt động của UBND tỉnh; thứ ba, sát hợp đặc điểm về tổ chức và hoạt động của BCSĐ UBND tỉnh.

Tỉnh ủy có thể ban hành nghị quyết về tăng cường công tác kiểm tra, giám sát đối với BCSĐ UBND tỉnh; lãnh đạo, đôn đốc ủy ban kiểm tra tỉnh ủy xây dựng và thực hiện đúng chương trình, kế hoạch kiểm tra, giám sát BCSĐ UBND tỉnh và các thành viên BCSĐ UBND tỉnh trong việc thực hiện chức trách, nhiệm vụ được giao; kiểm tra việc triển khai và thực hiện các nghị quyết, chủ trương của tỉnh ủy, BTVTU, đặc biệt là kiểm tra, giám sát hoạt động của bí thư BCSĐ UBND tỉnh.

Cần đổi mới nội dung kiểm tra, giám sát BCSĐ UBND tỉnh theo hướng căn cứ tình hình thực tiễn để tập trung kiểm tra, giám sát cụ thể đối với các lĩnh vực thường có nhiều sai phạm, có đơn thư tố cáo; dư luận từ các phương tiện truyền thông đại chúng và quần chúng nhân dân.

Tỉnh ủy, BTVTU cần phát huy sức mạnh tổng hợp của cơ quan nhà nước, MTTQ, các TCCT - XH và nhân dân đối với việc giám sát BCSĐ UBND tỉnh. Nâng cao chất lượng phối hợp giữa công tác kiểm tra, giám sát của Đảng với công tác thanh tra của Nhà nước. Công khai kết quả kiểm tra, giám sát, thi hành kỷ luật đảng, đặc biệt là các cuộc kiểm tra, giám sát những vụ việc điển hình, phức tạp, nghiêm trọng để góp phần đấu tranh ngăn chặn, đẩy lùi sự suy thoái, “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa”. Xử lý kỷ luật nghiêm minh, kịp thời, đúng người, đúng việc, đúng quy định của Đảng và pháp luật đối với thành viên BCSĐ UBND tỉnh vi phạm. Thông qua hoạt động kiểm tra, đánh giá đúng được ưu điểm, khuyết điểm trong hoạt động của BCSĐ UBND tỉnh để từ đó đề ra các chủ trương lãnh đạo, kiện toàn tổ chức, nâng cao chất lượng và hiệu quả hoạt động của tổ chức này.

Để làm tốt công tác kiểm tra, giám sát đối với BCSĐ UBND tỉnh, tăng cường sự lãnh đạo của tỉnh ủy, BTVTU với BCSĐ UBND tỉnh, cần chú trọng giữ vững chế độ thông tin, báo cáo, đảm bảo kịp thời, trung thực, chính xác và đầy đủ. Cần chú trọng hơn nữa công tác sơ kết, tổng kết về việc lãnh đạo của tỉnh ủy, BTVTU đối với BCSĐ UBND tỉnh thông qua công tác kiểm tra, giám sát để rút ra được những kinh nghiệm, điều chỉnh, bổ sung, hoàn thiện những nội dung chưa phù hợp.

Một phần của tài liệu Tổ chức và hoạt động của các ban cán sự đảng ủy ban nhân dân tỉnh giai đoạn hiện nay (Trang 148 - 151)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(173 trang)