Sử dụng hàng tồn và những đơn hàng tồn đọng để đáp ứng nhu cầu:

Một phần của tài liệu Một số giải pháp hoàn thiện hoạt động chuỗi cung ứng tại công ty cổ phần thực phẩm dinh dưỡng nutifood (Trang 38 - 43)

Việc sử dụng Phuong pháp này mang lại sự ổn định cho công suất nhà xưởng cũng như lực lượng lao động, đồng thời duy trì mức sản lượng không đổi. Sản xuất không được điều chỉnh theo nhu cầu thay vào đó các doanh nghiệp sẽ tích trữ hàng lưu kho trong suốt thời kỳ nhu cầu thấp nhằm để dành cho tương lai hoặc duy trì mức tồn kho thấp và giữ lại các đơn hàng tồn đọng của một thời điểm để cung cấp đầy đủ cho giai đoạn kế tiếp.

Điều kiện áp dụng: Sử dụng phương pháp này khi công suất thừa tốn quá nhiều chi phí, việc thay đổi công suất cũng như chi phí vận chuyển hàng tồn tương đối thấp

Ưu điểm của phương pháp này là khai thác công suất triệt để hơn và giảm bớt chi phí thay đổi công suất

Nhược điểm: Tạo ra lượng hàng tồn lớn cùng nhiều đơn hàng tồn đọng trong thời gian dài khi nhu cầu biến động

1.3.1.2. Định giá sản phẩm

Các công ty cùng toàn bộ chuỗi cung ứng có thể tác động đến nhu cầu bằng cách sử dụng công cụ giá cả. Dựa vào mức giá được sử dụng, mục tiêu sẽ là hướng đến hoặc tối đa hóa doanh thu hoặc lợi nhuận gộp. Nhân viên bán hàng hay tiếp thị điển hình đưa ra những quyết định liên quan đến giá cả nhằm kích cầu tiêu thụ trong suốt mùa cao điểm. Mục đích ở đây là nhằm tối đa hóa doanh thu. Thông thường, nhà sản xuất và nhà quản lý tài chính có xu hướng đưa ra các quyết định về mức giá nhằm kích thích nhu cầu trong suốt giai đoạn ế ẩm. Mục tiêu của họ là tối đa hóa lợi nhuận để bù đắp chi phí trong các thời kỳ nhu cầu tiêu thụ chậm.

1.3.1.3. Quản lý hàng tồn kho

Việc quản lý hàng tồn kho tập hợp những kỹ thuật được sử dụng nhằm mục đích quản lý mức độ lưu kho hàng hóa trong các phạm vi khác nhau của chuỗi cung ứng. Mục tiêu là giảm chi phí lưu kho đến mức tối đa trong khi vẫn duy trì mức độ dịch vụ mà khách hàng yêu cầu. Khi nhu cầu sản phẩm ngày càng khó dự đoán thì đòi hỏi mức độ lưu kho an toàn càng cao để bù đắp cho những biến động bất ngờ của nhu cầu. Quá trình quản lý hàng tồn kho trong chuỗi cung ứng bao gồm 3 hình thức như sau:

- Số lượng đặt hàng sinh lợi: Dựa vào cơ cấu chi phí của một công ty ta sẽ xác định được số lượng đặt hàng mang lại hiệu quả chi phí để tiến hành đặt mua kế tiếp

EOQ=√2UQ/h.C Với:

+ U: Tỷ lệ hàng sử dụng hàng năm +O: Chi phí đặt hàng

+C: Chi phí theo đơn vị

- Lưu kho hàng hóa theo chu kỳ: Lưu kho hàng hóa theo chu kỳ là phương thức dự trữ lượng hàng cần thiết để đáp ứng nhu cầu sản phẩm trong suốt một giai đoạn nhận đơn đặt hàng sản phẩm đó

Lưu kho hàng hóa theo chu kỳ thực chất là sự tăng dần lượng hàng tồn kho trong chuỗi cung ứng do việc sản xuất và lưu trữ hàng tồn kho trong chuỗi cung ứng do việc sản xuất và lưu trữ hàng tồn được tiến hành với qui mô lớn hơn nhu cầu đang có về sản phẩm.

- Lưu kho hàng hóa theo mùa: Lưu kho hàng hóa theo mùa xuất hiện khi một công ty hay chuỗi cung ứng có tổng công suất sản xuất cố định quyết định sản xuất và dự trữ sản phẩm để dành cho nhu cầu trong tương lai. Nếu lượng cầu trong tương lai vượt khả năng sản xuất thì câu trả lời chính là sản xuất chúng trong những thời điểm nhu cầu thấp rồi dự trữ trong kho nhằm phục vụ cho nhu cầu tương lai.

Mong muốn đạt được hiệu quả kinh tế tốt nhất theo qui mô dựa vào công suất và cơ cấu chi phí của từng công ty trong chuỗi cung ứng là nguyên nhân của việc tích trữ hàng hóa theo mùa.

- Lưu kho chú trọng độ an toàn: Lưu kho hàng hóa chú trọng an toàn có tác dụng bù đắp cho tình trạng bất ổn trong chuỗi cung ứng. Theo lệ thường, tình hình bất ổn càng cao thì đòi hỏi mức độ hàng dự trữ an toàn càng cao

1.3.2. Hoạt động thu mua

1.3.2.1. Tìm kiếm nguồn hàng

Nhiệm vụ truyền thống của một nhà quản lý mua hàng là tìm kiếm những nhà cung cấp tiềm năng so sánh giá cả rồi sau đó mua sản phẩm từ nhà cung cấp có chi phí thấp nhất mà họ tìm được. Chức năng thu mua có thể được phân thành 5 công đoạn sau:

- Mua hàng: Mua hàng là những hoạt động thông thường liên quan đến việc phát sinh những đơn hàng đặt mua những sản phẩm cần có. Người mua đưa ra quyết định mua hàng, gửi đơn đặt mua, liên hệ với người bán và rồi tiến hành đặt hàng.

- Quản lý việc tiêu thụ: Để thu mua đạt hiệu quả, bạn phải hiểu rõ về danh mục sản phẩm nào đang được mua kèm theo số lượng mua xét trên phạm vi toàn bộ công ty cũng như từng đơn vị vận hành. Bạn phải tường tận các chi tiết như loại sản phẩm nào được mua, số lượng bao nhiêu, từ ai và với mức giá nào.

Cần phải xác định mức tiêu thụ dự kiến của các sản phẩm khác nhau ở khắp các địa điểmhoạt động của công ty và sau đó so sánh với lượng tiêu thụ thực tế dựa trên những quy tắc thông thường. Khi lượng tiêu thụ quá chênh lệch so với dự kiến nên tập trung vào điều tra nguyên nhân đồng thời đưa ra các chiến lược đúng đắn

- Tuyển chọn nhà cung cấp:

Quy trình này đưa ra cái nhìn cận cảnh về tầm quan trọng tương đối của năng lực nhà cung cấp. Giá trị của những năng lực này phải được xem xét cùng với giá cả sản phẩm được bán. Giá trị của chất lượng sản phẩm, mức độ dịch vụ, giao hàng đúng giờ và hỗ trợ kỹ thuật chỉ có thể được tính toán dựa vào những gì mà kế hoạch kinh doanh và mô hình điều hành của công ty yêu cầu phải có.

Dựa vào những yêu cầu trên thì công ty bắt đầu tìm kiếm các nhà cung cấp hiện đang sở hữu nhũng sản phẩm và dịch vụ cần thiết. Thông thường công ty sẽ khoanh vùng và thu hẹp số lượng các nhà cung cấp mà mình muốn hợp tác làm ăn. Bằng cách này có thể thúc đẩy sức mua với một số nhà cung cấp đồng thời có được mức giá tốt hơn khi mua nhiều sản phẩm hơn.

- Thương lượng hợp đồng:

Khi thực hiện một vụ giao dịch đặc biệt, hợp đồng phải được thương lượng với từng người bán nằm trong danh sách người bán ưu tiên. Những điều khoản hợp đồng bao gồm: Mặt hàng, giá cả, chất lượng,..Các vụ đàm phán đơn giản nhất thuộc về loại hợp đồng mua sắm sản phẩm gián tiếp mà việc chọn lựa nhà cung cấp dựa trên cơ sở giá cả thấp nhất. Những cuộc thương lượng phức tạp nhất liên quan đến các hợp đồng mua sắm nguyên vật liệu trực tiếp, đòi hỏi phải đáp ứng chính xác những yêu cầu chất lượng và mức độ dịch vụ cao cùng những hỗ trợ kỹ thuật cần thiết. Nhiệm vụ của đàm phán là tạo ra sự cân bằng tối ưu giữa đơn giá của một sản phẩm và với tất cả nhũng dịch vụ gia tăng giá trị khác theo yêu cầu.

1.3.2.2. Tín dụng và thu nợ:

Tín dụng và thu nợ là quy trình cung ứng mà công ty dùng để thu hồi các khoản tiền. Nghiệp vụ tín dụng kiểm tra các khách hàng tiềm năng để đảm bảo rằng công ty chỉ giao dịch với những đối tượng thực sự có khả năng thanh toán

Quản lý tín dụng hiệu quả là phải tìm mọi cách để thỏa mãn nhu cầu về sản phẩm của khách hàng và tối thiểu hóa tổng số tiền nợ của khách hàng.

Những chuỗi cung ứng mà công ty tham gia vào thường được lựa chọn căn cứ vào những quyết định tín dụng. Phần lớn sự tín nhiệm và hợp tác có thể xảy ra giữa các công ty làm ăn với nhau dựa trên mức độ xếp hạng tín dụng tích cực và việc thanh toán các hóa đơn đúng hạn. Chức năng tín dụng và thu nợ có thể được phân làm ba công đoạn chính:

- Thiết lập chính sách tín dụng

- Thực hiện hoạt động bán chịu và thu nợ - Quản lý rủi ro tín dụng

1.3.3. Sản xuất

Quy trình sản xuất bao gồm các công đoạn cần thiết nhằm phục vụ cho công tác phát triển và chế tạo sản phẩm cũng như dịch vụ mà chuỗi cung ứng cung cấp. Các công quạn trong quy trình sản xuất bao gồm:

* Lập lịch sản xuất: Lịch trình sản xuất phân bổ nguồn lực sẵn có (trang thiết bị, nhân công, nhà xưởng) để tiến hành công việc. Mục đích là sử dụng năng lực sẵn có một cách hiệu quả và mang lại nhiều lợi nhuận nhất. Công đoạn lập lịch trình sản xuất là một quá trình tìm kiếm sự cân bằng giữa nhiều mục tiêu thay thế:

- Tần suất hoạt động cao: Điều này có nghĩa là thời gian vận hành sản xuất dài và sản xuất tập trung hóa cùng các trung tâm phân phối. Ý tưởng của mô hình này là tạo ra và tận dụng lợi ích có được từ hiệu quả kinh tế theo quy mô

- Mức lưu kho thấp: Nhằm ám chỉ thời gian tiến hành sản xuất ngắn và tiến độ giao nguyên vật liệu đảm bảo kịp thời gian. Ý tưởng của mô hình này là nhằm tối thiểu hóa lượng tài sản và tiền mặt đầu tư vào lưu kho

- Chất lượng dịch vụ khách hàng cao: Thường đòi hỏi tỉ lệ lưu kho cao hoặc thời gian vận hành sản xuất ngắn. Mục tiêu là cung cấp cho khách hàng dịch

vụ giao hàng nhanh chóng và không để bất kỳ sản phẩm nào trong kho bị rơi vào tình trạng cháy hàng.

Các bước lập kế hoạch vận hành nhà máy:

 Bước đầu tiên là quyết định cỡ lô hàng đạt hiệu quả kinh tế nhất cho những đợt sản xuất ra từng sản phẩm, cách tính toán tương tự như tính EOQ

 Bước thứ hai là thiết lập chuỗi các đợt sản xuất cho từng sản phẩm. Quy tắc cơ bản là nếu lượng lưu kho của một sản phẩm nhất định tương đối thấp so với nhu cầu kỳ vọng thì ta nên ưu tiên lập kế hoạch sản phẩm này trước so với các sản phẩm có có mức lưu kho so với nhu cầu kỳ vọng. Một phương pháp tính cho khái niệm này là “Thời gian hết hàng”

R=P/Q

Với R: Thời gian hết hàng P: Số lượng hàng tồn kho

D: Nhu cầu sản phẩm (Tính theo ngày hoặc tuần)

Một phần của tài liệu Một số giải pháp hoàn thiện hoạt động chuỗi cung ứng tại công ty cổ phần thực phẩm dinh dưỡng nutifood (Trang 38 - 43)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(120 trang)
w