Xây dựng và quản trị các mối quan hệ trong chuỗi cung ứng .1. Quản lý mối quan hệ với các nhà cung cấp

Một phần của tài liệu Một số giải pháp hoàn thiện hoạt động chuỗi cung ứng tại công ty cổ phần thực phẩm dinh dưỡng nutifood (Trang 104 - 109)

QUẢN TRỊ CHUỖI CUNG ỨNG TẠI NUTIFOOD

3.3 Xây dựng và quản trị các mối quan hệ trong chuỗi cung ứng .1. Quản lý mối quan hệ với các nhà cung cấp

Chất lượng sản phẩm với giá cả cạnh tranh, ổn định được khách hàng đặc biệt quan tâm. Vai trò của các nhà cung cấp là rất quan trọng để đảm bảo đáp ứng cho nhu cầu của khách hàng vì có nguồn nguyên liệu đầu vào tốt mới có thể làm ra sản phẩm có chất lượng, có nhà cung cấp chiến lược mới có thể đảm bảo được giá bán ổn định tạo điều kiện cho Công ty xây dựng được một cơ cấu giá thành hợp lý, lâu dài.

Vì vậy, việc xây dựng các chính sách phát triển các nhà cung cấp là điều cần thiết bằng những hành động cụ thể sau:

- Tạo những chính sách ưu đãi đối với các nhà cung cấp có quá trình hoạt động tốt và lâu dài:

Với các nhà cung cấp đã có quan hệ hợp tác lâu dài và họ đã thực hiện tốt các đơn hàng đã ký, Công ty cần có những cam kết mua hàng đặc biệt nhằm thắt chặt mối quan hệ đồng thời tạo sự tin tưởng lẫn nhau trong quá trình hoạt động.

Ký hợp đồng: thiết lập các hợp đồng dài hạn cho một số các mặt hàng, dịch vụ với các nhà cung cấp có năng lực tốt, có kinh nghiệm về mặt hàng, dịch vụ đó.

Như vậy, công ty cũng tiết kiệm được chi phí, thời gian, nhân lực trong việc tổ chức lại đấu thầu.

- Liên lạc thường xuyên và cập nhật với nhà cung cấp những thay đổi trong nhu cầu hàng hóa của mình, điều này sẽ giúp họ thích nghi và chuẩn bị hàng hóa cho những thay đổi của công ty

- Tìm kiếm các nhà cung cấp trong nước để nội địa hóa sản phẩm và rút ngắn thời gian giao hàng.

- Tiếp tục tìm kiếm và phát triển các đối tác mới nhằm tạo sự cạnh tranh:

Việc tìm kiếm và phát triển các nhà cung cấp mới cũng là điều cần thiết phải làm để tạo sự cạnh tranh lành mạnh giữa các nhà cung cấp, tránh xảy ra trường hợp độc quyền, làm giá… của các nhà cung cấp. Tuy nhiên, đối với các đối tác mới, Công ty cần phải nghiên cứu thật kỹ về hồ sơ nguồn gốc công ty, tư cách pháp nhân, doanh số bán, thị trường đang hoạt động. Việc lựa chọn các đối tác mới cũng tùy thuộc vào từng loại hàng hóa, thiết bị, dịch vụ mà Công ty cần đặt mua.

- Xây dựng các nhóm mặt hàng chiến lược để phát triển nhà cung cấp tiềm năng:

Việc phát triển các nhà cung cấp tiềm năng là một vấn đề cần được thực hiện nhanh chóng vì nó sẽ giúp cho Công ty thu được nhiều ưu đãi như giá cả, thời hạn giao hàng, chất lượng… Muốn vậy, cần làm tốt các bước sau:

Bước 1: Xác định các nhóm vật tư, hàng hoá cần phát triển: cần tập trung vào các nhóm thiết bị, vật tư, hàng hoá, dịch vụ có giá trị mua hàng cao (sữa bột, bao bì sữa nước...).

Bước 2: Xác định các nhà cung cấp cho những nhóm mặt hàng trên dựa trên quá trình làm việc từ trước tới nay, đồng thời tìm kiếm thêm một số đối tác mới để so sánh và tạo sự canh tranh về giá cả và chất lượng.

Bước 3: Đánh giá lại quá trình thực hiện hợp đồng đối với những đối tác cũ và nghiên cứu đánh giá các hoạt động kinh doanh đối với đối tác mới (giấy tờ văn bản, tham quan gặp gỡ lãnh đạo…).

Bước 4: Chọn lựa những nhà cung cấp tốt nhất về tất cả mọi phương diện và tiến hành ký hợp đồng dài hạn với những mục tiêu có lợi nhất cho mình và cho đối tác.

Đặc biệt chú ý về giá cả, thời hạn giao hàng… với các đơn hàng khẩn cấp vì giá cả của những đơn hàng sẽ là rất cao nếu ta không qui định trước.

Bước 5: Theo dừi quỏ trỡnh thực hiện cỏc hợp đồng, đơn hàng và rỳt ra những kinh nghiệm cho thời gian kế tiếp sao cho đạt hiệu quả tối ưu trong quá trình quản trị chuỗi cung ứng của Công ty.

3.4.2. Quản lý mối quan hệ khách hàng

* Hiểu rừ khỏch hàng_Xõy dựng cơ sở dữ liệu về khỏch hàng

* Giao tiếp với khỏch hàng: Theo dừi mọi hoạt động giao dịch

* Xác định khách hàng mục tiêu:

- Xây dựng mối quan hệ khách hàng theo chiến lược chuỗi cung ứng mà công ty đã chọn trong giai đoạn hiện tại thì công ty cần phải phân loại khách hàng những khách hàng nào là khách hàng rất quan trọng, khách hàng nào là quan trọng, khách hàng nào là khá quan trọng, hay khách hàng tiềm năng… để từ đó công ty xây dựng mối quan hệ nào cho phù hợp.

- Nhân viên bán hàng phải có được thái độ tốt với khách hàng. Một nhân viên luôn biết lắng nghe yêu cầu, cởi mở, trung thực sẽ luôn tạo được thiện cảm tốt với khách hàng, ngược lại khách hàng cũng luôn mong muốn được tiếp xúc với những nhân viên như vậy. Do đó tăng cường đào tạo huấn luyện các kỹ năng bán hàng cho đội ngũ nhân viên kinh doanh.

- Luôn giữ liên lạc với khách hàng, email cho họ thường xuyên kèm theo một thông cáo về sản phẩm, chương trình khuyến mại để họ nắm bắt kịp thời thông tin bán hàng.

- Thường xuyên có những chính sách ưu đãi kèm với mức chiết khấu hấp dẫn để thu hút thêm các khách hàng mới và củng cố các đối tác cũ.

- Thường xuyờn theo dừi lượng hàng tồn kho tại khỏch hàng để cú cỏc chính sách hỗ trợ nhà phân phối bán hàng, tăng doanh thu và tiền thưởng cho nhà phân phối.

- Thường xuyên kiểm tra đánh giá hoạt động của các nhà phân phối, đại lý để tiếp tục phát triển các nhà cung ứng có uy tín và điều chỉnh kịp thời các thiếu sót.

Việc kiểm tra đánh giá hoạt động của các nhà phân phối, đại lý có thể được lồng ghộp qua quỏ trỡnh theo dừi thực hiện cỏc đơn hàng, tuy nhiờn, chỳng sẽ không đưa ra những nhận xét về ưu khuyết điểm khái quát và chung nhất cho từng nhà cung ứng trong một chuỗi thời gian dài.

Tác giả đề xuất cần xây dựng một bảng tiêu chí đánh giá nhà cung ứng, hỗ trợ các nhà phân phối, đại lý có khả năng bán hàng cao, doanh số cao và phát triển

các nhà phân phối, đại lý có tiềm năng phát triển. Các nhà phân phối hiện nay nếu không đủ điều kiện thì chuyển xuống làm đại lý cấp 1 cho nhà phân phối trong khu vực đồng thời điều chỉnh các chính sách với nhà phân phối, với đại lý.

Triển khai chương trình quản lý xuất – nhập – tồn xuống từng nhà phân phối để một mặt Công ty kiểm soát chặt chẽ, kịp thời hoạt động kinh doanh đồng thời hỗ trợ công tác đặt hàng, giao hàng kịp thời cho nhà phân phối.

- Tổ chức hội nghị khách hàng hằng năm (Đối với khách hàng tiềm năng) để củng cố mối quan hệ, giao lưu kinh nghiệm bán hàng, tuyên dương những khách hàng có doanh số cao, có đóng góp lớn vào sự phát triển thị trường của Nutifood.

- Bộ phận dịch vụ khỏch hàng nắm rừ thụng tin khỏch hàng như: Ngày thành lập, ngày sinh nhật chủ nhà phân phối hoặc người đứng đầu đối tác để gửi thiệp chúc mừng và các chính sách ưu đãi đi kèm để đối tác luôn nhớ đến Nutifood và củng cố mối quan hệ hơn nữa.

Mở rộng và phát triển thị trường ra nước ngoài

Đẩy mạnh công tác tìm kiếm khách hàng nước ngoài, tăng cường công tác tiếp thị nhằm mở rộng thị trường tiêu thụ từ.

Để tiếp tục mở rộng và phát triển thị trường xuất khẩu công ty cần thực hiện một số công tác sau:

Tiến hành tìm kiếm khách hàng mới thông qua Internet, những đợt hội chợ thương mại quốc tế tổ chức trong nước và ngoài nước từ những kiều bào hay trung gian giới thiệu.

Thường xuyên và tích cực tham gia hội chợ triển lãm quốc tế, đặc biệt là các hội chợ tổ chức ở nước ngoài để tìm kiếm khách hàng mới. Tổ chức các chuyến đi khảo sát tìm hiểu thị trường nước ngoài để nắm bắt cơ hội.

Trên cơ sở tính toán, thăm dò có thể gởi mẫu Catologe tới những nước khu vực tiềm năng chưa được khai thác để tìm kiếm khách hàng cho xuất khẩu.

Quan tâm nghiên cứu tâm lý tiêu dùng của các nước xuất khẩu để có mẫu mã, chất lượng... phù hợp nhu cầu khách hàng trước khi xuất khẩu, tránh hàng bị trả về gây tổn thất kinh tế ảnh hưởng uy tín và mối quan hệ với khách hàng.

Kết luận chương 3

Hoàn thiện chuỗi cung ứng là một việc làm khó khăn, đòi hỏi sự quyết tâm của lãnh đạo và sự cố gắng của toàn bộ nhân viên trong công ty.

Ngày nay, trong cơ chế thị trường vấn đề đặt lên hàng đầu với mọi doanh nghiệp là hiệu quả kinh tế. Có hiệu quả kinh tế thì mới đứng vững trên thị trường, đủ sức cạnh tranh với những doanh nghiệp khác vừa có điều kiện tích lũy và mở rộng sản xuất kinh doanh. Để làm được điều đó công ty phải kiểm tra, đánh giá đầy đủ chính xác mọi diễn biến và kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh những mặt mạnh những mặt yếu của công ty trong mối quan hệ với môi trường xung quanh và tìm những giải pháp để không ngừng nâng cao hiệu quả kinh tế

Một phần của tài liệu Một số giải pháp hoàn thiện hoạt động chuỗi cung ứng tại công ty cổ phần thực phẩm dinh dưỡng nutifood (Trang 104 - 109)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(120 trang)
w