Xây dựng và quản trị các mối quan hệ trong chuỗi cung ứng 1 Quản lý mối quan hệ với các nhà cung cấp.

Một phần của tài liệu Một số giải pháp hoàn thiện hoạt động chuỗi cung ứng tại công ty cổ phần thực phẩm dinh dưỡng nutifood (Trang 104 - 105)

- Giao các mục tiêu của chuỗi cho các bộ phận trong đó trưởng các bộ phận phải có kỹ năng và kỹ thuật cần thiết.

a. Đề xuất mẫu đánh giá đối với nhà cung cấp nguyên vật liệu, phụ liệu

3.3 Xây dựng và quản trị các mối quan hệ trong chuỗi cung ứng 1 Quản lý mối quan hệ với các nhà cung cấp.

3.3.1. Quản lý mối quan hệ với các nhà cung cấp.

Chất lượng sản phẩm với giá cả cạnh tranh, ổn định được khách hàng đặc biệt quan tâm. Vai trò của các nhà cung cấp là rất quan trọng để đảm bảo đáp ứng cho nhu cầu của khách hàng vì có nguồn nguyên liệu đầu vào tốt mới có thể làm ra sản phẩm có chất lượng, có nhà cung cấp chiến lược mới có thể đảm bảo được giá bán ổn định tạo điều kiện cho Công ty xây dựng được một cơ cấu giá thành hợp lý, lâu dài.

Vì vậy, việc xây dựng các chính sách phát triển các nhà cung cấp là điều cần thiết bằng những hành động cụ thể sau:

- Tạo những chính sách ưu đãi đối với các nhà cung cấp có quá trình hoạt động tốt và lâu dài:

Với các nhà cung cấp đã có quan hệ hợp tác lâu dài và họ đã thực hiện tốt các đơn hàng đã ký, Công ty cần có những cam kết mua hàng đặc biệt nhằm thắt chặt mối quan hệ đồng thời tạo sự tin tưởng lẫn nhau trong quá trình hoạt động.

Ký hợp đồng: thiết lập các hợp đồng dài hạn cho một số các mặt hàng, dịch vụ với các nhà cung cấp có năng lực tốt, có kinh nghiệm về mặt hàng, dịch vụ đó. Như vậy, công ty cũng tiết kiệm được chi phí, thời gian, nhân lực trong việc tổ chức lại đấu thầu.

- Liên lạc thường xuyên và cập nhật với nhà cung cấp những thay đổi trong nhu cầu hàng hóa của mình, điều này sẽ giúp họ thích nghi và chuẩn bị hàng hóa cho những thay đổi của công ty

- Tìm kiếm các nhà cung cấp trong nước để nội địa hóa sản phẩm và rút ngắn thời gian giao hàng.

- Tiếp tục tìm kiếm và phát triển các đối tác mới nhằm tạo sự cạnh tranh:

Việc tìm kiếm và phát triển các nhà cung cấp mới cũng là điều cần thiết phải làm để tạo sự cạnh tranh lành mạnh giữa các nhà cung cấp, tránh xảy ra trường hợp độc quyền, làm giá… của các nhà cung cấp. Tuy nhiên, đối với các đối tác mới, Công ty cần phải nghiên cứu thật kỹ về hồ sơ nguồn gốc công ty, tư cách pháp nhân, doanh số bán, thị trường đang hoạt động. Việc lựa chọn các đối tác mới cũng tùy thuộc vào từng loại hàng hóa, thiết bị, dịch vụ mà Công ty cần đặt mua.

- Xây dựng các nhóm mặt hàng chiến lược để phát triển nhà cung cấp tiềm năng:

Việc phát triển các nhà cung cấp tiềm năng là một vấn đề cần được thực hiện nhanh chóng vì nó sẽ giúp cho Công ty thu được nhiều ưu đãi như giá cả, thời hạn giao hàng, chất lượng… Muốn vậy, cần làm tốt các bước sau:

Bước 1: Xác định các nhóm vật tư, hàng hoá cần phát triển: cần tập trung vào các nhóm thiết bị, vật tư, hàng hoá, dịch vụ có giá trị mua hàng cao (sữa bột, bao bì sữa nước...).

Bước 2: Xác định các nhà cung cấp cho những nhóm mặt hàng trên dựa trên quá trình làm việc từ trước tới nay, đồng thời tìm kiếm thêm một số đối tác mới để so sánh và tạo sự canh tranh về giá cả và chất lượng.

Bước 3: Đánh giá lại quá trình thực hiện hợp đồng đối với những đối tác cũ và nghiên cứu đánh giá các hoạt động kinh doanh đối với đối tác mới (giấy tờ văn bản, tham quan gặp gỡ lãnh đạo…).

Bước 4: Chọn lựa những nhà cung cấp tốt nhất về tất cả mọi phương diện và tiến hành ký hợp đồng dài hạn với những mục tiêu có lợi nhất cho mình và cho đối tác.

Đặc biệt chú ý về giá cả, thời hạn giao hàng… với các đơn hàng khẩn cấp vì giá cả của những đơn hàng sẽ là rất cao nếu ta không qui định trước.

Bước 5: Theo dõi quá trình thực hiện các hợp đồng, đơn hàng và rút ra những kinh nghiệm cho thời gian kế tiếp sao cho đạt hiệu quả tối ưu trong quá trình quản trị chuỗi cung ứng của Công ty.

Một phần của tài liệu Một số giải pháp hoàn thiện hoạt động chuỗi cung ứng tại công ty cổ phần thực phẩm dinh dưỡng nutifood (Trang 104 - 105)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(120 trang)
w