Lập lịch trình giao hàng và thu hồi hàng hóa

Một phần của tài liệu Một số giải pháp hoàn thiện hoạt động chuỗi cung ứng tại công ty cổ phần thực phẩm dinh dưỡng nutifood (Trang 44 - 48)

1.3. Mô hình chuỗi cung ứng hiệu quả (Mô hình SCOR) 15

1.3.4.2. Lập lịch trình giao hàng và thu hồi hàng hóa

* Quy trình lập lịch biểu giao hàng diễn ra trong sự rang buộc của những quyết định về phương thức vận tải. Đối với hầu hết các phương thức vận tải thì có hai hình thức giao hàng là giao hàng trực tiếp và giao hàng theo lộ trình định sẵn.

- Giao hàng trực tiếp: Giao hàng trực tiếp là phương thức giao hàng được thực hiện từ địa điểm xuất phát đến địa điểm nhận hàng. Theo phương pháp này thì ta chỉ cần lựa chọn con đường ngắn nhất giữa 2 vị trí làm tuyến đường. Công tác lên kế hoạch giao hàng theo hình thức này liên quan đến những quyết định về số lượng hàng sẽ giao và tần suất giao hàng ở từng thời điểm

Ưu điểm: Việc vận hành và điều phối đơn giản. Giao hàng trực tiếp mang lại hiệu quả khi địa điểm nhận hàng tạo ra những số lượng đơn hàng sinh lợi có cùng kích cỡ với số lượng đơn hàng cần thiết để khai thác tốt nhất phương tiện vận tải đang dùng.

Nhược: Nếu lượng đặt hàng không bằng tải trọng thì dùng phương pháp này sẽ kém hiệu quả, chi phí cao.

- Giao hàng theo lộ trình định sẵn: Giao hàng theo lộ trình định sẵn là việc giao hàng được tiến hành nhằm mang sản phẩm từ một địa điểm xuất phát duy

nhất đến nhiều địa điểm nhận hàng khác nhau hoặc từ nhiều địa điểm xuất phát khác nhau đến một địa điểm nhận hàng duy nhất. Việc lên kế hoạch giao hàng theo lộ trình định sẵn là một nhiệm vụ phức tạp rất nhiều so với công tác hoạch định giao hàng trực tiếp. Doanh nghiệp phải đưa ra các quyết định về những lượng hàng cần giao của sản phẩm khác nhau, tần suất giao hàng và điều quan trọng nhất là về lịch trình và tuần tự thu gom và giao hàng.

Ưu điểm của phương pháp này chính là mang lại hiệu quả hơn và chi phí nhận hàng thấp hơn do địa điểm nhận hàng ít và chi phí nhận hàng thấp hơn do địa điểm nhận hàng ít hơn và khối lượng hàng giao lớn hơn

* Quy trình trả hàng: Quy trình này được xem như là “hậu cần ngược”.

Tất cả các chuỗi cung ứng đều phải xử lý trường hợp trả hàng.-thường là một quy trình khó khăn và không hiệu quả. Những tình huống phổ biến nhất là: Giao hàng không đúng, sản phẩm bị hư hỏng trong quá trình chuyển tải hay bị khiếm khuyết tại nàh máy, giao hàng nhiều hơn nhu cầu của khách hàng. Tất cả những tình huống này phát sinh từ sự kém hiệu quả của chuỗi cung ứng dẫn đến việc phải trả lại sản phẩm.

Doanh nghiệp cần phải theo dừi những nhúm hàng bị trả lại, tần suất và tỉ lệ hàng bị trả đang tăng lên hay giảm xuống. Nếu tỉ lệ hàng bị trả lại gia tăng thì việc cần làm là phải tìm ra và điều chỉnh nguồn gốc nảy sinh các vấn đề.

TểM TẮT CHƯƠNG 1

Quản lý chuỗi cung ứng là việc phối hợp hoạt động sản xuất, lưu kho, địa điểm và vận tải giữa các thành viên của chuỗi cung ứng nhằm đạt được sự kết hợp tối ưu giữa mức độ phản ứng nhanh nhạy và tính hiệu quả trong thị trường mà bạn đang tham gia. Mục tiêu quản lý chuỗi cung ứng là nhằm tăng doanh số bán hàng và dịch vụ cho người tiêu dùng cuối cùng, đồng thời giảm được phần nào chi phí lưu kho và điều hành.

Năng lực chuỗi cung ứng là một lợi thế cạnh tranh riêng biệt của các công ty vượt trội trong lĩnh vực đó. Dell, một trong những công ty lớn nhất Bắc Mỹ là bằng chứng hiển nhiên cho quyền năng của việc quản trị chuỗi cung ứng một cách hiệu quả. Trong suốt hai mươi năm qua, tập đoàn Wal-Mart đã chậm rãi đi lên từng bước một và thành công của họ liên qua trực tiếp đến khả năng đổi mới nhằm mục đích không ngừng cải tiến chuỗi cung ứng.

Chương 2

THỰC TRẠNG QUẢN TRỊ CHUỖI CUNG ỨNG TẠI

Một phần của tài liệu Một số giải pháp hoàn thiện hoạt động chuỗi cung ứng tại công ty cổ phần thực phẩm dinh dưỡng nutifood (Trang 44 - 48)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(120 trang)
w