này thì công suất sản xuất được điều chỉnh phù hợp với nhu cầu. Mục tiêu ở đây là sử dụng 100% công suất toàn thời gian. Điều này sẽ đạt được bằng việc tăng thêm
hoặc giảm bớt công suất nhà máy thông qua việc thuê thêm hay sa thải công nhân khi cần thiết.
Điều kiện áp dụng: Phương pháp này đạt hiệu quả nhất khi chi phí chuyên chở hàng tồn cao và chi phí thay đổi năng suất nhà xưởng và nhân công thấp.
Ưu điểm: Phương pháp này đảm bảo mức độ lưu kho thấp
Nhược điểm: Việc thực khá tốn kém trong trường hợp việc bổ sung hay cắt giảm công suất nhà xưởng muốn nhiều chi phí. Phương pháp này làm sa sút tinh thần dẫn đến tâm lý hoang mang trong lực lượng lao động nếu mọi người liên tục được thuê mướn rồi lại bị sa thải tùy theo biến động của nhu cầu.
- Tận dụng mức độ biến động của tổng công suất để đáp ứng nhu cầu:
Phương pháp này được sử dụng khi có nhiều công suất nhàn rỗi. Nếu các nhà máy hiện nay không hoạt động 24/24 và liên tục 7 ngày một tuần thì ta có thể đáp ứng được nhu cầu thay đổi bằng cách tăng cường hoặc giảm bớt việc khai thác công suất sản xuất. Ta có thể duy trì số lượng lao động ở mức ổn định kết hợp với kế hoạch tăng ca theo thời gian biểu làm việc linh động, đáp ứng tỉ lệ sản xuất. Kết quả là mức độ lưu kho cùng với tần suất khai thác công suất trung bình đều được giảm xuống thấp.
Phương pháp này phù hợp với trường hợp chi phí vận chuyển hàng tồn kho cao và chi phí cho phần công suất thừa tương đối thấp.