nghiệp cố gắng làm cho hàng tồn kho phù hợp với mức tiêu thụ và không để hàng tồn kho vượt quá xa giới hạn.
- Quay vòng hàng tồn kho: là phương pháp để đánh giá khả năng sinh lời của hàng tồn kho bằng cách theo dõi chúng được bán ra hoặc quay vòng trong một thời gian nhất định.
Quay vòng hàng tồn kho = giá vốn hàng bán hằng năm/ giá trị hàng tồn kho bình quân hằng năm.
Nói chung, tỷ lệ quay vòng càng cao càng có lợi nhưng các doanh nghiệp cần chú ý đến lượng tồn kho an toàn.
- Lợi nhuận trên doanh số: chỉ tiêu này sẽ đánh giá biến phí, định phí và lãi gộp xuất phát từ doanh số được quản lý tốt như thế nào.
Lợi nhuận/ doanh số = lãi gộp/ doanh thu.
Xét về mức độ hiệu quả thì kết quả này càng cao càng tốt, tuy nhiên không phải lúc nào nó cũng được đảm bảo một cách cao nhất vì phải tính đến yếu tố bảo vệ đầu ra sản phẩm, bảo vệ thị trường, thị phần hoặc một số mục tiêu kinh doanh khác.
- Chu kỳ tuần hoàn tiền thành tiền mặt: Đây là thời gian từ khi một công ty trả tiền cho các nhà cung ứng về nguyên vật liệu đầu vào đến khi nhận được tiền do bán các sản phẩm hoặc dịch vụ của họ. Có thể ước tính thời gian của chu kỳ bằng cách lấy tổng những ngày cung ứng hàng tồn kho và ngày chưa hoàn tất mua bán trừ đi kỳ thanh toán mua hàng bình quân. Kỳ tuần hoàn này càng ngắn càng tốt. Để tăng hiệu quả cho kỳ tuần hoàn này, các doanh nghiệp thường chú trọng hơn đến vấn đề quản lý khoản phải trả và khoản phải thu ở mức tốt nhất.
1.2.6.3. Đánh giá tính linh hoạt của nhu cầu
Tính linh hoạt của nhu cầu phản ánh khả năng đáp ứng của doanh nghiệp về số lượng và sản phẩm ở các mức nhu cầu khác nhau .
Trong khi thị trường rất bấp bênh, thị hiếu người tiêu dùng thường xuyên thay đổi thì việc đáp ứng rất quan trọng, đòi hỏi doanh nghiệp phải có một chuỗi cung ứng đủ mạnh để mang đến những sản phẩm nhanh nhất cho người tiêu dùng.
- Thời gian chu kỳ hoạt động: là thời gian cần có để thực hiện một hoạt động trong chuỗi cung ứng như đáp ứng đơn đặt hàng, thiết kế sản phẩm, lắp ráp sản phẩm hoặc bất cứ hoạt động nào khác hỗ trợ cho chuỗi cung ứng.
- Tính linh hoạt bên trong: là khả năng đáp ứng lại nhanh chóng của doanh nghiệp hoặc chuỗi cung ứng trước số lượng đơn đặt hàng bổ sung đối với các sản phẩm của họ.
- Tính linh hoạt bên ngoài là khả năng nhanh chóng cung cấp cho thị trường những sản phẩm bổ sung bên ngoài, những gói sản phẩm bình thường vẫn được cung cấp.
1.2.6.4. Đánh giá sự phát triển của sản phẩm
Đó là đánh giá khả năng của doanh nghiệp hoặc chuỗi cung ứng trong việc thiết kế, xây dựng và phân phối những sản phẩm mới để phục vụ thị trường của họ. có thể sử dụng các tiêu chí để đánh giá như:
- Số lượng sản phẩm được bán ra trong năm ngoái. - Doanh số từ việc bán sản phẩm trong năm ngoái.
- Thời gian để phát triển và phân phối một sản phẩm mới.
1.3. Mô hình chuỗi cung ứng hiệu quả (Mô hình SCOR) 15
Mô hình tham chiếu hoạt động chuỗi cung ứng kết hợp các yếu tố trong qua trình thiết kế quy trình kinh doanh, các thước đo, xây dựng thương hiệu và tổ hợp các ứng dụng thành một cơ cấu duy nhất. Trong mô hình SCOR (Supply- Chain Operations Reference), quản trị chuỗi cung ứng được định nghĩa là các quy trình tích hợp: Hoạch định, thu mua, sản xuất, phân phối và thu hồi.
1.3.1. Hoạch định
Quy trình này bao gồm các công đoạn cần thiết liên quan đến việc lên kế hoạch và tổ chức hoạt động cho ba quy trình kia. Hoạch định bao gồm: Dự báo lượng cầu, định giá sản phẩm và quản lý lưu kho
1.3.1.1. Dự báo lượng cầu và lập kế hoạch
Những quyết định liên quan đến việc quản lý chuỗi cung ứng được dựa trên các dự báo xác định nhu cầu của khách hàng, về sản phẩm ở các khía cạnh sau:
Chủng loại, số lượng, thời điểm cần hàng. Công đoạn dự báo nhu cầu trở thành nền tảng cho kế hoạch sản xuất nội bộ và hợp tác của các doanh nghiệp nhằm đáp ứng nhu cầu thị trường.
Tất cả các dự báo với bốn biến số chính phối hợp với nhau quyết định diễn biến của điều kiện thị trường. Những biến số đó là:
- Nguồn cung - Lượng cầu
- Đặc điểm sản phẩm - Môi trường cạnh tranh
- Nguồn cung: Số lượng sản phẩm có sẵn
- Lượng cầu: Toàn bộ nhu cầu thị trường sản phẩm
- Đặc điểm sản phẩm: Những đặc điểm sản phẩm tác động đến nhu cầu
- Môi trường cạnh tranh Hành động của các nhà cung cấp sản
phẩm trên thị trường
* Phương pháp dự báo:
Định tính Dựa trên trực giác hay những ý kiến chủ
quan của cá nhân
Hệ quả Cho rằng nhu cầu có liên quan mật thiết
đến những nhân tố nào đó
Chuỗi thời gian Dựa trên mô hình nhu cầu đã có từ
trước
Mô phỏng Kết hợp phương pháp hệ quả và chuỗi
thời gian
* Lập kế hoạch tổng hợp
Có ba phương pháp nghiên cứu cơ bản được sử dụng khi lập bản hoạch định tổng hợp: