Các yếu tố ảnh hưởng đến quản lý xã hội đối với làng nghề

Một phần của tài liệu LUẬN VĂN QLXH LÀNG NGHỀ ở Đồng Tháp (Trang 39 - 43)

1.2.3.1. Điều kiện tự nhiên, kinh tế, văn hóa - xã hội của địa phương.

Hoạt động QLXH nói chung, QLXH đối với làng nghề nói riêng chịu sự tác động rất lớn từ điều kiện tự nhiên, kinh tế, văn hóa - xã hội của địa phương. Chúng có thể tác động tích cực hoặc tiêu cực lên hoạt động quản lý của các chủ thể quản lý. Những điều kiện này có thể tạo ra những cơ hội thuận lợi nếu biết

phát huy, ngược lại sẽ kìm hãm sự phát triển nếu chúng ta không biết vận dụng, khai thác hiệu quả.

Các yếu tố tự nhiên bao gồm tài nguyên thiên nhiên, vị trí địa lý, thời tiết, khí hậu…Khi các yếu tố tự nhiên thuận lợi cho sự phát triển của các làng nghề sẽ hỗ trợ việc QLXH các làng nghề trên các phương diện phát hiện nhu cầu, giảm nhẹ hỗ trợ tài chính, dễ tổ chức thực thi các chính sách thu hút đầu tư vào làng nghề, công tác quy hoạch, lập kế hoạch, chiến lược phát triển làng nghề cũng thuận lợi và mang tính khả thi cao hơn. Bên cạnh đó, các nhân tố tự nhiên thuận lợi sẽ giúp các làng nghề có điều kiện hoạt động hiệu quả, các vấn đề vướng mắc cần tháo gỡ cũng sẽ ít hơn. Ngược lại, địa phương không có điều kiện tự nhiên thuận lợi cho sự phát triển của làng nghề thì các cơ quan quản lý vừa gặp phải nhiều khó khăn trong công tác quy hoạch, xây dựng các chính sách phát triển làng nghề vừa phải trợ cấp lớn cho làng nghề. Trong quá trình hoạt động, các làng nghề cũng sẽ gặp phải nhiều bất lợi, vướng mắc, cần được sự quan tâm giúp đỡ, giải quyết của các chủ thể quản lý.

Điều kiện kinh tế, văn hóa – xã hội của địa phương cũng có những tác động nhất định đến chất lượng QLXH đối với các làng nghề. Nhà nước và các chủ thể quản lý sẽ phải hỗ trợ nhiều mặt và giúp đỡ các làng nghề khi các làng nghề ở vùng kém phát triển, lao động vừa thiếu vừa chưa được đào tạo, truyền thống văn hóa của làng không được giữ gìn và phát huy. Và ngược lại, đối với những địa phương, những vùng phát triển thì Nhà nước và các chủ thể quản lý không cần phải quá tập trung vào hỗ trợ, giúp đỡ mà chỉ tập trung vào phát huy các điều kiện, giá trị sẵn có sao cho làng nghề phát triển tốt nhất. Do đó, tùy theo điều kiện tự nhiên, kinh tế, văn hóa – xã hội của từng địa phương khác nhau mà công tác QLXH đối với làng nghề ở địa phương đó cũng khác nhau.

1.2.3.2. Cơ sở hạ tầng kỹ thuật

Cơ sở hạ tầng kỹ thuật là hệ thống giao thông, điện, cấp thoát nước, bưu chính viễn thông…có ảnh hưởng lớn đến sự phát triển làng nghề và quá trình quản lý đối với làng nghề. Xây dựng kết cấu hạ tầng là một vấn đề hết sức quan trọng, không chỉ quan trọng đối với làng nghề mà còn quan trọng đối với sự phát triển nông nghiệp nông thôn, đối với đầu tư của các doanh nghiệp trong và ngoài nước vào khu vực làng nghề. Cơ sở hạ tầng như hệ thống giao thông được mở rộng, hệ thống thông tin liên lạc được đầu tư xây dựng đầy đủ, hiện đại tạo điều kiện thuận lợi cho cung ứng nguyên vật liệu, tiêu thụ sản phẩm làng nghề.

Cơ sở hạ tầng kỹ thuật thúc đẩy sự phát triển của các làng nghề theo hướng bền vững, nó tạo môi trường và điều kiện cho các làng nghề phát triển. Nếu hệ thống cơ sở hạ tầng kỹ thuật không đáp ứng những đòi hỏi không ngừng của quá trình sản xuất và tiêu thụ sản phẩm từ các làng nghề, nó sẽ trở thành rào cản đối với sự phát triển của các làng nghề. Việc ứng dụng tiến bộ của khoa học công nghệ và quá trình sản xuất của làng nghề sao cho vừa nâng cao hiệu quả sản xuất vừa giữ được tính đặc thù của sản phẩm làng nghề, cơ sở hạ tầng kỹ thuật giữ vai trò then chốt. Chính vì thế, các nhà quản lý cần quan tâm đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng một cách đồng bộ, hợp lý, khoa học và phù hợp với điều kiện quả địa phương.

1.2.3.3. Chiến lược, quy hoạch, kế hoạch của Nhà nước

Chiến lược, quy hoạch, kế hoạch của Nhà nước là một phần rất quan trọng tác động đến hiệu quả của quản lý nói chung, QLXH đối với các làng nghề nói riêng. Có chiến lược, quy hoạch, kế hoạch cụ thể, rõ ràng, làng nghề mới đủ điều kiện để phát triển bền vững; có điều kiện xây dựng được môi trường, áp dụng được công nghệ hiện đại vào sản xuất, nâng cao năng lực cạnh tranh. Mặt khác,

có chiến lược, quy hoạch Nhà nước mới kiểm tra, kiểm soát được sự phát triển của làng nghề cũng như tạo ra phát thải làng nghề, từ đó có chính sách điều chỉnh phù hợp.

Quy hoạch và kế hoạch là hai công cụ quản lý vĩ mô của Nhà nước để điều hành nền kinh tế theo mục tiêu đã chọn. Nhờ đó mà đề ra giải pháp kỹ thuật và công nghệ, huy động, sử dụng nguồn vốn, nhân lực, thị trường phù hợp với thực tế khách quan, xây dựng phương án khôi phục và phát triển làng nghề. Làm tốt công tác xây dựng kế hoạch, quy hoạch phát triển làng nghề trên cơ sở đánh giá khách quan thực trạng sẽ giúp các nhà quản lý thuận lợi hơn trong các bước tiếp theo của quá trình quản lý.

1.2.3.4. Pháp luật, cơ chế, chính sách của Đảng và Nhà nước

Thông qua hệ thống pháp luật, Nhà nước tuyên bố các quyền và nghĩa vụ của các chủ thể hoạt động trong làng nghề, đồng thời cũng quy định quyền và nghĩa vụ của các cơ quan quản lý đối với các làng nghề. Nếu hệ thống pháp luật đầy đủ và phù hợp sẽ khuyến khích làng nghề phát triển, tạo thuận lợi cho việc quản lý các làng nghề. Ngược lại, hệ thống pháp luật lạc hậu, không đầy đủ, không phù hợp điều kiện thực tế sẽ cản trở sự phát triển của các làng nghề, không là hành lang pháp lý vững chắc cho công tác QLXH đối với các làng nghề.

Bên cạnh đó, hệ thống cơ chế, chính sách của Đảng và Nhà nước có ảnh hưởng rất lớn đến sự phát triển hay suy vong của các làng nghề. Cơ chế, chính sách phù hợp với điều kiện thực tiễn sẽ thúc đẩy làng nghề phát triển và ngược lại. Cơ chế là định hướng, chủ trương của Đảng gắn liền với ý chí chủ quan của con người. Chủ trương, định hướng được xác định trên cơ sở khoa học và thực tiễn mới tạo ra cơ chế khác quan, phù hợp qui luật và tác động tích cực đến làng

nghề. Chính sách là cụ thể hóa của cơ chế nhằm hướng dẫn, hỗ trợ các hoạt động của làng nghề đi đúng hướng, đúng quỹ đạo. Cơ chế, chính sách tác động lên quá trình QLXH đối với các làng nghề thông qua quá trình xây dựng và tổ chức thực hiện các chính sách nhằm phát triển bền vững làng nghề.

1.2.3.5. Trình độ, năng lực của các cơ quan quản lý và các tổ chức chính trị - xã hội, xã hội- nghề nghiệp trong tham gia quản lý xã hội đối với làng nghề.

Các làng nghề thường gắn liền với việc sử dụng đất, cơ sở hạ tầng, khai thác nguyên vật liệu thiên nhiên, trong đó có nhiều nội dung liên quan đến quản lý theo lãnh thổ của chính quyền địa phương, quản lý theo lĩnh vực của cơ quan chức năng như vấn đề xúc tiến thương mại, đầu tư, vấn đề bảo vệ môi trường làng nghề. Chính vì thế, năng lực, trình độ và nhãn quan của cấp chính quyền địa phương cùng các cơ quan quản lý chức năng có ảnh hưởng rất lớn đến QLXH đối với các làng nghề.

Trong quá trình tham gia QLXH các làng nghề, các tổ chức CT-XH, XH- NN cũng đã và đang thể hiện vai trò rất quan trọng trong việc đoàn kết, tập hợp hội viên làng nghề; tuyên truyền vận động thực hiện tốt đường lối, chủ trương, chính sách, pháp luật của Đảng và Nhà nước; tham gia đóng góp xây dựng quy hoạch, kế hoạch, chính sách đối với làng nghề, thực hiện chức năng giám sát và phản biện xã hội. Vì vậy, trình độ, năng lực cũng như sự tận tâm của các tổ chức này ảnh hưởng rất lớn đến hiệu quả QLXH đối với các làng nghề.

Một phần của tài liệu LUẬN VĂN QLXH LÀNG NGHỀ ở Đồng Tháp (Trang 39 - 43)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(125 trang)