Những kết quả chủ yếu đã đạt được trong quản lý xã hội đối với làng nghề trong tỉnh Đồng Tháp thời gian qua

Một phần của tài liệu LUẬN VĂN QLXH LÀNG NGHỀ ở Đồng Tháp (Trang 87 - 89)

làng nghề trong tỉnh Đồng Tháp thời gian qua

Quá trình QLXH đối với làng nghề trên địa bàn Tỉnh trong những năm qua đã có những tác động tích cực đối với sự phát triển của các làng nghề, đã có sự chuyển biến rõ rệt về số lượng cũng như chất lượng các làng nghề. Đến năm 2016, Đồng Tháp đã có 43 làng nghề được công nhận, thu hút 7.738 cơ sở làm nghề, giải quyết việc làm cho trên 19.345 lao động nông thôn, giá trị sản lượng ngành nghề nông thôn đạt 652.241 triệu đồng. [41] Bên cạnh đó, các làng nghề cũng góp phần thúc đẩy các loại hình dịch vụ phục vụ cho ngành vận tải, thông tin liên lạc…và góp phần chuyển dịch cơ cấu nông thôn, hình thành các cụm dân cư đông đúc, góp phần đô thị hóa nông thôn.

Nhận thức của đội ngũ cán bộ, quản lý về vai trò và tầm quan trọng của làng nghề cũng như vai trò của QLXH đối với việc bảo tồn và phát triển các làng nghề đã được nâng lên. Cấp ủy, HĐND, UBND các cấp và các cơ quan ban ngành đã ngày càng khẳng định vị trí, vai trò quan trọng đối với bảo tồn và phát triển các làng nghề, được thể hiện thông qua sự quan tâm lãnh chỉ đạo, các cơ chế, chính sách phát triển làng nghề được ban hành và tổ chức thực hiện kịp thời. Bởi vì, các làng nghề đã khai thác và phát huy những nguồn lực có sẵn của tỉnh, có những đóng góp tích cực trong quá trình phát triển kinh tế - xã hội, giữ gìn bản sắc văn hóa, đóng góp cho phát triển du lịch và tạo dựng hình ảnh của địa phương.

Kết quả phát triển của các làng nghề trong tỉnh thời gian qua là sự tác động qua lại và tương hỗ giữa các cơ quan quản lý và chính bản thân các làng nghề. Các làng nghề, người dân nói chung và người lao động, sản xuất trong các làng nghề cũng đã nhận thức rõ tầm quan trọng của làng nghề, của những việc

mình đang làm. Vì thế đã có sự tập trung đầu tư hơn vào ngành nghề của mình, thường xuyên học tập, trao dồi kỹ năng, phát huy những lợi thế sẵn có, tranh thủ những cơ chế, chính sách trong phát triển làng nghề của tỉnh.

Công tác xây dựng và tổ chức thực hiện cơ chế, chính sách đối với phát triển làng nghề đã được quan tâm. Bên cạnh việc phổ biến và tổ chức thực hiện tốt những quy định, chính sách đã được nhà nước ban hành, nhận thức được tầm quan trọng và tác động của cơ chế, chính sách đối với sự phát triển của làng nghề, tỉnh Đồng Tháp đã ban hành nhiều quy định, chính sách nhằm thúc đẩy các làng nghề phát triển như: Quy hoạch phát triển ngành nghề và làng nghề TTCN tỉnh Đồng Tháp đến năm 2010; chính sách ưu đãi và khuyến khích đầu tư bổ sung áp dụng trên địa bàn tỉnh Đồng Tháp; chính sách đào tạo nghề lao động nông thôn giai đoạn 2011 – 2020; chính sách đầu tư cơ sở hạ tầng, trang thiết bị, vay vốn, giảm thuế cho các làng nghề; quy định về công nhận và quản lý nghề truyền thống, làng nghề, làng nghề truyền thống trên địa bàn tỉnh Đồng Tháp...

Quá trình QLXH đối với làng nghề đã có sự tham gia tích cực của các tổ chức CT-XH: MTTQ, Hội Phụ nữ, Hội Nông dân, Đoàn Thanh niên… cũng như các Hội nghề nghiệp: Hội làm nghề hoa kiểng, Hội làm nghề Bột, Hội thợ dệt... trong quản lý phát triển làng nghề. Các tổ chức này đã tham gia nhiều khâu trong quá trình bảo tồn và phát triển các làng nghề như: phối hợp dạy nghề, truyền nghề; vận động tham gia bảo tồn giá trị văn hóa làng nghề, phát triển làng nghề gắn với du lịch; hỗ trợ chuyển giao và ứng dụng tiến bộ khoa học phát triển làng nghề; hỗ trợ phát triển sản phẩm tiêu biểu; hỗ trợ công tác đào tạo nguồn nhân lực và xúc tiến thương mại; đặc biệt là công tác huy động nguồn vốn hỗ trợ ngành nghề, làng nghề nông thôn và công tác vận động làng nghề tham gia bảo vệ môi trường.

Một phần của tài liệu LUẬN VĂN QLXH LÀNG NGHỀ ở Đồng Tháp (Trang 87 - 89)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(125 trang)