Quan điểm phát triển các làng nghề ở tỉnh Đồng Tháp trong thời gian tớ

Một phần của tài liệu LUẬN VĂN QLXH LÀNG NGHỀ ở Đồng Tháp (Trang 96 - 100)

triển các làng nghề ở tỉnh Đồng Tháp trong thời gian tới

3.1.1. Quan điểm phát triển các làng nghề ở tỉnh Đồng Tháp trong thời gian tới gian tới

Thứ nhất, phát triển làng nghề phải gắn với chiến lược phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh.

Cho đến nay, Đồng Tháp vẫn là một tỉnh nghèo, đời sống nhân dân còn gặp nhiều khó khăn, mức thu nhập thấp so với mức bình quân chung của cả nước. Chuyển dịch cơ cấu kinh tế còn chậm, nông nghiệp vẫn là ngành chủ yếu trong kinh tế của tỉnh. Vì vậy, trong thời gian tới để đẩy mạnh quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế của tỉnh theo hướng CNH, HĐH là phát triển mạnh các làng nghề do đó Tỉnh uỷ đã đưa ra nghị quyết số 07 - NQ/ TU ngày 03/07/2015 của Ban Thường vụ Tỉnh uỷ Đồng Tháp về phát triển CN - TTCN, làng nghề ở nông thôn giai đoạn 2015-2020. Giá trị sản xuất công nghiệp - TTCN, làng nghề trên địa bàn nông thôn giai đoạn 2015-2020 tăng bình quân 25%/năm trở lên, đến năm 2020 đạt mức 35.000 tỷ đồng, chiếm tỷ trọng 55% trở lên trong tổng giá trị sản xuất công nghiệp toàn tỉnh. Đến năm 2020, phấn đấu 100% số xã trong chương trình xây dựng nông thôn mới của tỉnh có nghề, làng nghề, sản phẩm chủ yếu, có giá trị sản xuất CN - TTCN từ 25% trở lên; 100% làng nghề hiện có đạt tiêu chí làng nghề của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn. Giải quyết thêm

việc làm cho khoảng 60.000 lao động, đưa tổng số lao động sản xuất CN - TTCN ở khu vực nông thôn lên 240.000 người.

Có thể khẳng định phát triển các làng nghề là con đường phát huy được những lợi thế của địa phương, vừa hiệu quả, vừa nhanh chóng đạt được các mục tiêu của quá trình CNH, HĐH nông nghiệp, nông thôn và xây dựng nông thôn mới. Vì vậy, trong chiến lược quy hoạch phát triển kinh tế xã hội của tỉnh, phải xác định phát triển làng nghề chiếm vị trí quan trọng, có tính chất lâu dài. Từ đó để có chính sách đúng đắn tạo động lực để làng nghề phát triển bền vững. Phát triển làng nghề, các CCN làng nghề phải gắn liền với quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội chung của tỉnh, đi đôi với phát triển thương mại và dịch vụ. Việc phát triển các làng nghề đòi hỏi phải có sự gắn kết với kế hoạch, quy hoạch chung thì mới khai thác triệt để điều kiện tự nhiên, kinh tế, xã hội của xã, huyện, vùng phân bổ hài hoà và sử dụng hợp lý các nguồn lực, tạo ra sự hỗ trợ lẫn nhau, tạo điều kiện cho các cơ sở đầu tư phát triển sản xuất ổn định.

Thứ hai, phát triển làng nghề phải đặt trong xu thế toàn cầu hóa và hội nhập quốc tế.

Quá trình toàn cầu hóa và hội nhập kinh tế quốc tế đang diễn ra mạnh mẽ tác động toàn diện đến đời sống kinh tế của các quốc gia, nên không thể nào không tác động đến các làng nghề, đòi hỏi các cơ quan quản lý và làng nghề phải tập trung đầu tư, đổi mới công nghệ, nâng cao chất lượng, hạ giá thành, đa dạng hóa sản phẩm để tăng sức cạnh tranh trên thị trường. Các làng nghề phải biết tận dụng tốt nhất lợi thế của địa phương, đồng thời biết khai thác, tranh thủ các nguồn lực của Trung ương, của các tỉnh bạn, của đầu tư nước ngoài để sản xuất ra những sản phẩm có thế mạnh và được thị trường chấp nhận. Đồng thời, các làng nghề ở Đồng Tháp phải biết dựa vào lợi thế của mình để thu hút công nghệ

cao từ bên ngoài một cách có hiệu quả, tích cực tham gia vào quá trình phân công lao động quốc tế. Có như vậy, các sản phẩm của làng nghề mới mở rộng thị trường ra toàn quốc và có cơ hội xuất khẩu ra nước ngoài.

Việc phát triển các làng nghề ở Đồng Tháp hiện nay cần được đặt trong bối cảnh nền kinh tế cả nước đang chủ động hội nhập quốc tế. Điều đó có nghĩa là các sản phẩm làng nghề tới đây phải thực sự hướng về xuất khẩu và phải có khả năng cạnh tranh mạnh. Các làng nghề của cả nước nói chung, ở Đồng Tháp nói riêng phải có những hướng đi đúng để hội nhập thành công. Hội nhập kinh tế quốc tế vừa là cơ hội, vừa là thách thức đối với các làng nghề, nó buộc các làng nghề phải thay đổi để không bị bỏ lại phía sau.

Thứ ba, phát triển làng nghề phải gắn với việc giải quyết việc làm cho người lao động tại địa phương.

Đồng Tháp là một tỉnh nông nghiệp, có đến 90% dân cư sống ở khu vực nông thôn và chiếm trên 80% số lao động. Với lực lương lao động đông, thu nhập bình quân trên đầu người thấp, thời gian nông nhàn lớn và tình trạng lực lương lao động nông thôn “ly hương”, ra các thành phố lớn tìm kiếm việc làm ngày càng nhiều đang là những vấn đề bức xúc hiện nay. Đó là tình trạng thất nghiệp, ảnh hưởng tới an ninh, ô nhiễm môi trường và các khó khăn khác trong việc đáp ứng các dịch vụ công cộng ở đô thị. Vì vậy, phát triển các làng nghề gắn với với việc giải quyết việc làm cho người lao động tại địa phương, đặc biệt là lực lượng lao động nông nhàn là một yêu cầu cấp thiết hiện nay.

Việc phát triển làng nghề ở Đồng Tháp là góp phần tạo ra công ăn việc làm cho người lao động ngay tại địa phương, thực hiện chuyển dịch cơ cấu lao động bằng cách chuyển một bộ phận lao động nông nghiệp sang các hoạt động phi nông nghiệp theo quan điểm “ly nông bất ly hương”. Do vậy, phục hồi và

phát triển các làng nghề giải quyết không chỉ các vấn đề kinh tế mà cả vấn đề xã hội rất bức xúc đang đặt ra ở nông thôn Đồng Tháp.

Thứ tư, phát triển các làng nghề phải dựa trên sự kết hợp hài hòa các yếu tố truyền thống với hiện đại; dân tộc với quốc tế; giữ gìn bản sắc văn hóa riêng với những giá trị văn hóa, thẩm mỹ của nhân loại.

Các làng nghề hiện nay để tồn tại và phát triển được cần phải đổi mới trang thiết bị, ứng dụng rộng rãi các tiến bộ của khoa học công nghệ, tuy nhiên cần phải đảm bảo nguyên tắc kết hợp chặt chẽ với những giá trị của truyền thống, để vừa nâng cao năng suất lao động, chất lượng sản phẩm, vừa đảm bảo giữ được tính chất truyền thống và giá trị của các sản phẩm đặc thù của các làng nghề.

Phát triển kinh tế - xã hội luôn là mục tiêu hàng đầu của mọi chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước hiện nay. Việc khôi phục, bảo tồn và phát triển các làng nghề cũng không nằm ngoài mục tiêu ấy. Trong quá trình đó, việc giữ gìn các giá trị văn hóa của làng nghề, kết hợp hài hòa các yếu tố truyền thống với hiện đại, bảo vệ, tôn tạo các di tích, không gian làng nghề, phát triển các phong tục tập quán tốt đẹp, giữ gìn bản sắc văn hóa riêng của các làng nghề là một phần không thể thiếu. Đây là một yêu cầu cấp thiết nhưng cũng hết sức khó khăn, việc thực hiện tốt yêu cầu này sẽ góp phần quyết định sự phát triển của làng nghề.

Thứ năm, phát triển các làng nghề phải quán triệt quan điểm gắn với việc bảo vệ môi trường

Cùng với phát triển kinh tế, văn hoá thì phát triển làng nghề, CCN làng nghề phải gắn liền với bảo vệ môi trường. Vì rõ ràng sự phát triển kinh tế nói chung, phát triển làng nghề nói riêng có quan hệ tỷ lệ thuận với ô nhiễm môi

trường. Nếu không xử lý chất thải, bảo vệ môi trường thì sẽ gây ảnh hưởng trực tiếp đến môi trường sinh thái, tới đời sống sản xuất, sinh hoạt và sức khoẻ của người dân làng nghề và của cộng đồng. Vì vậy, vấn đề đảm bảo môi trường phải được coi là mục tiêu quan trọng trong quá trình phát triển làng nghề, là một yếu tố quan trọng trong sự phát triển bền vững đối với nông thôn nói chung và các làng nghề nói riêng.

Các làng nghề trong cả nước nói chung và ở Đồng Tháp nói riêng hiện nay, tình trạng ô nhiễm môi trường đang ngày càng ở mức nghiêm trọng. Việc khôi phục, bảo tồn và phát triển các làng nghề sẽ không còn ý nghĩa nếu môi trường sống ở đó bị phá hủy, ô nhiễm nặng nề, gây tác hại nghiêm trọng đến đời sống và sức khỏe của người dân. Do vậy, phát triển làng nghề cần phải có kế hoạch và biện pháp bảo vệ môi trường hiệu quả.

Một phần của tài liệu LUẬN VĂN QLXH LÀNG NGHỀ ở Đồng Tháp (Trang 96 - 100)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(125 trang)