Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng, quản lý của Nhà nước đối với các làng nghề

Một phần của tài liệu LUẬN VĂN QLXH LÀNG NGHỀ ở Đồng Tháp (Trang 102 - 104)

cầu nối gắn kết giữa cơ quan quản lý với các làng nghề, góp phần bảo tồn và thúc đẩy các làng nghề phát triển bền vững.

Sáu là, nâng cao năng lực của đội ngũ lãnh đạo, quản lý liên quan đến hoạt động của các làng nghề để đội ngũ này nắm chắc thực trạng phát triển các làng nghề trên địa bàn, có đủ năng lực trong công tác xây dựng quy hoạch, kế hoạch, tổ chức thực hiện chính sách, thanh tra, kiểm tra, xử lý vi phạm liên quan đến hoạt động của làng nghề. Trình độ, năng lực của đội ngũ lãnh đạo, quản lý góp phần quyết định đến sự phát triển của các làng nghề.

3.2. Một số giải pháp tăng cường quản lý xã hội nhằm phát triển làng nghề ở tỉnh Đồng Tháp thời gian tới nghề ở tỉnh Đồng Tháp thời gian tới

3.2.1. Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng, quản lý của Nhà nước đối với các làng nghề các làng nghề

Để các làng nghề phát triển bền vững trong điều kiện hiện nay, cần tăng cường sự lãnh, chỉ đạo trực tiếp của cấp uỷ Đảng đối với hoạt động của chính quyền các cấp trong công tác quản lý làng nghề, thường xuyên nắm bắt tình hình và đưa ra những chủ trương, chỉ đạo đúng đắn, kịp thời, phù hợp với điều kiện cụ thể của địa phương nhằm định hướng cho các làng nghề phát triển theo đúng

mục tiêu, đóng góp vào sự phát triển kinh tế - xã hội của địa phương. Nâng cao chất lượng công tác chỉ đạo xây dựng chiến lược, chính sách phát triển làng nghề sát với thực tế, đảm bảo tính định hướng cho hoạt động quản lý và phải mang tính khả thi cao.

Các cấp ủy Đảng cần nâng cao chất lượng công tác giám sát đối với hoạt động quản lý các làng nghề trên địa bàn Tỉnh Đồng Tháp thông qua các tổ chức cơ sở đảng, đảng viên thực hiện các nhiệm vụ liên quan đến công tác quản lý các làng nghề. Công tác giám sát cần được thực hiện thường xuyên với các hình thức giám sát đa dạng, phù hợp thực tiễn. Khi cần thiết, có thể thực hiện giám sát chuyên biệt bằng cách thành lập các tổ giám sát khi phát hiện những dấu hiệu bất thường, vi phạm để kịp thời xử lý.

Song song với việc tăng cường sự lãnh đạo của Đảng, cần tăng cường quản lý của Nhà nước đối với các làng nghề vì sự quản lý của Nhà nước có vai trò rất quan trọng trong phát triển các làng nghề, có thể kể đến việc: đổi mới thể chế, chính sách; xây dựng các quy hoạch, kế hoạch; giải quyết các nhu cầu về mặt bằng, vốn, về tìm kiếm thị trường, về ứng dụng công nghệ và kỹ năng quản lý, về đào tạo và bồi dưỡng nguồn nhân lực, tôn vinh nghệ nhân, về khắc phục ô nhiễm môi trường,…Cần phải coi việc hướng dẫn, giúp đỡ phát triển các làng nghề là trách nhiệm của các cấp chính quyền từ Tỉnh đến xã và các ban ngành có liên quan.

Cần có sự thống nhất trong quản lý làng nghề, tập trung về một đầu mối, thực hiện chỉ đạo, hướng dẫn hoạt động đối với các làng nghề, tránh sự chồng chéo giữa các cơ quan, ban ngành trong quản lý làng nghề. Cụ thể, Tỉnh Đồng Tháp cần hoàn toàn giao Sở NN&PTNT thống nhất quản lý nhà nước về làng nghề theo Nghị định 66/2006/NĐ-CP ngày 07 tháng 7 năm 2006 của Chính phủ

về phát triển ngành nghề nông thôn; Sở Công Thương quản lý chuyên ngành, hỗ trợ hình thành Ban quản lý các làng nghề; Sở Tài nguyên và Môi trường thực hiện các nhiệm vụ về bảo vệ môi trường làng nghề. Phân bổ 01 cán bộ cho cấp xã chuyên phụ trách ngành nghề nông thôn, làng nghề để triển khai các quy định của pháp luật về ngành nghề nông thôn, làng nghề, bảo vệ môi trường làng nghề… cũng như thực hiện công tác quản lý về lĩnh vực này. Đồng thời, cần tăng cường công tác phối hợp giữa các Sở, ban ngành liên quan, và các địa phương trong xây dựng kế hoạch, cụ thể hóa các chương trình, đề án phát triển làng nghề, nghề truyền thống trên địa bàn Tỉnh; củng cố đội ngũ cán bộ làm công tác quản lý về làng nghề, nghề truyền thống.

Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng, quản lý của Nhà nước đối với làng nghề ở Đồng Tháp hiện nay cần chú trọng đến cấp cơ sở là xã, phường, thị trấn, nơi có làng nghề hoạt động. Thường xuyên theo dõi, quan tâm giúp đỡ, tháo gỡ khó khăn, đồng thời kiểm tra, kiểm soát hoạt động của các hộ làm nghề, làng nghề và các đơn vị sản xuất, doanh nghiệp nhằm uốn nắn kịp thời những mặt yếu kém, lệch lạc và có hình thức xử lý thích đáng đối với các trường hợp vi phạm pháp luật.

Một phần của tài liệu LUẬN VĂN QLXH LÀNG NGHỀ ở Đồng Tháp (Trang 102 - 104)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(125 trang)