Thực trạng xây dựng kế hoạch, quy hoạch phát triển làng nghề

Một phần của tài liệu LUẬN VĂN QLXH LÀNG NGHỀ ở Đồng Tháp (Trang 62 - 69)

Sự phát triển của làng nghề ở tỉnh Đồng Tháp trong suốt một thời gian dài vẫn là sự phát triển nhỏ lẻ, tự phát và chưa có định hướng rõ ràng. Trong khi hiệu quả kinh tế, văn hóa, xã hội mà các làng nghề đem lại là không nhỏ. Nhận thức rõ điều này, để thúc đẩy các làng nghề nông thôn phát triển bền vững, tỉnh Đồng Tháp đã chú trọng công tác xây dựng quy hoạch, kế hoạch nhằm bảo tồn

và phát triển các làng nghề ở địa phương. Để có cơ sở cho việc quy hoạch phát triển các làng nghề, ngày 18 tháng 3 năm 2005, UBND Tỉnh Đồng Tháp đã ban hành Quyết định số 37/2005/QĐ-UBND về việc ban hành quy định Tiêu chí làng nghề TTCN. Cùng với sự thay đổi và phát triển nhanh chóng của các làng nghề trên địa bàn, để có cơ sở pháp lý rõ ràng hơn đối với các làng nghề đang hoạt động, ngày 13 tháng 12 năm 2016, UBND tỉnh Đồng Tháp đã ban hành Quyết định số 60/2016/QĐ-UBND quy định về công nhận và quản lý nghề truyền thống, làng nghề, làng nghề truyền thống trên địa bàn tỉnh Đồng Tháp. Trong quyết định này đã quy định rõ về nội dung, tiêu chí, trình tự thủ tục công nhận và quản lý nghề truyền thống, làng nghề, làng nghề truyền thống trên địa bàn tỉnh Đồng Tháp. ( xem phụ lục 2).

Theo quy định về việc công nhận và quản lý các làng nghề do UBND Tỉnh ban hành, các địa phương có làng nghề hoạt động đã thực hiện các thủ tục theo quy định để được xem xét công nhận. Tính đến cuối năm 2017, Tỉnh Đồng Tháp đã có 43 làng nghề được công nhận. Việc công nhận các làng nghề có vai trò rất quan trọng, đây là cơ sở để lập quy hoạch và xây dựng các kế hoạch bảo tồn và phát triển các làng nghề. Trên cơ sở quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội của địa phương, ngày 19 tháng 5 năm 2005 UBND tỉnh Đồng Tháp ban hành quyết định số 1577/QĐ-UBND.HC phê duyệt quy hoạch phát triển ngành nghề và làng nghề thủ công. Đây là cơ sở để tỉnh hình thành các cơ chế, chính sách hỗ trợ cho các làng nghề. Đồng thời, rà soát, chọn lọc phát triển các nghề và làng nghề phù hợp với tình hình kinh tế xã hội địa phương.

Việc xây dựng Quy hoạch bảo tồn, khôi phục và phát triển các làng nghề tại tỉnh Đồng Tháp được xây dựng trên cơ sở Quyết định 2636/QĐ-BNNPTNT ngày 31/10/2011 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về việc phê duyệt

chương trình bảo tồn và phát triển làng nghề và căn cứ vào thực trạng phát triển các làng nghề tại tỉnh Đồng Tháp. Trong những năm gần đây, việc xây dựng quy hoạch, kế hoạch phát triển các làng nghề được UBND Tỉnh Đồng Tháp giao cho Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn chủ trì thực hiện, phối kết hợp với các sở ban hành khác xây dựng kế hoạch bảo tồn và phát triển các làng nghề, trình lên UBND Tỉnh xem xét, quyết định. Tại công văn số 686/UBND-KTN ngày 30 tháng 10 năm 2005, UBND Tỉnh Đồng Tháp đã có ý kiến chỉ đạo: “Giao Sở NN&PTNN thực hiện nhiệm vụ quản lý nhà nước về lĩnh vực ngành nghề nông thôn trên địa bàn tỉnh. Sở NN&PTNN chịu trách nhiệm chủ trì, phối hợp các đơn vị, địa phương liên quan đẩy mạnh thực hiện các chính sách phát triển làng nghề nông thôn, Chương trình Bảo tồn và phát triển làng nghề; căn cứ khung chính sách của Nhà nước, phối hợp Sở Tài chính, Sở Công Thương tham mưu UBND Tỉnh xây dựng chính sách hỗ trợ theo từng đối tượng làng nghề”. Đồng thời, “Giao Sở TN&MT tổ chức phổ biến, tuyên truyền thực hiện công tác bảo vệ môi trường, tác hại của ô nhiễm môi trường với sức khỏe con người đến các đối tượng sản xuất kinh doanh tại làng nghề; phối hợp Sở Tài chính tham mưu UBND Tỉnh bố trí vốn xử lý ô nhiễm môi trường ở các làng nghề”.

Thực hiện chỉ đạo của UBND Tỉnh, Sở NN&PTNN đã tiến hành rà soát, thống kê, xem xét tình hình hoạt động của các làng nghề trên địa bàn tỉnh thông qua UBND các huyện, thị xã, thành phố; Chi cục Phát triển Nông thôn, Phòng Kinh tế; Phòng Nông nghiệp và phát triển nông thôn các huyện, thị, thành. Ngày 26 tháng 02 năm 2016, sở NN & PTNT tỉnh Đồng Tháp đã ban hành công văn số 118/SNN-PTNT yêu cầu các huyện, thị xã, thành phố trong Tỉnh thực hiện rà soát lại tình hình hoạt động của các làng nghề trên địa bàn. Trên cơ sở kết quả rà soát, báo cáo thống kê, cùng sự phối kết hợp với Sở Công thương, Sở Tài

nguyên Môi trường, Sở LĐTBXH và các ban ngành khác, Sở NN&PTNN đã xây dựng kế hoạch nhằm bảo tồn và phát triển các làng nghề trình UBND Tỉnh xem xét quyết định. Đến ngày 09 tháng 01 năm 2017, UBND Tỉnh Đồng Tháp đã ban hành kế hoạch số 04/KH – UBND về việc bảo tồn và phát triển nghề truyền thống, làng nghề, làng nghề truyền thống giai đoạn 2017 - 2020 trên địa bàn tỉnh Đồng Tháp.

Kế hoạch này đã chỉ rõ thực trạng và kết quả phát triển các làng nghề ở Tỉnh Đồng Tháp trong thời gian qua, đánh giá những kết quả đạt được, những mặt còn tồn tại, hạn chế và đưa ra mục tiêu, nội dung nhằm bảo tồn và phát triển các làng nghề trên địa bàn Tỉnh trong thời gian tới. Cụ thể:

Về mục tiêu : Bảo tồn và phát triển nghề truyền thống hiện có, phát triển thêm các nghề truyền thống mới làm nòng cốt cho công tác bảo tồn và phát triển các giá trị văn hóa truyền thống, góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông thôn theo hướng giảm dần tỷ trọng nông nghiệp; tạo việc làm cho lao động nông thôn, góp phần nâng cao thu nhập cho người dân.

Về nội dung : Tập trung xây dựng nhãn hiệu các sản phẩm nghề truyền thống; xây dựng vùng nguyên liệu, đào tạo nguồn nhân lực, đẩy mạnh cơ giới hóa trong sản xuất, tìm kiếm thị trường tiêu thụ, xử lý ô nhiễm môi trường,… góp phần nâng cao hiệu quả và chất lượng sản phẩm, cụ thể:

Thứ nhất, bảo tồn và phát triển nghề truyền thống: nghề dệt chiếu, đan mê bồ, đóng xuồng ghe, trồng hoa kiểng, sản xuất bột,…

Thứ hai, phát triển các nghề truyền thống: tiếp tục bồi dưỡng và công nhận 14 làng nghề, làng nghề truyền thống đến năm 2020.

- Xây dựng khu trưng bày sản phẩm và bán sản phẩm lưu niệm nghề đóng xuồng ghe, dệt, đan, các sản phẩm từ hoa cỏ khô, chổi,… kết hợp phục vụ du khách trong các tour du lịch văn hóa làng nghề và du lịch mua sắm.

- Nghiên cứu phát triển nghề trồng hoa kiểng, sản xuất bột gắn với du lịch nhà cổ Huỳnh Thủy Lê, thành phố Sa Đéc.

- Phát triển làng nghề bánh tráng, nem, đóng xuồng ghe, đan bội, đan cần xé, đan lờ lợp gắn với phát triển du lịch sinh thái vườn quýt hồng Lai Vung, huyện Lai Vung.

- Khôi phục phát triển nghề đan mê bồ tại thành phố Cao Lãnh, gắn du lịch văn hóa về nguồn, thăm khu di tích cụ Phó Bảng Nguyễn Sinh Sắc.

- Phát triển các nghề làm khô cá lóc, làm dưa kiệu tại huyện Tam Nông, gắn với du lịch sinh thái Vườn Quốc gia Tràm Chim, huyện Tam Nông.

- Khôi phục phát triển các nghề dệt chiếu, đan lục bình, gắn du lịch văn hóa về nguồn, thăm khu di tích Xẻo Quýt, huyện Cao Lãnh và khu di tích Gò Tháp, huyện Tháp Mười.

Thứ tư phát triển nghề mới:

- Phát triển nghề trồng nấm rơm ở các huyện có vùng lúa tập trung như Tam Nông, Tháp Mười, Lai Vung,...

- Phát triển nghề làm khô, mắm ở huyện Tam Nông, thị xã Hồng Ngự. - Nghiên cứu phát triển dịch vụ mua bán, kết hợp kêu gọi đầu tư nhà máy chế biến xoài tại huyện Cao Lãnh, nhãn tại huyện Châu Thành.

Bên cạnh việc lập quy hoạch, xây dựng kế hoạch nhằm bảo tồn và phát triển các làng nghề, Tỉnh Đồng Tháp cũng rất quan tâm đến việc quy hoạch các khu, CCN với mục tiêu đưa các làng nghề sản xuất nhỏ lẻ, gây ô nhiễm môi trường vào các khu, CCN, TTCN, vừa có thể áp dụng khoa học công nghệ vào

sản xuất, vừa giải quyết được vấn đề xử lý chất thải, ô nhiễm môi trường. Về quy hoạch các khu CCN, khu sản xuất, chăn nuôi tập trung để di đời các cơ sở trong làng nghề gây ô nhiễm môi trường. Hiện nay tỉnh đã quy hoạch 3 KCN, 31 CCN, cụ thể như sau:

+ KCN Sa Đéc: được thành lập theo Quyết định số 699/QĐ-TTg ngày 10/8/1998 của Thủ tướng Chính phủ về việc thành lập và phê duyệt dự án đầu tư xây dựng hạ tầng kỹ thuật KCN Sa Đéc, tỉnh Đồng Tháp và Công văn số 689/TTg-KTN ngày 07/4/2006 của Thủ tướng Chính phủ về việc điều chỉnh và mở rộng KCN Sa Đéc, Đồng Tháp. KCN Sa Đéc nằm sát Quốc lộ 80, thuộc thành phố Sa Đéc cạnh sông Tiền với cầu cảng có khả năng tiếp nhận tàu 5.000 tấn, được quy hoạch đa ngành nghề với tổng diện tích 323 ha. Dự án xây dựng cơ sở hạ tầng của KCN Sa Đéc đã được phê duyệt báo cáo đánh giá tác động môi trường theo quyết định số 1934/QĐ- MTg ngày 14 tháng 11 năm 1997 của Bộ Khoa học, Công nghệ và Môi trường. KCN Sa Đéc do Công ty cổ phần Đầu tư phát triển nhà và KCN Đồng Tháp làm chủ đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng.

+ KCN Trần Quốc Toản: được thành lập theo Công văn số 1104/TTg- KTN ngày 08 tháng 8 năm 2005 của Thủ tướng Chính phủ về việc dự án KCN Trần Quốc Toản, Đồng Tháp. KCN Trần Quốc Toản được quy hoạch đa ngành nghề bao gồm: chế biến lương thực, thực phẩm, sản xuất hàng tiêu dùng, cơ khí chế tạo máy móc, Công nghiệp vật liệu xây dựng. Dự 5 án xây dựng cơ sở hạ tầng của KCN Trần Quốc Toản đã được phê duyệt báo cáo đánh giá tác động môi trường theo Quyết định số 1935/QĐ-MTg ngày 14/11/1997 của Bộ Khoa học, Công nghệ và Môi trường. KCN Trần Quốc Toản có tổng diện tích là 180 ha (giai đoạn 1 đã thực hiện đầu tư 58 ha) do Công ty trách nhiệm hữu hạn Một

thành viên Xây lắp và Vật liệu xây dựng Đồng Tháp làm chủ đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng.

+ KCN Sông Hậu: được thành lập theo Quyết định 252/QĐ-UBND.HC ngày 06/3/2009 của UBND tỉnh Đồng Tháp trên cơ sở Quyết định 1107/QĐ-TTg ngày 21/8/2006 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Quy hoạch phát triển các KCN ở Việt Nam đến năm 2015 và định hướng đến năm 2020. KCN Sông Hậu nằm tại xã Tân Thành, huyện Lai Vung, tỉnh Đồng Tháp, cách thành phố Sa Đéc 19 km, thuận lợi về giao thông thủy bộ nhờ tiếp giáp với sông Hậu, cách cảng Cần Thơ 25 km. Dự án xây dựng cơ sở hạ tầng của KCN sông Hậu (giai đoạn 1) đã được phê duyệt báo cáo đánh giá tác động môi trường theo quyết định số 226/QĐ- TNMT ngày 04/10/2005 của Giám đốc Sở TN&MT. KCN Sông Hậu triển khai giai đoạn 1 với diện tích 63,21 ha, do Công ty cổ phần DOCIMEXCO làm chủ đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng.

Bên cạnh đó, Tỉnh đã lập quy hoạch tổng thể 31 CCN, với tổng diện tích 1.509 ha, trong đó: Có 15 CCN, với tổng diện tích 583 ha được hình thành và đi vào hoạt động trước khi Quy chế quản lý CCN ban hành kèm theo Quyết định số 105/2009/QĐ-TTg ngày 19/8/2009 của Thủ tướng Chính phủ. UBND tỉnh ban hành Quyết định thành lập 13 CCN, với tổng diện tích 496 ha. Có 11 CCN được lập Quy hoạch định hướng với tổng diện tích 567 ha để xúc tiến kêu gọi đầu tư đến năm 2020. Còn lại 05 CCN với tổng diện tích 359 ha sẽ xem xét thực hiện sau năm 2020.

Ngoài ra, do đặc thù của tỉnh là các làng nghề chủ yếu là nghề thủ công, gắn với gia đình, các nghề sản xuất mức độ ô nhiễm môi trường rất thấp nên tỉnh không lập quy hoạch các khu sản xuất, chăn nuôi tập trung để di dời các cơ sở

trong làng nghề gây ô nhiễm môi trường mà chủ yếu tăng cường đầu tư phát triển các hệ thống thu gom xử lý phát thải tại chỗ.

Một phần của tài liệu LUẬN VĂN QLXH LÀNG NGHỀ ở Đồng Tháp (Trang 62 - 69)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(125 trang)