Phát huy vai trò của các tổ chức chính trị xã hội, xã hội – nghề nghiệp trong quản lý xã hội đối với làng nghề

Một phần của tài liệu LUẬN VĂN QLXH LÀNG NGHỀ ở Đồng Tháp (Trang 116 - 121)

nghiệp trong quản lý xã hội đối với làng nghề

Trong các hoạt động bảo tồn, phát triển và quản lý đối với các làng nghề, vai trò của các tổ chức CT-XH,XH-NN là rất quan trọng. Trong đó, các tổ chức CT-XH ngoài tuyên truyền vận động trong việc thực hiện chủ trương, chính sách, pháp luật của Nhà nước, đoàn kết, tập hợp, phát huy tiềm năng, thế mạnh của các làng nghề còn giúp tổng kết, đánh giá thực tiễn hoạt động sản xuất, kinh doanh của các làng nghề về các vấn đề như: tăng trưởng kinh tế, mở mang ngành nghề, ô nhiễm môi trường, tình hình sức khỏe, bệnh tật của người dân trong làng nghề…qua đó nhằm tác động, thay đổi nhận thức cho người dân. Xây dựng quy ước hoạt động cho các làng nghề về các vấn đề mở rộng sản xuất, chỗ mua bán nguyên vật liệu, nơi tiêu thụ sản phẩm, hoặc giới thiệu việc làm cho các làng nghề…đảm bảo môi trường làng nghề không bị ô nhiễm, giữ gìn và phát huy các phong tục, tập quán tốt đẹp của làng nghề. Bằng những quy ước, lệ làng và dư

luận xã hội để điều chỉnh hành vi sai trái, đi ngược lại với lợi ích của làng nghề như gây ô nhiễm môi trường, sản xuất và kinh doanh sản phẩm làng nghề không đảm bảo chất lượng, kinh doanh hàng nhái, hàng giả…

Các tổ chức XH-NN bao gồm các hội, hiệp hội làng nghề thì lại có vai trò rất quan trọng trong nền kinh tế thị trường hiện nay, có vai trò đối với làng nghề, doanh nghiệp làng nghề về các mặt: giúp đỡ lẫn nhau về thị trường, vốn liếng, kinh nghiệm quản lý, kinh doanh …; bảo vệ quyền lợi hợp pháp của làng nghề, doanh nghiệp làng nghề; là cầu nối giữa làng nghề, doanh nghiệp làng nghề với các cơ quan nhà nước, đưa tiếng nói của cộng đồng làng nghề đóng góp vào việc xây dựng các cơ chế, chính sách liên quan đến làng nghề. Thực tiễn cho thấy hoạt động có hiệu quả của các hội, hiệp hội sẽ có những tác động tích cực đến chất lượng và sức cạnh tranh của hàng hoá làng nghề, góp phần quan trọng phát triển làng nghề bền vững. Vì vậy, cần khuyến khích phát triển thêm nhiều hội, hiệp hội nhất là hội chuyên ngành như hội làm nghề hoa kiểng, hội làng nghề bột, hội thợ dệt… để có điều kiện đi sâu vào từng nhóm ngành, nghề, hỗ trợ nhau một cách thiết thực; đồng thời cải tiến hoạt động của các hội, hiệp hội đáp ứng tốt hơn nữa yêu cầu của các làng nghề. Có thể học tập mô hình “Hội quán Nông dân” trong Tỉnh để thành lập các “Hội quán làng nghề”, nơi để các hộ làm nghề nói cho nhau nghe, chia sẻ các kinh nghiệm hoạt động, phương thức sản xuất gắn với thị trường của những người cùng chung một ngành nghề, có sự tham gia của doanh nghiệp, hỗ trợ của chính quyền. Hiện nay, Đồng Tháp có 39 Hội quán Nông dân và được đánh giá là phát huy hiệu quả.

Để phát huy vai trò của các tổ chức CT-XH, XH-NN trong QLXH đối với làng nghề trong tỉnh hiện nay, cần có sự quan tâm chỉ đạo, định hướng của các cấp ủy Đảng, Chính quyền, chú trọng vai trò của các tổ chức này trong cung cấp

thông tin, tổ chức hỗ trợ, tư vấn về kinh nghiệm sản xuất và tiêu thụ sản phẩm. Bên cạnh đó, cần tạo cơ chế, chính sách về vật chất và tinh thần để các tổ chức CT-XH, XH-NN thực hiện tốt hơn nữa vai trò của mình trong thúc đẩy các làng nghề trên địa bàn tỉnh phát triển.

Tiểu kết chương 3

Từ những cơ sở lý luận và thực trạng về QLXH đối với các làng nghề, chương 3 đã đưa ra quan điểm, phương hướng và một số giải pháp tăng cường QLXH nhằm phát triển các làng nghề ở tỉnh Đồng Tháp trong giai đoạn hiện nay. Những giải pháp này dựa trên nền tảng cơ sở lý luận và thực tiễn vững chắc, đảm bảo tính hệ thống, tính kế thừa và tính khả thi. Trong số các giải pháp, cần ưu tiên thực hiện tốt việc xây dựng quy hoạch, kế hoạch bảo tồn và phát triển làng nghề; nghiên cứu hoàn thiện các cơ chế, chính sách thúc đẩy làng nghề phát triển cũng như chú trọng đến vai trò của các tổ chức CT-XH, XH-NN trong tham gia QLXH đối với các làng nghề. Có như vậy, các làng nghề mới phát triển tương ứng với tiềm năng của nó

KẾT LUẬN

Làng nghề ở Đồng Tháp có những đóng góp quan trọng trong quá trình phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh, vì thế tăng cường QLXH nhằm phát triển các làng nghề là vấn đề cần được quan tâm nghiên cứu cả về lý luận và thực tiễn. Luận văn đã hệ thống hóa được những vấn đề lý luận liên quan đến QLXH đối với các làng nghề bao gồm việc đưa ra các khái niệm có liên quan, làm rõ nội dung và phương pháp QLXH đối với các làng nghề, phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến công tác QLXH đối với các làng nghề, cũng như chỉ ra những kinh nghiệm thực tiễn trong quản lý và phát triển làng nghề ở một số địa phương, từ đó rút ra những bài học kinh nghiệm trong QLXH đối với các làng nghề ở tỉnh Đồng Tháp.

Trên cơ sở đánh giá, phân tích một cách toàn diện thực trạng QLXH trên địa bàn tỉnh Đồng Tháp thời gian qua cho thấy bên cạnh những kết quả đạt được trong việc bảo tồn và thúc đẩy các làng nghề phát triển, đóng góp vào sự phát triển kinh tế - xã hội của địa phương, phát triển du lịch, góp phần giữ gìn nét đẹp văn hóa của địa phương thì cũng còn tồn tại những hạn chế, đó là: việc xây dựng quy hoạch kế hoạch phát triển làng nghề chưa đồng bộ; các chính sách đối với các hoạt động của làng nghề chưa phát huy hiệu quả, không đáp ứng yêu cầu thực tiễn; công tác giám sát, thanh tra, kiểm tra, tổng kết, báo cáo, khen thưởng, xử lý vi phạm đối với những hoạt động liên quan đến làng nghề còn mang nặng tính hình thức; vai trò của các tổ chức CT-XH, XH-NN trong tham gia QLXH đối với làng nghề còn mờ nhạt. Bên cạnh việc chỉ rõ những thành tựu và hạn chế, đề tài cũng đã làm rõ nguyên nhân của những thành tựu và hạn chế trên, làm cơ sở để đưa ra những giải pháp nhằm phát huy những kết quả đạt được và khắc

phục những hạn chế, yếu kém trong QLXH đối với việc phát triển các làng nghề ở tỉnh Đồng Tháp hiện nay.

Để tăng cường công tác QLXH đối với phát triển làng nghề ở tỉnh Đồng Tháp trong thời gian tới, ngoài việc tuân theo các phương hướng, quan điểm chỉ đạo về quản lý, phát triển các làng nghề cần thực hiện đồng bộ các giải pháp về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng, quản lý của Nhà nước đối với các làng nghề; xây dựng, hoàn thiện và tổ chức thực hiện tốt hệ thống pháp luật, chính sách đối với các làng nghề; đẩy mạnh công tác tuyên truyền, nâng cao nhận thức về vai trò của làng nghề, QLXH đối với làng nghề; hoàn thiện công tác xây dựng quy hoạch, kế hoạch phát triển làng nghề; tăng cường công tác giám sát, thanh tra, kiểm tra, và xử lý vi phạm; hoàn thiện công tác tổng kết, báo cáo và khen thưởng và phát huy vai trò của các tổ chức CT-XH, XH-NN trong tham gia QLXH đối với làng nghề.

Quản lý xã hội đối với các làng nghề ở địa phương là vấn đề rộng và phức tạp, do còn hạn chế về thời gian và khả năng cá nhân, chắc chắn rằng không tránh khỏi những hạn chế, khiếm khuyết. Rất mong nhận được sự đóng góp của các nhà khoa học, các nhà quản lý để luận văn được hoàn thiện, góp phần thiết thực vào thực tiễn QLXH đối với các làng nghề nhằm bảo tồn và thúc đẩy các làng nghề trên địa bàn tỉnh Đồng Tháp phát triển bền vững trong thời gian tới.

Một phần của tài liệu LUẬN VĂN QLXH LÀNG NGHỀ ở Đồng Tháp (Trang 116 - 121)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(125 trang)