Hoàn thiện, xây dựng cơ chế, chính sách đặc thù hỗ trợ phát triển làng nghề ở tỉnh Đồng Tháp

Một phần của tài liệu LUẬN VĂN QLXH LÀNG NGHỀ ở Đồng Tháp (Trang 108 - 112)

làng nghề ở tỉnh Đồng Tháp

Sự tồn tại và phát triển của các làng nghề chịu ảnh hưởng rất lớn từ các cơ chế, chính sách. Cơ chế, chính sách đúng đắn, phù hợp với thực tiễn sẽ thúc đẩy các làng nghề phát triển và ngược lại. Hiện nay, Đảng và Nhà nước đã có nhiều cơ chế, chính sách nhằm thúc đẩy các làng nghề phát triển, tuy nhiên, vẫn chưa đầy đủ và còn nhiều cơ chế, chính sách chưa phù hợp với đặc thù của từng địa phương. Nhìn vào thực trạng hiện nay, Đồng Tháp thời gian tới cần phải tiếp tục đóng góp để hoàn thiện và xây dựng các cơ chế, chính sách đặc thù dựa trên điều kiện thực tế của địa phương nhằm thúc đẩy các làng nghề phát triển. Cần tập trung các chính sách về đầu tư cơ sở hạ tầng, ưu đãi đầu tư, đào tạo nguồn nhân lực, khai thác mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩm và chính sách bảo vệ môi trường.

- Hoàn thiện chính sách về đầu tư cơ sở hạ tầng làng nghề: Các chính sách hỗ trợ đầu tư cơ sơ hạ tầng nông nghiệp nông thôn nói chung và làng nghề nói riêng cần phải được gom lại thành một chính sách thống nhất không nên để rời rạc. Đồng Tháp cần đóng góp để hoàn thiện chính sách này theo hướng: thống nhất cơ chế hỗ trợ kinh phí từ nguồn ngân sách nhà nước cấp kết hợp với nguồn vốn, ngân sách các cấp, vốn huy động đóng góp của nhân dân, vốn tài trợ, viện trợ của các tổ chức, cá nhân khác, tạo điều kiện cho các làng nghề. Tỉnh cần ưu tiên đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng kinh tế phục vụ tăng trưởng hiệu quả như hệ thống giao thông, điện nước, thông tin liên lạc, hạ tầng thương mại v.v... ở khu vực có các làng nghề, nhất là các làng nghề mũi nhọn có sản lượng lớn, tốc độ phát triển nhanh và các làng nghề gắn liền với các sản phẩm du lịch - văn hoá, gắn liền với các lễ hội truyền thống, di tích lịch sử văn hoá như làng hoa kiểng

Sa Đec, làng dệt choàng Long Khánh... đồng thời cũng khuyến khích, ưu đãi các thành phần kinh tế tham gia đầu tư xây dựng cơ sơ hạ tầng dưới nhiều hình thức như BOT (xây dựng - kinh doanh - chuyển giao), BT (xây dựng – chuyển giao), BTO…

- Hoàn thiện chính sách ưu đãi đầu tư: Chính sách khuyến khích đầu tư cần tiếp tục hoàn thiện theo hướng mở rộng quyền tự do kinh doanh của các chủ thể trong nền kinh tế nói chung và ở các làng nghề nói riêng. Chính sách khuyến khích đầu tư cần phải được hoàn thiện theo hướng đẩy mạnh tốc độ cải thiện môi trường đầu tư, coi việc cải thiện môi trường đầu tư ở các làng nghề là công cụ chủ chốt của chính sách khuyến khích đầu tư, đồng thời chú ý tới định hướng chất lượng của môi trường đầu tư ở các làng nghề phải hơn hẳn so với các khu vực nông thôn khác. Quyết định số 19/2003/QĐ.UB, ngày 12/05/2003 quy định một số chính sách khuyến khích ưu đãi đầu tư hàng xuất khẩu trên địa bàn tỉnh Đồng Tháp đã quá lạc hậu, cần có những chính sách mới để thúc đẩy làng nghề phát triển trong điều kiện hiện nay. Bên cạnh đó, cần đẩy mạnh cải cách hành chính nhằm tạo môi trường thông thoáng cho đầu tư vào khu vực làng nghề. Về vấn đề này, những năm qua Đồng Tháp làm tốt và cần tiếp tục phát huy, minh chứng là chỉ số PCI (chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh) 10 năm liên tục nằm trong top đầu có chất lượng điều hành cao nhất nước. [48]

- Hoàn thiện chính sách tín dụng cho làng nghề: Hầu hết các làng nghề trong Tỉnh hiện nay đều gặp khó khăn về vốn, nên sản xuất khó phát triển, thậm chí mai một và rơi vào vòng luẩn quẩn, không có vốn để đổi mới kỹ thuật và công nghệ, tính cạnh tranh của sản phẩm thấp, nên không có thị trường vì thế không có nhu cầu đầu tư, không thể phát triển. Về các chính sách tín dụng ưu đãi hiện hành, chủ yếu các doanh nghiệp lớn được hưởng lợi, các doanh nghiệp nhỏ,

hộ làm nghề nhỏ lẻ khó tiếp cận nguồn ưu đãi này. Vì thế, đổi mới chính sách huy động và sử dụng vốn là việc tạo môi trường thuận lợi cho tất cả các cá nhân, tập thể làng nghề đều có thể tiếp cận các nguồn vốn thông qua các chính sách về tín dụng, tuy nhiên cần chú ý chính sách về tín dụng phải đảm bảo theo quy định của pháp luật.

- Hoàn thiện chính sách về đào tạo và phát triển nguồn nhân lực cho làng nghề: Chất lượng nguồn nhân lực có ý nghĩa lớn để nâng cao năng lực cạnh tranh của các làng nghề. Để khai thác và phát huy cao nhất lao động và năng lực sáng tạo của người lao động trong các làng nghề. Thời gian qua, Đồng Tháp làm tốt công tác đào tạo nghề tuy nhiên chỉ mới chú trọng ở đào tạo nghề nông thôn mà chưa quan tâm đến đào tạo nghề truyền thống, thủ công mỹ nghệ. Các chính sách cơ chế về đào tạo, phát triển nguồn nhân lực làng nghề sắp tới cần tập trung hoàn thiện theo hướng đổi mới đầu tư cho đào tạo người lao động, cần xác định rõ mục tiêu học nghề và hành nghề phù hợp với nhu cầu của các ngành nghề ở các làng nghề. Đồng thời cần có chính sách cơ cấu lại hệ thống dạy nghề công lập hiện nay để các cơ sở này vừa có cơ sở vật chất, công nghệ, giáo viên có tri thức, kỹ năng chuyên nghiệp phù hợp với yêu cầu đào tạo tay nghề cho người lao động ở các làng nghề. Bên cạnh đó, cần có chính sách khuyến khích đa dạng hoá các hình thức dạy nghề cho người lao động theo nhiều ngành, nhiều cấp khác nhau trên cơ sở lập kế hoạch về nhu cầu lao động cần được đào tạo trong từng ngành nghề của các làng nghề trong Tỉnh.

- Hoàn thiện chính sách thương mại, xúc tiến thương mại và tiêu thụ sản phẩm cho làng nghề: Cơ chế chính sách phát triển thương mại thị trường có ý nghĩa đặc biệt quan trọng đối với sự tồn tại, phát triển hay suy vong của các làng nghề. Tỉnh cần chú trọng tăng thêm kinh phí xúc tiến thương mại sản phẩm làng

nghề, thường xuyên tổ chức cũng như tạo điều kiện cho các cơ sở, doanh nghiệp làng nghề tham gia các hội chợ, triển lãm sản phẩm làng nghề, thực hiện các chính sách hỗ trợ điều tra, khảo sát, nghiên cứu thị trường; xây dựng hệ thống thông tin nhằm giới thiệu, quảng bá sản phẩm làng nghề mang nét đặc trưng Đồng Tháp; xây dựng thương hiệu, sở hữu trí tuệ đối với làng nghề, doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh làng nghề. Tỉnh cần căn cứ vào điều kiện cụ thể của địa phương có làng nghề để hỗ trợ các cơ sở xây dựng thương hiệu, chỉ dẫn địa lý xuất xứ hàng hoá, có chính sách bảo hộ sở hữu thương hiệu như đã thực hiện đối với làng nghề hoa kiểng, làng Bột, làng dệt choàng.

- Xây dựng chính sách phát triển các làng nghề gắn với du lịch: Đồng Tháp có nhiều làng nghề truyền thống nổi tiếng, trong đó có 2 Nghề được vinh danh là di sản văn hóa phi vật thể cấp quốc gia nên việc phát triển các làng nghề gắn với du lịch là một hướng đi đúng đắn và bền vững. Vì vậy, các cơ quan hữu quan trong Tỉnh cần khẩn trương thống nhất quan điểm, tạo quỹ đất cho việc quy hoạch phát triển làng nghề gắn với du lịch, cần nhanh chóng cải thiện cơ sở vật chất, dịch vụ, cải thiện môi trường để phục vụ du khách đến với các làng nghề. Thường xuyên tuyên truyền, phổ biến kiến thức cho người dân được hiểu chủ trương, chính sách của Tỉnh và giúp họ có những kỹ năng cần thiết để vừa sản xuất vửa kết hợp với du lịch. Phối hợp với các đơn vị kinh doanh du lịch để giúp các tổ chức này tổ chức quảng bá, thực hiện các tua du lịch, xây dựng thương hiệu điểm đến các làng nghề nổi tiếng. Có chính sách hỗ trợ, tập huấn cho những người làm du lịch về làng nghề, xác định rõ nét hơn vị trí, vai trò của làng nghề trong đề án phát triển du lịch của Tỉnh.

- Hoàn thiện chính sách bảo vệ môi trường làng nghề: Chính sách bảo vệ môi trường ở các làng nghề là một bộ phận cấu thành không thể tách rời để phát

triển bền vững làng nghề. Vì vậy cần phải có những giải pháp hoàn thiện chính sách về bảo vệ môi trường, cụ thể: cần nhanh chóng xây dựng, ban hành và áp dụng văn bản quy phạm pháp luật về bảo vệ môi trường làng nghề, trong đó cần quy định rõ trách nhiệm của địa phương, các ngành, lĩnh vực hoạt động tại làng nghề. Đặc biệt, nên lấy quản lý cấp xã là nòng cốt trong hệ thống quản lý môi trường các làng nghề, vì các cán bộ quản lý có thể đi sát hoạt động của từng hộ gia đình để thực hiện hiệu quả các giải pháp quản lý về bảo vệ môi trường. Ngoài ra, các làng nghề cũng cần có phương án bảo vệ môi trường bằng cách dựa vào nguồn kinh phí địa phương hay sự đóng góp của nhân dân và các cơ sở sản xuất để xây dựng hệ thống xử lý chất thải cho làng mình. Chú trọng công tác kiểm tra, bảo vệ môi trường; khuyến khích các làng nghề, cơ sở sản xuất xây dựng hệ thống xử lý nước thải trước khi thải ra môi trường. Quy hoạch các khu, cụm làng nghề; đưa các cơ sở sản xuất gây ô nhiễm ra khỏi khu dân cư…Các cấp, các ngành trong Tỉnh cần có những bộ phận chuyên trách để theo dõi, giám sát thực thi về môi trường cho làng nghề. Đồng thời có các biện pháp xử lý thích đáng những cơ sở sản xuất và cá nhân vi phạm.

Một phần của tài liệu LUẬN VĂN QLXH LÀNG NGHỀ ở Đồng Tháp (Trang 108 - 112)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(125 trang)