Hoàn thiện công tác tổng kết, báo cáo và khen thưởng đối với hoạt động của làng nghề

Một phần của tài liệu LUẬN VĂN QLXH LÀNG NGHỀ ở Đồng Tháp (Trang 114 - 116)

hoạt động của làng nghề

Công tác tổng kết, báo cáo tình hình hoạt động của các làng nghề được thực hiện có chất lượng, hiệu quả sẽ giúp cho việc đánh giá tình hình quản lý, lãnh đạo và đề xuất những biện pháp quản lý các làng nghề hiệu quả hơn. Vì vậy, công tác này cần phải được hoàn thiện, tiến hành thường xuyên theo đúng kế hoạch và đảm bảo chất lượng hơn nữa.

Thời gian qua, công tác tổng kết, báo cáo tình hình hoạt động các làng nghề ở Tỉnh Đồng Tháp chưa được quan tâm đúng mức, khi thực hiện còn mang tính hình thức, chưa đảm bảo yêu cầu chất lượng. Thời gian tới, ngoài qui định hằng năm UBND các Huyện, Thị, Thành Phố phải tổng kết, báo cáo tình hình hoạt động của các làng nghề lên cơ quan quản lý làng nghề là sở NN&PTNT đúng thời gian qui định, UBND cấp Tỉnh và các Sở ban ngành phụ trách quản lý làng nghề cần thường xuyên quan tâm đến hoạt động của các làng nghề và yêu cầu các địa phương có làng nghề tiến hành báo cáo đột xuất, bất thường khi cần thiết. Đây cũng là một phương tiện để kiểm tra, kiểm soát hoạt động của các làng nghề, cũng như xem xét năng lực quản lý của các cơ quan, đơn vị thực hiện nhiệm vụ quản lý làng nghề. Đồng thời, cần có chế tài xử lý các đơn vị không thực hiện hoặc thực hiện không đảm bảo yêu cầu.

Các cơ quan, đơn vị xây dựng báo báo tổng kết hoạt động làng nghề trên địa bàn Tỉnh thời gian tới cần chú trọng đầu tư vào phần nội dung đảm bảo chất

lượng, đi sâu vào những nội dung cụ thể, nhìn nhận rõ thực trạng với những căn cứ khoa học, chính xác. Trong báo cáo, cần trình bày rõ các kết quả đã đạt được trong việc thực hiện những chức năng, nhiệm vụ quản lý làng nghề, cũng như thể hiện rõ tình hình phát triển của các làng nghề trong thực tế. Các kết quả đạt được phải thể hiện bằng số liệu cụ thể, chính xác, có thể lập bảng tổng hợp, biểu đồ so sánh với kết quả những năm trước khi cần thiết. Trong nội dung báo cáo không thể thiếu bài học kinh nghiệm, là những điều được rút ra từ thực tiễn hoạt động, từ nguyên nhân của những thành công và sai lầm, thiếu sót trong quá trình quản lý làng nghề, trong quá trình hoạt động và phát triển của chính các làng nghề. Đây là cơ sở để đề ra những phương hướng, giải pháp để quản lý tốt hơn, thúc đẩy các làng nghề phát triển một cách bền vững.

Cùng với công tác tổng kết, báo cáo thì công tác khen thưởng đối với các cá nhân, tập thể làng nghề, phong tặng danh hiệu nghệ nhân, thợ giỏi ở Đồng Tháp cần phải được quan tâm hơn nữa, đảm bảo tính khách quan và công bằng. Đây là động lực tinh thần to lớn đối với các cá nhân và tập thể trong làng nghề để không ngừng phấn đấu vươn lên, xứng đáng với những thành tích, danh hiệu được Đảng, Nhà nước và xã hội ghi nhận. Tỉnh cần sớm xây dựng và hoàn thiện các tiêu chuẩn để phong tặng danh hiệu cho các nghệ nhân, kích thích niềm say mê nghề nghiệp và đem hết nhiệt tình truyền cho lớp trẻ. Hằng năm hoặc 5 năm một lần tổ chức xét và công nhận danh hiệu cao quý để trao tặng cho người thợ giỏi, những nghệ nhân tài hoa có nhiều đóng góp cho làng nghề, cần xem xét tôn vinh cả những nhà kinh doanh, chủ cơ sở làng nghề xuất sắc.

Căn cứ Thông tư số 01/2007/TT-BCN ngày 11/01/2007 của Bộ Công nghiệp (nay là Bộ Công Thương) về việc hướng dẫn tiêu chuẩn, quy trình, thủ tục và hồ sơ xét tặng danh hiệu Nghệ nhân nhân dân, Nghệ nhân ưu tú; Nghị

định số 123/2014/NĐ-CP ngày 25/12/2014 của Chính phủ quy định về xét tặng danh hiệu “Nghệ nhân nhân dân”, “Nghệ nhân ưu tú” trong lĩnh vực nghề thủ công mỹ nghệ và các văn bản pháp luật về thi đua, khen thưởng khác, Tỉnh cần ban hành riêng quy định về “tiêu chuẩn, quy trình, thủ tục, hồ sơ xét tặng danh hiệu Nghệ nhân nhân dân, Nghệ nhân ưu tú, Thợ giỏi cho các làng nghề ở tỉnh Đồng Tháp”. Cùng với các quy định về tiêu chuẩn, quy trình, thủ tục, hồ sơ xét tặng cần quy định rõ quyền lợi của người được tặng danh hiệu để các cá nhân, tập thể làng nghề thấy được ý nghĩa, trách nhiệm và lợi ích của mình khi được vinh danh. Việc xét tặng khen thưởng, phong tặng danh hiệu cho các nghệ nhân, thợ giỏi cần được tiến hành công khai, công bằng, khách quan và được sự bình bầu, xem xét từ địa phương, cơ sở làng nghề, tạo được sự đồng thuận chung.

Một phần của tài liệu LUẬN VĂN QLXH LÀNG NGHỀ ở Đồng Tháp (Trang 114 - 116)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(125 trang)