Thực trạng xây dựng và tổ chức thực hiện cơ chế, chính sách về phát triển làng nghề ở tỉnh Đồng Tháp thời gian qua

Một phần của tài liệu LUẬN VĂN QLXH LÀNG NGHỀ ở Đồng Tháp (Trang 69 - 77)

phát triển làng nghề ở tỉnh Đồng Tháp thời gian qua

Việc phát triển các ngành nghề, làng nghề truyền thống và các ngành nghề mới đã được xác định là một trong những nội dung quan trọng của CNH, HĐH nông thôn. Thời gian qua, Chính phủ đã ban hành nhiều cơ chế, chính sách nhằm thúc đẩy các làng nghề phát triển. Trên cơ sở các quy định, văn bản của cơ quan cấp trên, UBND Tỉnh Đồng Tháp cũng đã xây dựng, ban hành và tổ chức thực hiện nhiều chính sách nhằm bảo tồn và phát triển các làng nghề ở địa phương.

Bảng 2.2. Tổng hợp cơ chế, chính sách đối với phát triển nghề và làng nghề

Tên văn bản Cơ quan

ban hành

Quyết định số 132/2000/QĐ-TTg, ngày 24/11/2000 về một số chính sách khuyến khích phát triển ngành nghề nông thôn

Thủ tướng Chính Phủ Nghị định số 134/2004/NĐ-CP, ngày 09/6/2004 của Chính Phủ về

khuyến khích phát triển công nghiệp nông thôn. Chính phủ Thông tư số 65/2004/TTLT/BTC-BLDTBXH, ngày 02/7/2004

của Bộ Tài Chính và Bộ LĐTBXH hướng dẫn về việc hỗ trợ đào tạo nghề thủ công ở vùng nông thôn

Bộ Tài chính và Bộ

LĐTBXH Quyết định số 184/2004/NĐ-CP, ngày 22/10/2004 của Thủ tướng

Chính phủ về việc sử dụng tín dụng dành cho phát triển của nhà nước để nâng cấp cơ sở hạ tầng ở các làng nghề.

Thủ tướng Chính phủ Nghị định số 66/2006/NĐ-CP, ngày 07/7/2006 của Chính phủ về

Thông tư số 113/2006/TT-BTC, ngày 18/12/2006 của Bộ Tài chính hướng dẫn một số nội dung về ngân sách nhà nước hỗ trợ phát triển ngành nghề nông thôn.

Bộ Tài Chính Chỉ thị số 28/2007/CT-BNN, ngày 18/4/2007 của Bộ NN&PTNN

về việc đẩy mạnh thực hiện quy hoạch phát triển ngành nghề nông thôn và chống ô nhiễm môi trường làng nghề.

Bộ NN&PTNT Quyết định số 1956/QĐ-TTg, ngày 27/11/2009 của Chính phủ

Phê duyệt Đề án “Đào tạo nghề nông thôn đến năm 2020” Chính phủ Quyết định số 2636/QĐ-BNN-CB, ngày 31 tháng 11 năm

2011của Bộ NN & PTNT về việc phê duyệt Chương trình bảo tồn và phát triển làng nghề.

Bộ NN&PTNT Thông tư số 46/2011/TT-BTNMT, ngày 26/12/2011 của Bộ Tài

nguyên và Môi trường Quy định về bảo vệ môi trường làng nghề Bộ TT&MT Quyết định số 577/QĐ-TTg ngày 11/04/2013 của Thủ tướng

Chính phủ : Phê duyệt Đề án tổng thể bảo vệ môi trường làng nghề đến năm 2020 và định hướng đến năm 2030

Thủ tướng Chính Phủ Quyết định số 19/2003/QĐ.UB, ngày 12/05/2003 quy định một số

chính sách khuyến khích ưu đãi đầu tư hàng xuất khẩu trên địa bàn tỉnh Đồng Tháp

UBND Tỉnh Đồng Tháp Quyết định số 37/2005/QĐ-UB, ngày 18/03/2005 của về việc ban

hành Quy định tiêu chí làng nghề TTCN.

UBND Tỉnh Đồng Tháp Quyết định số 1577/QĐ-UBND.HC, ngày 19/9/2005 về phê duyệt

Quy hoạch phát triển nghề và làng nghề TTCN tỉnh Đồng Tháp đến năm 2010

UBND Tỉnh Đồng Tháp

Quyết định số 25/2005/QĐ.UB ngày 14/2/2005 về việc ban hành chính sách ưu đãi và khuyến khích đầu tư bổ sung áp dụng trên địa bàn tỉnh Đồng Tháp.

UBND Tỉnh Đồng Tháp Quyết định số 1238/QĐ-UBND.HC, ngày 22/8/2006 về điều

chỉnh quy hoạch mạng lưới dạy nghề.

UBND Tỉnh Đồng Tháp Quyết định số 1170/QĐ-UBND.HC, ngày 13/12/2010 phê duyệt

đề án đào tạo nghề lao động nông thôn giai đoạn 2011 – 2020.

UBND Tỉnh Đồng Tháp Kế hoạch số 72/KH-UBND, ngày 13/6/2012 về việc thực hiện

công tác đào tạo nghề cho lao động nông thôn

UBND Tỉnh Đồng Tháp Quyết định số 29/2014/QĐ-UBND, ngày 02/12/2014 về ban hành

Quy chế quản lý và sử dụng kinh phí khuyến công địa phương.

UBND Tỉnh Đồng Tháp Quyết định 848/QĐ-UBND.HC, ngày 11/9/2014 về phê duyệt Dự

án đánh giá hiện trạng và đề xuất các giải pháp bảo vệ môi trường tại các Khu, Cụm và làng nghề sản xuất công nghiệp trên địa bàn tỉnh đến năm 2020.

UBND Tỉnh Đồng Tháp Quyết định số 60/2016/QĐ-UBND, ngày 13/12/2016 quy định về

công nhận và quản lý nghề truyền thống, làng nghề, làng nghề truyền thống trên địa bàn tỉnh Đồng Tháp

UBND Tỉnh Đồng Tháp Kế hoạch số 04/KH – UBND, ngày 09/01/2017 về việc bảo tồn và

phát triển nghề truyền thống, làng nghề, làng nghề truyền thống giai đoạn 2017 - 2020 trên địa bàn tỉnh Đồng Tháp

UBND Tỉnh Đồng Tháp Có thể thấy, rất nhiều văn bản, chính sách đã được các cơ quan có thẩm quyền ban hành nhằm thúc đẩy sự phát triển của ngành nghề nông thôn nói chung và các làng nghề nói riêng. Đặc biệt, Đồng Tháp thời gian qua đã xây

dựng và ban hành rất nhiều văn bản, cơ chế, chính sách nhằm bảo tồn và thúc đẩy các làng nghề phát triển. Hiệu quả của các chính sách này đã được cụ thể hóa bằng kết quả của việc phát triển ngành nghề và làng nghề ở tỉnh Đồng Tháp.

- Về ngành nghề: Tính đến 2015, toàn Tỉnh có 17.300 hộ đạt 90,9% quy hoạch, số lao động làm nghề hơn 49.500 người (phần lớn là lao động nông thôn) đạt 70,1% so với đề án quy hoạch. Ngành nghề nông thôn đã tạo ra được một khối lượng sản phẩm hàng hóa khá phong phú theo nhu cầu thị trường và tích cực tạo công ăn việc làm cho lao động nông thôn, nhưng do giá trị sản phẩm thấp nên chưa đóng góp nhiều cho sự phát triển kinh tế của tỉnh cũng như giá trị sản xuất của ngành công nghiệp. Giá trị sản xuất ước đạt 800 - 900 tỷ đồng, chiếm khoảng 8 - 9% giá trị sản xuất của toàn ngành công nghiệp.

- Về làng nghề TTCN nông thôn: Thông qua chương trình dạy nghề TTCN nông thôn đã tiến hành kiểm tra khảo sát và hướng dẫn lập các thủ tục theo quy định tại Quyết định 37/2005/QĐ.UB ngày 18/03/2005 của UBND tỉnh về tiêu chí làng nghề, trình UBND Tỉnh. Tổng số làng nghề trên địa bàn toàn tỉnh đến năm 2010 là 44 làng nghề, gồm 10.101 hộ tham gia sản xuất, đạt 96 % chỉ tiêu quy hoạch đến năm 2010, thu hút 25.997 lao động đạt 104% chỉ tiêu quy hoạch đến năm 2010, chủ yếu là các nghề như sản xuất bột gạo, đan bội, đan lục bình, trồng hoa kiểng, dệt chiếu, đóng xuồng ghe, lờ lợp...Hiện nay, tiêu chí công nhận làng nghề được thực hiện theo quyết định số 60/2016/QĐ-UBND, ngày 13/12/2016 của UBND tỉnh Đồng Tháp quy định về công nhận và quản lý nghề truyền thống, làng nghề, làng nghề truyền thống trên địa bàn tỉnh Đồng Tháp.

* Các chương trình, chính sách hỗ trợ ngành nghề và làng nghề đã thực hiện trong giai đoạn 2006 - 2010:

+ Thực hiện hoạt động tuyên truyền, quảng bá và vận động kêu gọi đầu tư thông qua chuyên mục khuyến công mỗi tháng một kỳ trên đài phát thanh – truyền hình và chuyên mục khuyến công trên Báo Đồng Tháp mỗi tháng 02 kỳ với các nội dung chủ yếu là phản ánh tình hình hoạt động công nghiệp - TTCN trên địa bàn tỉnh; Giới thiệu và kêu gọi đầu tư tại các Khu, CCN của tỉnh; giới thiệu các mô hình hoạt động sản xuất kinh doanh có hiệu quả…Thường xuyên phối hợp với các ngành liên quan tổ chức và tham gia các hội thảo, hội thi,… trong tỉnh và khu vực ĐBSCL về hoạt động của làng nghề đạt kết quả cao.

+ Hoạt động hỗ trợ doanh nghiệp: Hằng năm phối hợp cùng phòng Kinh tế - Kinh tế hạ tầng, Hội Phụ nữ xã mở các lớp đào tạo nghề nông thôn, đặc biệt là ở các cụm tuyến dân cư mang lại hiệu quả kinh tế, xã hội cao.

+ Hỗ trợ Phòng Kinh tế hạ tầng, các doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh mở các lớp: Khởi sự doanh nghiệp, tăng cường khả năng kinh doanh, tập huấn về công tác vệ sinh an toàn thực phấm cho các doanh nghiệp…

+ Tổ chức tham quan các tỉnh như: TP Hồ Chí Minh, An Giang, Đồng Nai,… để học tập kinh nghiệm, tiếp cận nghề mới và truyền nghề về địa phương.

+ Hỗ trợ sản xuất và phát triển ngành nghề nông thôn: Kinh tế thị trường phát triển đã tác động không nhỏ đến một số làng nghề truyền thống của địa phương, thông qua các lớp đào tạo nghề ngắn hạn, đã lồng ghép nghề và nhân nghề mới ở một số làng nghề khả năng phát triển không cao.

+ Hỗ trợ 12 đơn vị đầu tư máy móc, thiết bị tiên tiến phục vụ sản xuất và phát triển ngành nghề nông thôn TTCN bằng nguồn kinh phí của chương trình Khuyến công. (Xem phụ lục 3)

+ Đã tổ chức : 242 lớp dạy nghề, có 9.290 lao động được dạy nghề. Thực hiện 100 % chỉ tiêu số lớp được giao hằng năm.

+ Dạy nghề cho 45 Cụm Tuyến dân cư giải quyết việc làm cho 1.800 lao động, dạy nghề cho làng nghề 50 lớp giải quyết việc làm cho 2.300 lao động. Còn lại, dạy nghề cho các xóm nghề mới hình thành, các tổ hợp tác sản xuất giúp nhau vượt khó giải quyết việc làm cho hơn 4.200 lao động nhàn rỗi.

Bảng 2.3. Kết quả đào tạo nghề nông thôn giai đoạn 2006 – 2010

TT Ngành nghề

Năm 2006 Năm 2007 Năm 2008 Năm 2009 Năm 2010 Số lớp Số hv Số lớp Số hv Số lớp Số hv Số lớp Số hv Số lớp Số hv 1 Nghề thêu xuất khẩu 5 145 5 150 2 Dệt chiếu 4 80 8 320 1 50 1 30 3 Đan lục bình 37 1.540 30 1.200 3 120 1 40 2 74 4 Đan giỏ xách 11 455 10 400 12 480 10 375 10 376 5 Đan thúng, rỗ, lờ lợp 2 80 1 40 6 Cắm hoa khô 4 120 7 Đan bội 4 160 10 400 24 960 17 618 7 260 8 May gia đình 1 20 9 Đan ghế nhựa 5 200 9 304 4 120 10 Kết cườm 2 73 3 100 Tổng cộng 62 2.400 69 2.670 45 1.850 40 1.440 26 930

* Các chương trình, chính sách hỗ trợ ngành nghề và làng nghề đã thực hiện trong giai đoạn 2011 - 2016

Nhằm hỗ trợ, khuyến khích các hoạt động sản xuất CN - TTCN và tạo điều kiện cho các doanh nghiệp, cơ sở , hợp tác xã và làng nghề CN-TTCN phát triển sản xuất theo hướng nâng cao năng suất chất lượng, tăng cường cạnh tranh và giá trị sản phẩm. UBND Tỉnh, Sở Công thương, Sở NN& PTNN, Sở LĐTBXH...đã triển khai các nội dung, các chương trình cụ thể, như sau:

- Về đào tạo nghề nông thôn và giải quyết việc làm: Tổ chức được 47 lớp đào tạo nghề nông thôn, với tổng cộng 1.354 học viên, các học viên sau đào tạo điều có việc làm, thu nhập ổn định.

Bảng 2.4. Kết quả đào tạo nghề nông thôn giai đoạn 2011 – 2016

TT Ngành nghề Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013 Năm 2014 Năm 2015 Năm 2016 Số lớp Số hv Số lớp Số hv Số lớp Số hv Số lớp Số hv Số lớp Số hv Số lớp Số hv 1 Nghề thêu xuất khẩu 2 Dệt chiếu 3 Đan lục bình 2 60 4 100 4 Đan giỏ xách 1 33 3 95 2 60 5 Cắm hoa khô 2 52 2 50 6 Đan bội 5 138 6 176 2 50 2 50 3 160 7 May gia đình 8 Đan ghế nhựa 1 24 2 60 3 90 4 70 9 Kết cườm 1 26 2 60 Tổng cộng 9 255 11 314 7 200 5 145 11 330 4 110

- Về khuyến khích phát triển ngành nghề các loại hình dịch vụ nông thôn: Đã tổ chức 23 kỳ tham quan Hội chợ, triển lãm ở các Tỉnh, Thành: Bà rịa – Vũng Tàu, Tp.HCM, Hà Nội, Huế, Cần Thơ, Đồng Nai… nhằm giúp các đơn vị giao lưu, học hỏi kinh nghiệm, tìm kiếm đối tác liên kết tiêu thụ sản phẩm; 15 kỳ tham quan học tập kinh nghiệm có nghề TTCN mạnh: Tp.HCM, Bình Dương, Vũng Tàu, Bến Tre…, để học tập mô hình tổ chức quản lý sản xuất, liên kết tiêu thụ sản phẩm; hàng năm tổ chức hỗ trợ, khuyến khích các doanh nghiệp, cơ sở, làng nghề tham gia chương trình sản phẩm công nghiệp nông thôn tiêu biểu cấp tỉnh, cấp khu vực.

- Thực hiện hỗ trợ 58 doanh nghiệp, cơ sở, HTX, làng nghề CN- TTCN đầu tư máy móc thiết bị tiến tiên nhằm nâng cao năng lực sản xuất, nâng cao chất lượng sản phẩm, tăng sức cạnh tranh. (xem phụ lục 4)

- Tình hình công nhận nghề, làng nghề, làng nghề truyền thống trên địa bàn tỉnh: Đến năm 2016, có 43 làng nghề CN - TTCN được công nhận theo Thông tư hướng dẫn 116/2006/TT-BNN ngày 18/12/2006 của Bộ Nông nghiệp và PTNN và quyết định 60/2016/QĐ-UBND, ngày 13/12/2016 của UBND tỉnh Đồng Tháp quy định về công nhận và quản lý nghề truyền thống, làng nghề, làng nghề truyền thống trên địa bàn tỉnh Đồng Tháp.

Về chương trình bảo tồn và phát triển làng nghề: UBND tỉnh đã giao Sở NN & PTNN chủ trì, phối hợp các Sở ngành xây dựng kế hoạch phát triển và bảo tồn làng nghề, ngành nghề nông thôn. Trên cơ sở tham mưu của các Sở ban ngành, vào ngày 09 tháng 01 năm 2017, UBND Tỉnh Đồng Tháp đã ban hành kế hoạch số 04/KH – UBND về việc bảo tồn và phát triển nghề truyền thống, làng nghề, làng nghề truyền thống giai đoạn 2017 - 2020 trên địa bàn tỉnh Đồng Tháp.

Một phần của tài liệu LUẬN VĂN QLXH LÀNG NGHỀ ở Đồng Tháp (Trang 69 - 77)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(125 trang)