Thực trạng các tổ chức chính trị xã hội, hội nghề nghiệp trong tham gia quản lý xã hội đối với làng nghề ở tỉnh Đồng Tháp thời gian qua

Một phần của tài liệu LUẬN VĂN QLXH LÀNG NGHỀ ở Đồng Tháp (Trang 84 - 87)

tham gia quản lý xã hội đối với làng nghề ở tỉnh Đồng Tháp thời gian qua

Về công tác tuyên truyền, giáo dục, vận động: Trên cơ sở thực hiện chỉ đạo đưa nội dung bảo tồn và phát triển các làng nghề trở thành nhiệm vụ thường xuyên. Các tổ chức cơ sở đã căn cứ chức năng, nhiệm vụ của đơn vị mà xác định vai trò trong việc phối hợp, hỗ trợ hay trực tiếp tuyên truyền thực hiện nhiệm vụ phát triển làng nghề. MTTQ, các đoàn thể CT-XH, Hội nghề nghiệp trong tỉnh đã lồng nghép nhiệm vụ xây dựng và phát triển làng nghề vào kế hoạch hoạt động, chương trình thi đua hằng năm, thường xuyên quán triệt tới đoàn viên, hội viên và người lao động tinh thần, ý thức trách nhiệm tham gia xây dựng và phát triển làng nghề. Các tổ chức đã vận động mọi người tham gia vào việc bảo tồn và phát triển làng nghề của mình, thực hiện quán triệt và tuyên truyền, phổ biến những quy định, chính sách liên quan đến làng nghề. Trong đó tập trung vào: Quyết định số 2636/QĐ-BNN-CB, ngày 31/11 /2011của Bộ NN & PTNT về việc phê duyệt Chương trình bảo tồn và phát triển làng nghề; Thông tư số 46/2011/TT-BTNMT, ngày 26/12/2011 của Bộ Tài nguyên và Môi trường Quy định về bảo vệ môi trường làng nghề; Quyết định số 60/2016/QĐ-UBND, ngày 13/12/2016 của UBND tỉnh Đồng Tháp quy định về công nhận và quản lý nghề truyền thống, làng nghề, làng nghề truyền thống; Kế hoạch số 04/KH – UBND, ngày 09/01/2017 về việc bảo tồn và phát triển nghề truyền thống, làng nghề, làng nghề truyền thống giai đoạn 2017 - 2020 trên địa bàn tỉnh Đồng Tháp.

Về công tác phối hợp dạy nghề, truyền nghề, hỗ trợ chuyển giao khoa học công nghệ: MTTQ đã phối hợp với Sở LĐTB-XH, Trung tâm dạy nghề các huyện thị thành phố cùng các tổ chức như Hội phụ nữ, Hội Nông dân, Đoàn Thanh niên…tổ chức các lớp dạy nghề, tư vấn nghề, tư vấn việc làm cho các hội viên, đoàn viên,người lao động trong các làng nghề. Bên cạnh đó, các tổ chức đoàn thể còn phối hợp với các sở ban ngành tổ chức các lớp bồi dưỡng, tập huấn nâng cao năng lực quản lý và chuyển giao khoa học công nghệ cho cán bộ quản lý và người lao động trong làng nghề.

Biểu đồ 2.4. Tổng số lao động được các tổ chức đoàn thể phối hợp thực hiện đào tạo nghề, giới thiệu việc làm năm 2017

Đơn vị tính: người 8273 6721 12351 4312 3216 0 2000 4000 6000 8000 10000 12000 14000 MTTQ Tỉnh Đoàn Hội Phụ Nữ Hội Nông dân Hội Cựu Chiến Binh

(Nguồn: Báo cáo kết quả bảo tồn và phát triển làng nghề năm 2017)

Về hỗ trợ vốn và giới thiệu thị trường tiêu thụ sản phẩm: Vốn là yếu tố quan trọng đảm bảo cho các làng nghề hoạt động nhất là đổi mới công nghệ, mua nguyên liệu, đào tạo lao động, mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩm...Nhận rõ

tầm quan trọng này, MTTQ và các tổ chức chính trị xã hội đã tư vấn, giúp các hộ làng nghề vốn sản xuất thông qua ác mô hình: hùn vốn, tiết kiệm, vốn tương thân tương ái, tiết kiệm theo gương Bác... Năm 2017, các cấp hội đã hỗ trợ cho 1.586 hộ gia đình với số tiền là 6.334 triệu đồng giúp mua sắm các phương tiện công nghệ và trang thiết bị phục vụ cho các hoạt động phát triển làng nghề. [41]. Bên cạnh nguồn vốn, các tổ chức CT-XH trong tỉnh có vai trò lớn trong phát triển thị trường tiêu thụ sản phẩm của làng nghề thông qua hỗ trợ các làng nghề tham gia xúc tiến thương mại tại các hội thảo, hội chợ triển lãm làng nghề trong và ngoài tỉnh. Cụ thể, trong năm 2017 Hội Phụ nữ đã hỗ trợ được 397 lượt sản phẩm làng nghề, Hội nông dân 286 lượt, Đoàn Thanh niên 116 lượt.

Về tham gia trong lĩnh vực bảo vệ môi trường: Trong những năm qua, phát triển làng nghề phải gắn với BVMT luôn là vấn đề được đặt ra và được nhiều sự quan tâm của các cơ quan Nhà nước cũng như của các tổ chức CT-XH, Hội nghề nghiệp. Vì thế, trong thời gian qua các tổ chức CT-XH, Hội nghề nghiệp trên địa bàn tỉnh Đồng Tháp đã thường xuyên tổ chức các hoạt động nhằm nâng cao nhận thức của các làng nghề về thực hiện pháp luật BVMT làng nghề thông qua các mô hình, phong trào thi đua thiết thực như: phong trào "Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hoá khu dân cư" do Ủy ban MTTQ phát động; Mô hình “Ngày 3 sạch” (sạch nhà, sạch ngõ, sạch bếp) của Hội phụ nữ; mô hình “Nông dân tham gia bảo vệ môi trường” của Hội Nông dân; Đoàn Thanh niên tổ chức nhiều buổi ra quân thực hiện phong trào “thanh niên xung kích bảo vệ môi trường”… Bên cạnh đó, các tổ chức CT-XH, Hội nghề nghiệp các cấp cũng tập trung xây dựng đội ngũ cộng tác viên, tuyên truyền viên có đủ kiến thức và kỹ năng để vận động đoàn viên, hội viên, và cộng đồng cùng chung tay tham gia BVMT, đặc biệt là môi trường làng nghề đang bị ô nhiễm hiện nay.

Một phần của tài liệu LUẬN VĂN QLXH LÀNG NGHỀ ở Đồng Tháp (Trang 84 - 87)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(125 trang)