Đẩy mạnh công tác tuyên truyền, nâng cao nhận thức về tầm quan trọng của làng nghề, vai trò của quản lý xã hội đối với phát triển làng

Một phần của tài liệu LUẬN VĂN QLXH LÀNG NGHỀ ở Đồng Tháp (Trang 104 - 106)

quan trọng của làng nghề, vai trò của quản lý xã hội đối với phát triển làng nghề

Để các làng nghề được bảo tồn và phát triển bền vững đồng thời nâng cao hiệu quả QLXH đối với các làng nghề, công tác tuyên truyền, nâng cao nhận thức về vị trí, tầm quan trọng của các làng nghề cho đội ngũ cán bộ, quản lý và từng cơ sở làm nghề có vai trò đặt biệt quan trọng, nó ảnh hưởng và tác động

trực tiếp về mặt tư tưởng, thúc đẩy tinh thần, tạo động lực mạnh mẽ cho các làng nghề phấn đấu, cùng đóng góp vào sự phát triển chung của địa phương.

Tuyên truyền, phổ biến và quán triệt kịp thời, sâu sắc những chủ trương, đường lối, chính sách, pháp luật về phát triển làng nghề là một trong những biện pháp cơ bản nhằm nâng cao nhận thức của các cơ quan, ban ngành và các tầng lớp nhân dân đối với việc phát triển làng nghề. Công tác này cần được thực hiện thường xuyên, liên tục, và nhất quán bằng nhiều hình thức đa dạng, phong phú, phù hợp với điều kiện thực tiễn của địa phương.

Công tác tuyên truyền ở tỉnh Đồng Tháp thời gian tới cần được đẩy mạnh đối với đội ngũ cán bộ quản lý và các làng nghề. Đối với đội ngũ cán bộ làm công tác quản lý làng nghề, công tác tuyên truyền, nâng cao nhận thức cần được thực hiện thông qua tổ chức các lớp tập huấn, bồi dưỡng, triển khai các chủ trương, chính sách, quy định… về hoạt động phát triển làng nghề. Đây cũng là cách thức nhằm nâng cao trình độ, năng lực của đội ngũ này trong công tác QLXH đối với các làng nghề. Nội dung này cần được thực hiện bài bản, có chất lượng, tập trung vào các khâu trọng yếu trong quản lý các hoạt động làng nghề như xây dựng quy hoạch, kế hoạch, tổ chức thực hiện chính sách, thanh kiểm tra…., tránh tổ chức thực hiện một cách sơ sài, qua loa, hình thức.

Đối với các hộ dân, cơ sở, doanh nghiệp làng nghề trên địa bàn Tỉnh, bên cạnh sử dụng phương pháp tuyên truyền thông qua các phương tiện thông tin đại chúng như loa, đài, báo…cần áp dụng những phương pháp tuyên truyền gần gũi, sát thực hơn như lồng ghép tuyên truyền thông qua tổ chức các cuộc thi, hội chợ triển lãm sản phẩm làng nghề, tham quan học tập kinh nghiệm, giới thiệu và nhân rộng các mô hình bảo tồn và phát triển làng nghề đạt kết quả cao.

Một phần của tài liệu LUẬN VĂN QLXH LÀNG NGHỀ ở Đồng Tháp (Trang 104 - 106)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(125 trang)