Bài học kinh nghiệm cho tỉnh Đồng Tháp

Một phần của tài liệu LUẬN VĂN QLXH LÀNG NGHỀ ở Đồng Tháp (Trang 47 - 50)

Đúc rút từ những kinh nghiệm thực tiễn trong quá trình quản lý các làng nghề của các địa phương trên, có thể rút ra một số bài học kinh nghiệm cho tỉnh Đồng Tháp trong QLXH đối với các làng nghề như sau:

Thứ nhất, cần có sự lãnh chỉ đạo đúng đắn, kịp thời của cấp ủy Đảng, chính quyền địa phương trong bảo tồn và phát triển các làng nghề. Các cấp lãnh đạo từ tỉnh đến cơ sở phải nhận rõ tầm quan trong của việc bảo tồn và phát triển các làng nghề, vì đây không chỉ là vấn đề kinh tế - xã hội cần được quan tâm mà còn là vấn đề giữ gìn bản sắc, truyền thống văn hóa đặc thù của địa phương.

Thứ hai, cần làm tốt công tác quy hoạch, xây dựng kế hoạch, chiến lược phát triển làng nghề. Không để các làng nghề phát triển một cách tự phát, vừa không phát huy hiệu quả kinh tế vừa gây các ảnh hưởng tiêu cực đến môi trường. Các quy hoạch, kế hoạch cần có tầm nhìn dài hạn, đồng thời phải cụ thể, chi tiết và có tính khả thi, dựa vào điều kiện thực tiễn của địa phương, đảm bảo hài hòa giữa lợi ích của người dân làng nghề với lợi ích của nhà nước và xã hội.

Thứ ba, chú trọng xây dựng và hoàn thiện hệ thống pháp luật, các cơ chế chính sách có liên quan đến bảo tồn và phát triển làng nghề, đồng thời tổ chức

thực hiện tốt các chính sách đó. Đây là yếu tố quan trọng để thúc đẩy các làng nghề phát triển, đặc biệt trong giai đoạn các làng nghề đang phải đối mặt với muôn vàn khó khăn hiện nay. Cơ chế, chính sách cho các hoạt động bảo tồn, phát triển làng nghề cần gắn với điều kiện đặc thù của địa phương nhưng cũng phải tuân theo các quy định, chính sách chung của cả nước. Nếu có chính sắc hỗ trợ đặc thù riêng biệt, cần có sự đồng thuận của các cơ quan cấp trên.

Thứ tư, cần phát huy tối đa vai trò của các tổ chức CT-XH, XH-NN trong việc đoàn kết các cá nhân, tập thể làng nghề, tuyên truyền, vận động thực hiện tốt những chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước đối với hoạt động của làng nghề. Các tổ chức này có vai trò rất quan trọng trong việc gắn kết các cơ sở sản xuất, các hộ kinh doanh, các làng nghề khác nhau thành một khối đoàn kết, thống nhất, giúp đỡ nhau cùng phát triển. Các tổ chức này là cầu nối giữa làng nghề và các cơ quan nhà nước, vừa làm nhiệm vụ tuyên truyền vận động, phản ánh tâm tư nguyện vọng của các làng nghề lên các cơ quan chức năng vừa thực hiện chức năng giám sát, phản biện xã hội đối với các làng nghề và các hoạt động liên quan đến làng nghề.

Thứ năm, phải thường xuyên tồng kết, báo cáo tình hình hoạt động và phát triển của các làng nghề lên các cơ quan quản lý, nhất là những làng nghề đang gặp nhiều khó khăn, có nguy cơ mai một, thất truyền hay những làng nghề có nguy cơ gây ô nhiễm môi trường cao. Từ đó, các cơ quan quản lý có phương hướng và giải pháp để xử lý kịp thời, nâng cao hiệu quả quản lý đối với làng nghề. Công tác tổng kết, báo cáo và khen thưởng phải được thực hiện song hành với công tác thanh, kiểm tra và xử lý vi phạm. Hai hoạt động này khi được tiến hành thường xuyên, sát thực, không nặng hình thức sẽ góp phần lớn trong việc bảo tồn và phát triển các làng nghề một cách bền vững.

Tiểu kết chương 1

Chương 1 đã tập trung làm rõ cơ sở lý luận và thực tiễn về QLXH đối với các làng nghề. Trong đó, đã phân tích và đưa ra được các khái niệm về làng nghề, phát triển bền vững làng nghề và QLXH đối với các làng nghề. Đồng thời chỉ rõ đặc điểm và vai trò của làng nghề đối với sự phát triển kinh tế - xã hội. Để các làng nghề phát triển bền vững, QLXH đóng vai trò vô cùng quan trọng. Vì thế, nội dung và phương pháp QLXH, cũng như các yếu tố ảnh hưởng đến QLXH đối với các làng nghề đã được trình bày cụ thể, rõ ràng. Bên cạnh đó, đã phân tích kinh nghiệm thực tiễn trong QLXH ở một số địa phương thực hiện tốt công tác quản lý, bảo tồn và phát triển làng nghề như Bắc Ninh, Thái Bình, An Giang để từ đó rút ra bài học kinh nghiệm cho tỉnh Đồng Tháp trong QLXH đối với các làng nghề.

Chương 2

Một phần của tài liệu LUẬN VĂN QLXH LÀNG NGHỀ ở Đồng Tháp (Trang 47 - 50)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(125 trang)