Xây dựng nông thôn mới góp phần làm thay đổi cơ bản bộ mặt của nông thôn theo hướng văn minh, hiện đạ

Một phần của tài liệu Vai trò của các tổ chức chính trị xã hội trong xây dựng nông thôn mới ở huyện phù ninh, tỉnh phú thọ hiện nay (Trang 30 - 32)

của nông thôn theo hướng văn minh, hiện đại

Làng xã NT Việt Nam truyền thống thường hình thành, mở rộng một cách tự phát, thiếu hoặc không có sự quy hoạch từ đầu. Nền kinh tế NT truyền thống mang tính tự cung, tự cấp, thiếu nguồn lực đầu tư nên hệ thống hạ tầng cơ sở NT, như giao thông, thủy lợi, chợ, nhà ở dân cư... chậm phát triển, thiếu tiện nghi. Bộ mặt NT truyền thống, do đó, ngoài những hình ảnh thân thuộc là lũy tre, cây đa, giếng nước, mái đình... thì thường gợi cho người ta ấn tượng về sự lạc hậu, “quê mùa”. Chính vì vậy, những nội dung hàng đầu của Chương trình xây dựng NTM là quy hoạch xây dựng NTMphát triển hạ tầng kinh tế - xã hội NT.

Quy hoạch xây dựng NTM là nhằm tạo cho làng xã NT một sắc thái, diện mạo mới sao cho vừa bảo tồn những giá trị cấu trúc truyền thống, vừa phù hợp tối ưu với yêu cầu của cuộc sống văn minh, hiện đại. Công tác quy hoạch bao gồm: quy hoạch sử dụng đất và hạ tầng thiết yếu cho phát triển sản xuất nông nghiệp hàng hoá, công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, dịch vụ; quy hoạch phát triển hạ tầng kinh tế - xã hội - môi trường theo chuẩn mới; quy hoạch phát triển các khu dân cư mới và chỉnh trang các khu dân cư hiện có trên địa bàn xã theo hướng văn minh, bảo tồn bản sắc văn hoá tốt đẹp.

Trên cơ sở quy hoạch, phát triển hạ tầng kinh tế - xã hội NT hướng tới nâng cấp, xây dựng mới hệ thống đường giao thông, thủy lợi, điện, trường học, cơ sở vật chất văn hóa, chợ, bưu điện và nhà ở dân cư đạt các tiêu chuẩn đề ra.

- Đường giao thông NT bao gồm đường trục xã, liên xã được nhựa hóa hoặc bê tông hóa đạt chuẩn; đường trục thôn, xóm nối giữa các thôn đến các xóm được cứng hóa đạt chuẩn; đường ngõ, xóm nối giữa các hộ gia đình sạch và không lầy lội vào mùa mưa; đường trục chính nội đồng được cứng hóa, xe cơ giới đi lại thuận tiện.

- Hệ thống thủy lợi cơ bản đáp ứng yêu cầu sản xuất và dân sinh; hệ thống kênh mương do cấp xã quản lý được kiên cố hóa, được cứng hóa, nghĩa là được xây lát bằng các tấm bê tông; xây bằng đá, gạch hoặc được lắp ghép bằng bê tông đúc sẵn nhằm đảm bảo cho các cấp kênh chuyển đủ lưu lượng và đạt cao trình mực nước thiết kế; nâng cao năng suất tưới, tiết kiệm nước, tiết kiệm đất xây dựng, tiết kiệm điện, giảm chi phí quản lý, khai thác, kéo dài tuổi thọ công trình.

- Hệ thống điện bảo đảm yêu cầu kỹ thuật của ngành điện cả về lưới điện phân phối, trạm biến áp phân phối, đường dây cấp trung áp, đường dây cấp hạ áp, khoảng cách an toàn và hành lang bảo vệ, chất lượng điện áp; tỷ lệ hộ sử dụng điện thường xuyên an toàn.

- Hệ thống trường học các cấp có cơ sở vật chất đạt chuẩn quốc gia.

- Xây dựng nhà văn hóa và khu thể thao xã đạt chuẩn làm nơi tổ chức các hoạt động văn hoá - thể thao và học tập của cộng đồng xã, bao gồm Nhà văn hoá đa năngvà Sân thể thao phổ thông. Nhà văn hóa và khu thể thao thôn đạt chuẩn làm nơi tổ chức các hoạt động văn hoá - thể thao và học tập của cộng đồng thôn.

- Xây dựng chợ NT phục vụ nhu cầu thiết yếu, là nơi diễn ra hoạt động mua bán, trao đổi hàng hoá, dịch vụ ở NT. Có 2 loại chợ là chợ thôn và chợ trung tâm xã. Chợ phải có các khu kinh doanh theo ngành hàng gồm: nhà chợ chính, diện tích kinh doanh ngoài trời, đường đi, bãi đỗ xe, cây xanh, nơi thu gom rác.

- Xây dựng điểm phục vụ bưu chính viễn thông nhằm cung cấp các dịch vụ bưu chính, viến thông trên địa bàn xã cho người dân, có điểm cung cấp dịch vụ truy nhập Internet.

- Xóa tình trạng nhà tạm, dột nát; xây dựng nhà ở NT đạt chuẩn, đảm bảo quy hoạch, bố trí không gian các công trình trong khuôn viên ở (gồm nhà ở và các công trình sinh hoạt tối thiểu như bếp, nhà vệ sinh…) phải đảm bảo phù hợp, thuận tiện cho sinh hoạt đối với mọi thành viên trong gia đình; đồng thời các công trình đảm bảo yêu cầu tối thiểu về diện tích sử dụng...

Những kết quả đạt được bước đầu trong xây dựng NTM là rất đáng khích lệ: “Giao thông NT được coi là khâu đột phá trong xây dựng hạ tầng NT. Trong 2 năm, 2009 và 2010 đã huy động gần 33 ngàn tỉ đồng, trong đó nhân dân đóng góp khoảng 11,2% và trên 24 triệu ngày công lao động; các nguồn khác chiếm 14,4%; ngân sách nhà nước hỗ trợ 74,4% mở mới và nâng cấp hơn 40 nghìn km đường; xây dựng khoảng 4.200 cầu bê tông, cầu liên hợp, cầu dầm sắt, cầu treo, cầu gỗ và gần 50 nghìn cống. Nâng cấp và mở rộng hệ thống điện, nâng tỷ lệ số xã lên 97,8% với 95,4% hộ sử dụng điện. Hệ thống hạ tầng công nghệ thông tin về cơ bản đã phát triển đến các xã vùng sâu, vùng xa. Khoảng 70% số xã có điểm truy cập Internet công cộng và 97% số xã có điện thoại công cộng” [xem: 39].

Tiếp tục phát huy những kết quả đạt được, khi chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng NTM được triển khai rộng rãi theo đúng quy hoạch và đáp ứng các tiêu chí/tiêu chuẩn nêu trên chắc chắn sẽ mang lại cho NT một diện mạo, hình ảnh mới, góp phần làm thay đổi cơ bản bộ mặt của NT theo hướng văn minh, hiện đại. Nếu không có chương trình xây dựng NTM thì diện mạo, hình ảnh NTM khó có thể có được. Điều đó nói lên vai trò quan trọng của xây dựng NTM.

Một phần của tài liệu Vai trò của các tổ chức chính trị xã hội trong xây dựng nông thôn mới ở huyện phù ninh, tỉnh phú thọ hiện nay (Trang 30 - 32)